Giáo án Ngữ văn 10 - Đọc văn: Hồi trống cổ thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) La Quán Trung

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa.

 Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: SGK, Bài tập ngữ văn 10- cơ bản, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng môn ngữ văn 10, giáo án, tập giảng trước nhóm thực tập. Sử dụng các phương pháp: đọc, vấn – đáp, phân tích, bình giảng.

- Học sinh: SGK, tập soạn.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: 2 phút.

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

Câu 1: Ngô Tử Văn là người như thế nào? Vì sao em lại nhận xét như thế?

Đáp án: - Là người cương trực, yêu chính nghĩa.

- Dũng cảm, kiên cường.

- Giàu tinh thần dân tộc.

Vì Ngô Tử Văn thấy chuyện bất bình đã quyết định đốt đền để giúp nhân dân diệt trừ tai ương.

Câu 2: Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Đọc văn: Hồi trống cổ thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) La Quán Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thực tập: THPT Hậu Nghĩa Sinh viên thực tập: PHẠM THỊ TRÚC MAI Giáo viên hướng dẫn: CÔ TRẦN THỊ NGỌC DIỆP Khoa: Ngữ văn Lớp: 10 c12 Tiết: 81 Giáo án đọc văn: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) La Quán Trung MỤC TIÊU BÀI HỌC: Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa. Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: SGK, Bài tập ngữ văn 10- cơ bản, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng môn ngữ văn 10, giáo án, tập giảng trước nhóm thực tập. Sử dụng các phương pháp: đọc, vấn – đáp, phân tích, bình giảng. Học sinh: SGK, tập soạn. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: 2 phút. Kiểm tra bài cũ: 5 phút. Câu 1: Ngô Tử Văn là người như thế nào? Vì sao em lại nhận xét như thế? Đáp án: - Là người cương trực, yêu chính nghĩa. - Dũng cảm, kiên cường. - Giàu tinh thần dân tộc. Vì Ngô Tử Văn thấy chuyện bất bình đã quyết định đốt đền để giúp nhân dân diệt trừ tai ương. Câu 2: Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa gì? Đáp án: - Trả ơn Ngô Tử Văn. - Chính nghĩa sẽ thắng gian tà. - Ở hiền sẽ gặp lành. - Thể hiện nguyện vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm, chính trực. Bài mới: 3 phút. Giới thiệu: Bộ tiểu thuyết chương hồi “Tam quốc diễn nghĩa” là một tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, các em ít nhiều cũng đã từng biết đến nó thông qua phim ảnh… Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về một đoạn trích của tác phẩm, đoạn “Hồi trống cổ thành” để hiểu thêm về giá trị của tác phẩm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV: Dựa vào SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả La Quán Trung? HS: Trả lời, những em khác bổ sung. GV: Nhận xét, tổng kết. HS: Gạch chân những ý chính trong SGK. GV: Tác phẩm ra đời khi nào? Thuộc thể loại nào? HS: Trả lời, gạch chân những ý chính vào sách. GV: Giảng thêm - Tam quốc diễn nghĩa là một trong “tứ đại danh tác” của văn học cổ điển Trung Hoa. Nó thuộc dạng tiểu thuyết chương hồi. Nghĩa là tác phẩm được chia thành nhiều hồi, đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ thâu tóm toàn bộ nội dung chính của hồi đó, cuối mỗi hồi là lúc sự việc đang diễn ra gay cấn, giàu kịch tính nhất vàm thường có câu “hạ hồi phân giải”. Đặc điểm nổi bật của dạng tiểu thuyết này là là kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính. Bắc Nguỵ (Tào Tháo) bbh (Thiên thời) Đông Ngô (Tôn Quyền) (Địa lợi) Tây Thục (Lưu Bị) (Nhân hoà) nm - Liên hệ thực tế: Quan điểm “yêu nên tốt ghét nên xấu” à không nên thiên lệch: yêu ai thì xem mọi chuyện của người ấy đều tốt, còn ghét ai thì xem mọi chuyện của người ấy đều xấu. Ta phải có cái nhìn khách quan, có cái nhìn công bằng, không nên để tình cảm cá nhân chi phối cách đánh giá, cách mnhìn nhận vấn đề của mình. - GV: Tóm tắt nội dung trước hồi 28 để HS nắm khái quát về bài. - HS: Tóm tắt nội dung đoạn trích? Hoạt động 2: GV: Gọi 3 em HS đọc tác phẩm. Gợi ý: + Em thứ nhất đóng vai Quan Công, đọc với giọng ôn tồn, từ tốn. + Em thứ hai đóng vai Trương Phi, đọc với giọng nóng nảy, giận giữ, cương quyết. + Em thứ 3 đóng vai người kể, người địa phương, đọc bình thường. - GV: Khi nghe Tôn Càn báo tin Quan Công đã trở về và lúc đối diện với Quan Công, Trương Phi đã có những hành động gi? HS: Tìm dẫn chứng, những em khác bổ sung. GV: Nhận xét. - GV: Trương Phi có thái độ và cử chỉ như thế nào đối với Quan Công? HS: Trả lời. Những em khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét. - GV: Em có nhận xét gì về cách xưng hô của Trương Phi đối với người anh kết nghĩa của mình? HS: Trả lời. - GV: Tại sao Trương Phi lại nổi giận định đâm chết Quan Công? Gợi ý: Xem đoạn đầu SGK / 