Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tuần 5 tiết 13- Lập dàn ý bài văn tự sự

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS :

 * Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.

 * Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.

 * Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trong của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sư nói riêng, các bài văn khác nói chung

II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-SGK, SGV,bảng phụ

-Thiết kế bài học

III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành

IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1-Ổn định lớp:

2-Kiểm tra bài cũ:

 1/- An Dương Vương đã tự tay chém đầu con gái nhưng dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lý ấy nói lên điều gì trong đạo lý truyền thống của dân tộc ta? (Tình cha con- quân pháp bất vị thân)?

 2/-Nêu lên những suy nghĩ của em về nhân vật Mị Châu và Trọng

3-Giới thiệu bài mới:

* Ông bà ta thường bảo: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói. Làm một bài văn cũng vậy phải có dàn ý, phải có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý chúng ta tìm hiểu bài lập dàn ý cho bài văn tự sự.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tuần 5 tiết 13- Lập dàn ý bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Tiết 13 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ Ngày:20-8-2008 @Ä{Ã? I-MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS : * Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự. * Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự. * Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trong của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sư ïnói riêng, các bài văn khác nói chung II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -SGK, SGV,bảng phụ -Thiết kế bài học III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC 1-Ổn định lớp: 2-Kiểm tra bài cũ: 1/- An Dương Vương đã tự tay chém đầu con gái nhưng dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lý ấy nói lên điều gì trong đạo lý truyền thống của dân tộc ta? (Tình cha con- quân pháp bất vị thân)? 2/-Nêu lên những suy nghĩ của em về nhân vật Mị Châu và Trọng 3-Giới thiệu bài mới: * Ông bà ta thường bảo: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói. Làm một bài văn cũng vậy phải có dàn ý, phải có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý chúng ta tìm hiểu bài lập dàn ý cho bài văn tự sự. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT I/- Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện : Trong phần trích trên nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì? Qua lời kể của nhà văn, em học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng,dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự? Đầu tiên tác giả chọn nhân vật nào? Mỗi nhân vật được nẩy sinh từ cơ sở nào thể hiện trong đoạn văn? Nêu những tình huống có thể nối kết các nhân vật lại với nhau? Dẫn chứng? HS đọc phần trích SGK và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. Từ việc phân tích ví dụ, hãy cho biết công việc đầu tiên cần phải có trước khi lập dàn ý? Sau khi đã hình thành ý tưởng, công việc kế tiếp là gì? Dựa vào đoạn văn của Nguyễn Tuân, hãy lập dàn ý cho 2 đề theo yêu cầu SGK? HS đọc đoạn văn của nhà văn Nguyễn Tuân HS chia nhóm lập dàn ý sơ lược cho 2 đề theo sự phân công của GV + Bố cục: Ba phần: I/- Mở bài: II/- Thân bài: III/- Kết bài: Mỗi nhóm cử đại diện đọc dàn ý dán lên bản- GV nhận xét đánh giá. ¨ Giảng: + Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ chọn đề tài, chủ đề của bài viết Ví dụ: Đề tài nhà văn Nguyên Ngọc chọn là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chủ đề ca ngợi nhân dân Tây nguyên anh hùng, bất khuất. Bài văn luyện nói trên đề tài: Người nông dân cùng khổ giác ngộ CM. Từ đó khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đề