Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn: Tiết 79 – 80 tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích chinh phụ ngâm)

A.Mục tiêu cần đạt :

Thông qua bài học giúp học sinh:

 - Hiểu được nỗi đau khổ của người chimh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

 - Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả của đoạn trích.

 B. Phưương tiện thực hiện:

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học

 C. Cách thức tiến hành:

 Kết hợp nhiều phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận, gợi mở, nêu vấn đề

 D.Tiến trình thực hiện:

 - Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Em hãy nhận xét về tính cách của nhân vật Tào Tháo qua đoạn trích ”Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”?

- Giới thiệu bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn: Tiết 79 – 80 tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích chinh phụ ngâm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn…/…/200.. Đọc văn: Tiết 79 – 80 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?) A.Mục tiêu cần đạt : Thông qua bài học giúp học sinh: - Hiểu được nỗi đau khổ của người chimh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm. - Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả của đoạn trích. B. Phưương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành: Kết hợp nhiều phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận, gợi mở, nêu vấn đề… D.Tiến trình thực hiện: - Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nhận xét về tính cách của nhân vật Tào Tháo qua đoạn trích ”Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”? Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Nêu vài nét về tác giả Đặng Trần Côn ? - Nêu vài nét về dịch giả Đoàn Thị Điểm? - GV có thể thuyết trình cho HS vài nét về thể loại ngâm khúc và hoàn cảnh xã hội khi Đặng Trần Côn viết ”Chinh phu ngâm”. - GV thuyết trình. - Nêu vài nét về tác phẩm? - Nêu nội dung tác phẩm? - Nêu vài nét về đoạn trích? - Nội dung của đoạn trích? - Bố cục đoạn trích? - Không gian và thời gian nghệ thuật? - Hai câu thơ đầu hành động của người phụ nữ có gì đặc biệt? - Hành động đó nói lên tâm trạng gì của người chinh phụ? - Tác giả đã dùng những yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ? - Những yếu tố đó có ý nghĩa như thế nào? - Đưa ra mối liên hệ giữa người chinh phụ và ngọn đèn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Biện pháp nghệ thuật đó có ý nghĩa ntn? - Trong đoạn thơ này tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? - Hình ảnh nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì? - Tìm câu hỏi tu từ và tác dụng của nó? - Đoạn cuối hành động của người chinh phụ trong căn phòng nhỏ được miêu tả như thế nào? - Khi nỗi nhớ lên đến tột đỉnh người chinh phụ có suy nghĩ gì? - Để khắc hoạ đậm nét nỗi nhớ chồng của người chinh phụ tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? - Em có nhận xét gì về hai câu kết của đoạn thơ? (Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ) I.Tiểu dẫn: 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh, năm mất, sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. + Quê quán: Làng Nhân Mục(Mọc), huyện Thanh Trì nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.. - Dịch giả Đoàn Thị Điểm: Có nhiều ý kiến khác nhau về dịch giả, nhưng hầu hết ý kiến cho rằng đây là bản dịch của Đoàn Thị Điểm. + Năm sinh: 1705 – 1748 hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. + Quê quán: Làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc, nay là tỉnh Hưng Yên. + Là người nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lập gia đình khá muộn. - Vài nét về thể loại ngâm khúc: + Là một thể loại trữ tình, đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm với những diễn biến phức tạp, phong phú trong đời sống tâm hồn nhân vật, nếu có kể sự việc cũng chỉ để tả nội tâm, cảm xúc. + Nội dung nổi bật của thể ngâm khúc là niềm thương tiếc ai oán về một giá trị đã mất. Nhân vật trữ tình giở lại từng trang kỉ niệm với một tình cảm bi kịch. + Ngâm khúc đã phát triển đến tột độ quan niệm tự tình của thơ trữ tình trung đại. Chính việc kể lể tình cảm mới tạo khả năng sáng tác được những khúc ngâm dài mà không cần đến cốt truyện. - Hoàn cảnh xã hội khi tác giả viết ”Chinh phụ ngâm”: + Đầu đời Cảnh Hưng (khoảng năm 1740), chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào cơn khủng hoảng trầm trọng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cảnh Hưng, Lê Duy Mật…Triều đình cất quân đánh dẹp, chiến tranh vì thế xảy ra liên miên, trai tráng phần lớn đều đã ra trận. + Chứng kiến biết bao nỗi khổ đau mất mát của những người vợ có chồng ra trận, những người chinh phu một đi không trở về, Đặng Trần Côn cảm động viết khúc ngâm này. Các nhà nghiên cứu ước đoán Đặng Trần Côn viết “Chinh phụ ngâm” vào những năm 1741 – 1742 là dựa trên hoàn cảnh xã hội bấy giờ. - Vài nét về tác phẩm: + Chinh phụ ngâm là khúc ngâm được viết bằng chữ Hán, tác phẩm gồm 478 câu thơ làm theo thể trường đoản( Câu thơ dài ngắn không đều nhau). + Bản dịch hiện hành được