77. HS: Trả lời. GV: Nhận xét. Tổng kết: Vì Trương Phi nghĩ Quan Công là kẻ phản bội. GV: Trương Phi quan niệm như thế nào về “trung nghĩa”? Gợi ý: xem đoạn cuối SGK/77. HS: Trả lời. GV: Giảng thêm: Quan niệm này chính là đặc điểm chung của các anh hùng nghĩa hiệp Trung Hoa thời bấy giờ “tôi trung không thờ hai chủ”. Chính vì vậy mà khi nghe tin Quan Công đầu hàng Tào, Trương Phi cho rằng điều đó có nghĩa là phản bội lời thề kết nghĩa anh em. Với các anh hùng nghĩa hiệp lời thề là rất quan trọng, thiêng liêng, không thể thay đổi. Bên cạnh đó , đối với Trương Phi, vấn đề không chỉ là “tai nghe” mà còn là “mắt thấy” thì mới có sức thuyết phục. Bởi thế, Phi không quan tâm đến lời khuyên của hai chị dâu, cũng chẳng để ý đến lời biện minh củan Quan Công mà kết tội Công. GV: Trương Phi đã dùng những lời lẽ nào để buộc tội Quan Công? Gợi ý: Xem SGK, đoạn đầu trang 77 và 78. HS: Tìm dẫn chứng. GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận đó? HS: Gọi 2,3 em trả lời. Hoạt động 3: Củng cố: Em hãy giải tích sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công? Phân tích hành động, thái độ của Phi để làm sáng tỏ điều đó? I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả (5 phút) - La Quán Trung (1330 – 1400?), tên La Bản. - Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. - Lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, chuyên tâm sưu tầm và biên soạn giả sử. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,… à Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lich sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc. 2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” (10 phút) a. Xuất xứ: Ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), hoàn tất vào đầu thời Thanh. b. Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi (120 hồi). c. Tóm tắt tác phẩm: - Kể lại việc nước Trung Quốc vào giai đoạn cuối thời nhà Hán (năm 184) bị chia làm ba, với các tập đoàn phong kiến quân phiệt là: Nguỵ, Thục, Ngô “tạo thành thế chân vạc” trong gần 100 năm. Đến năm 280, Tư Mã Viêm – một tướng dưới trướng Tào Tháo, cướp ngôi của ông, diệt hai tập đoàn còn lại và thống nhất đất nước. - Phơi bày cục diện “các cứ phân tranh”, gây nên cuộc sống lầm than trong nhân dân. Thể hiện nguyện vọng hoà bình, thống nhất đất nước của nhân dân và tác giả thể hiện ở tư tưởng "Ủng Lưu phản Tào" . - Năm 280, Tư Mã Viêm cướp ngôi nhà Nguỵ, diệt Thục và Ngô, lập nên vương triều nhà Tấn. 3. Đoạn trích (15 phút) - Vị trí: Thuộc hồi thứ 28 của tác phẩm. “Chém Sái Dương anh em đoàn tụ. Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên” (Lời tóm lược của tác giả) - Tóm tắt: thuật lại việc Quan Công cùng hai chị dâu đi Nhữ Nam tìm minh chủ Lưu Bị. Về đến Cổ Thành gặp Trương Phi và bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống chết với người anh em. Quan Công thanh minh, nhưng Trương Phi không tin vẫn kết tội. Vừa lúc thấy tướng Tào là Sái Dương đuổi theo Quan Công. Trương Phi càng tin là Quan Công đã phản bội. Trương Phi ra điều kiện: trong vòng 3 hồi trống, Quan Công phải chém đầu Sái Dương. Hồi trống thứ nhất chưa kết thúc, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, mọi mâu thuẫn được giải quyết, anh em hòa giải. II. Đọc – Hiểu văn bản Nhân vật Trương Phi Hành động: - Trước khi gặp Quan Công: “Chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”. - Khi gặp Quan Công: + “hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm”. + một lần nữa “hâm hở xông lại đâm Quan Công”; đánh ba hồi trống, buộc Quan Công phải chém đầu tên tướng giặc. à hành động diễn ra khẩn trương, dứt khoát. Thái độ: - “ Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hầm hầm quát”, mắng Quan Công. - Không nghe Quan Công thanh minh, không nghe lời can ngăn của hai chị. à giận dữ, quyết liệt. Cách xưng hô: mày – tao àkhinh bỉ, câm thù Quan Công. Lập luận của Trương Phi: - Quan niệm của Trương Phi về “trung nghĩa”: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục”. - Lập luận: “Mày đã bội nghĩa”, “bỏ anh, hàng Tào”. => bất nghĩa. “Trung thần thà chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ” => bất trung. “nó lại đây tất là để bắt ta đó”. bất nhân. à Lập luận logic, khôn ngoan, sự nóng nảy không làm Trương Phi “mất lí trí”. à Xem Quan Công là kẻ thù. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN BÀI HỌC Ở NHÀ: - Củng cố: + Học bài. + Kể lại đoạn trích bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng. Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị phần tiếp theo của đoạn trích “Hồi trống cổ thành”. Phê duyệt của GVHD Hậu Nghĩa, ngày 03 tháng 03 năm 2011 Sinh viên kí tên Trần Thị Ngọc Diệp Phạm Thị Trúc Mai

File đính kèm:

  • docngu van 10.doc
Giáo án liên quan