tài và chủ đề người viết phải tưởng tượng và phác họa ra những nét chính của cốt truyện nên dựa vào mô hình nào? + Mô hình truyền thống của tác phẩm tự sự: Trình bày(Mở bài)g khai đoạn- phát triển - đỉnh điểm(Thân bài)- kết thúc(Kết bài). + Các yếu tố cấu thành bài văn: - Sự việc xảy ra - Tâm trạng của nhân vật - Quan hệ giữa các nhân vật - Cảnh thiên nhiên III/-CỦNG CỐ: Cho biết thế nào là lập dàn ý cho bài văn tự sự? Dàn ý gồm những phần nào? Nội dung mỗi phần ra sao? HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời . Muốn lập dàn ý ta cần chú ý điều gì? III/-LUYỆN TÂP: + Dựa vào câu nói của Lê- Nin, hãy lập dàn ý về một cậu học trò tốt phạm phải sai lầm trong phút yếu mềm nhưng đã kịp thời tĩnh ngộ “chiến thắng bản thân…”, vươn lên trong cuộc sống trong học tập. * GV nhận xét cho điểm. I/-Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện. Ví dụ: (tr 10) + Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”. +Hình thành ý tưởng, phác thảo cốt truyện. - Chọn nhân vật anh “Đề”- mang cái tên Tnú rất miền núi. + Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo mối quan hệ nào đó. - Dít đến và là mối tình sau của Tnú, vậy phải có Mai (chị của dít). - Cụ già Mết cũng tất yếu phải đến vì là cội nguồn của bản làng, và cả thằng bé Heng. +Những sự việc, chi tiết đặc sắc,tiêu biểu tạo nên cốt truyện - Nguyên nhân nào là bật lên sự kiện nội dung diệt cả 10 tên ác ôn những năm tháng chưa hề có tiếng súng CM. Đó là cái chết mẹ con Mai, 10 đầu ngón tay Tnú bốc lửa. - Các chi tiết khác: Các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng, các cụ già lom khom, tiếng nước lách tách trong đêm khuya àtự nó đều gắn liền với số phận từng con người. II/- Lập dàn ý. * Ví dụ : ( SGK tr 45 ) + Đề 1: 1/- Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ CM. 2/- Thân bài: - Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng. - Khí thế CM sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật. 3/- Kết bài: - Chị là tấm gương tiêu biểu cho sức mạnh quật khởi của tầng lớp nông dân. + Đề 2: 1/- Mở bài: - Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ . - Làng Đông Xá bị giặc chiếm đóng, hằng đêm vẫn xuất hiện cán bộ CM hoạt động bí mật. 2/- Thân bài: - Pháp càn quét, truy lùng cán bộ. - Không khí trong làng căng thẳng, nhiều người hoảng sợ. Chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật. 3/- Kết bài: - Chị đúng là người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà.” * Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết. Sẽ kể. * Dàn ý chung: + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, hoàn cảnh không gian, thời gian, nhân vật. + Thân bài: những sự việc. Chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện. + Kết bài: kết thúc câu chuyện. * Muốn lập dàn ý cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc,chi tiết tiêu biểu một cách hợp lý. Dàn bài: I/- Mở bài: + Nhận giấy khen của trường trong buổi lễ tổng kết, An thật sung sướng. + An nghĩ lại kết quả học tập ở HKI mà cảm thất hối hận vô cùng. II/- Thân bài: + An nghĩ đến những phút yếu lòng đã tạo nên những khuyết điểm đáng tiếc – trốn học đi chơi lêu lỏng với bạn. + Mấy ngày liên tục bỏ học, không nắm được kiến thức, An học tập sa sút – kết quả bị hạ hạnh kiểm trong học kì I. + Nhờ sự nghiêm khắc của bố, mẹ cộng với sự giúp đỡ của cô, bạn. An đã nhìn thấy lỗi lầm của mình. + An chăm chỉ học hành, tu dưỡng mọi mặt. + Kết quả cuối năm An đạt HSTT III/- Kết bài: + Suy nghĩ của An sau lễ phát thưởng. + Bạn rủ đi chơi xa, An từ chối khéo. * Dặn Dò: + Soạn “UY- LIT- XƠ TRỞ VỀ” chú ý: - Tâm trạng của uy- lit- xơ khi trở về gặp lại vợ mình. - Cảnh ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì? - Thái độ của Pê- nê- lôp? - Tìm chi tiết chứng minh cho vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn nàng?

File đính kèm:

  • docNgu Van 10 cobanT13van anh.doc