thể hiện bằng thơ song thất lục bát, gồm 412 câu. - Nội dung tác phẩm: Tác phẩm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốn ít được thơ văn các thời kì trước chú ý. 2. Đoạn trích: - Vị trí đoạn trích: Đoạn thơ được trích từ câu 193 đến câu 216 của tác phẩm. - Nội dung đoạn trích: Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ khi người chinh phu lên đường ra trận không rõ ngày trở về. - Bố cục đoạn trích: Đoạn trích được chia làm 2 phần + Phần 1: 16 câu thơ đầu + Phần 2: 8 câu còn lại II. Đọc – hiểu: 1. Phần 1: - Không gian: hiên vắng; thời gian: đêm khuya. - Người chinh phụ ở nhà một mình, lẻ loi, đi đi lại lại, quanh quẩn ngoài hiên vắng, buông rèm, quấn rèm bao nhiêu lần…Những hành động, động tác, lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa nhưng lại bộc lộ tâm trạng cô đơn lẻ loi đến tột đỉnh của nàng. Tâm trạng ngổn ngang của nàng như đang chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu về người chồng sắp về nhưng người cô phụ chờ chồng trong cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng. - Ngọn đèn trong đêm: Người bạn duy nhất của người chinh phụ. Tả cái đèn là tả cái mênh mông của không gian, sự cô đơn của lòng người. Khi phải đối diện với chiếc bóng của mình trong đêm thẳm càng thấy rõ được hình ảnh tội nghiệp cuả người cô phụ. - Nghệ thuật: vật hoá => con người đó bị "vật hoỏ" tựa như  tàn đốn chỏy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bõy giờ chỉ cũn là "búng người" trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng và là hiện thõn của chớnh kiếp hoa đốn tàn lụi - Tiếng gà eo óc, hoè phất phơ rủ bóng: cảm giác vắng vẻ, tịch mịch, cô liêu, cảnh vật và sự sống bờn ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vụ cảm, chập chờn bất định, góp phần diễn tả nỗi cô đơn, nỗi đau thấm thía trong lòng người chinh phụ. - Nghệ thuật + So sánh: như niên, tựa miền biển xa-> cụ thể hoá mối sầu dằng dặc. + Sử dụng nhiều từ láy: phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc-> tạo nờn õm điệu buồn thương, ngõn xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. + Điệp: Hình ảnh đèn quen thuộc trong thơ văn xưa, thể hiện tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê trong cả thời gian và không gian. + Câu hỏi tu từ (đèn biết chăng, đèn chẳng biết) -> là lời than thở, nỗi khắc khoải chờ đợi, hy vọng, day dứt không yên. => Tâm trạng của nhân vật trữ tình đã chuyển từ lời kể bên ngoài thành lời độc thoại nội tâm da diết, ngậm ngùi rất tội nghiệp. - Gượng dậy đốt hương: xua bớt cái lạnh lẽo, tìm lại sự thanh thản song tâm hồn lại càng mê man. - Gượng soi gương để trang điểm nhưng khi đối diện với bóng dáng của mình trong gương người chinh phụ lại càng xót xa, tủi hờn. - Gượng gảy đàn nhưng lại sợ đàn chùng, đứt báo hiệu điều không may. => Rỳt cuộc, hỡnh búng người chinh phụ cú xuất hiện trở lại thỡ trước sau vẫn là nỗi chỏn chường, buụng xuụi, vui gượng "Hương gượng đốt", "Gương gượng soi", "Sắt cầm gượng gảy" mà khụng sao che đậy nổi một hiện thực bất như ý "hồn đà mờ mải", "lệ lại chõu chan" và "Dõy uyờn kinh đứt, phớm loan ngại chựng"... 2. Phần 2: - Người chinh phụ muốn gửi nỗi nhớ theo ngọn gió đông dến người chồng ở xa. - Nếu hỡnh ảnh người chồng hiện diện như một ý niệm xa mờ thỡ bản thõn nỗi nhớ mong cũng chỉ như một ảo giỏc. Sự gặp gỡ là điều khụng thể bởi tin tức mịt mờ, bởi khoảng cỏch về khụng gian, về địa danh cú tớnh phiếm chỉ, biểu tượng của miền "non Yờn", "đường lờn bằng trời", "xa vời khụn thấu"... Cỏc từ "thăm thẳm", "đau đỏu", "thiết tha" gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tõm can người chinh phụ. - Nghệ thuật: + So sánh: nỗi nhớ = cao bằng trời + Sử dụng từ láy: Thăm thẳm, đau đáu + Điệp từ: thăm thẳm -> nỗi nhớ day dứt, khôn nguôi. Sắc thỏi nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dừi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nộn cảm xỳc thành nỗi xút xa, đắng cay nối dài bất tận. - Quy luật của lòng người: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du). => Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ dằng dặc, đau đáu, khôn nguôi và dường như lan toả cả vào khồng gian và thời gian. => Đú là sự ý thức về con người cỏ nhõn chiếu ứng trong cỏc quan hệ với cảnh vật và con người, đặt trong tương quan với thời gian và khụng gian. - Trờn tất cả là tõm trạng cụ đơn và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đỏnh mất niềm vui sống và mối liờn hệ gắn bú với cuộc đời rộng lớn. Trạng thỏi tỡnh cảm đú một mặt cú ý nghĩa tố cỏo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đó đẩy bao nhiờu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiờu số phận chinh phụ hộo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khỏc xỏc nhận nhu cầu núi lờn tiếng núi tỡnh cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phỳc lứa đụi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này III. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố lại bài giảng. - HS soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - Bài tập về nhà: Phần luyện tập SGK.tr88

File đính kèm:

  • docTinh canh le loi cua nguoi chinh phu(4).doc