Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn : tỏ lòng ( thuật hoài )

Lời dẫn vào bài mới : Triều đại nhà Trần (1226-1400) là một mốc son chói lọi trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công vang dội như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu một con người, đội quân đã từng làm nên những chiến thắng đó qua bài thơ Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão )

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn : tỏ lòng ( thuật hoài ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV soạn : Võ Khánh Toàn SĐT: O979704738 Đọc văn : TỎ LÒNG ( Thuật hoài ) - Phạm Ngũ Lão - Lời dẫn vào bài mới : Triều đại nhà Trần (1226-1400) là một mốc son chói lọi trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công vang dội như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu một con người, đội quân đã từng làm nên những chiến thắng đó qua bài thơ Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão ) HOẠT ĐỘNG GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Dựa vào phần tiểu dẫn sgk em hãy nêu những nét chính về tác giả ? GV kể về giai thoại : PNL ngồi đan sọt ngoài đường, quân lính dẹp đương đam vào đùi mà ko hay biết. TQTuấn đến hỏi mới biết ông đang lo nghĩ về việc nước. Sai lính xức thuốc vào chỗ bị đâm và đem về kinh Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ? HS đọc phần văn bản và chia bỗ cục Cụm từ hoành sóc gợi lên hành động gì của người lính ? Qua hành động đó đã gợi lên tư thế người lính ntn? Hình ảnh người lính đời Trần xuất hiện trong không gian và thời gian ntn ? Qua 2 câu thơ đầu tác giả đã dựng lên bức chân dung người lính ntn? Em hiểu ntn về cụm từ tam quân ? Sức mạnh quân dân nhà Trần được so sánh với hình ảnh nào ? Em hiểu gì về cách so sánh đó? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì qua 2 câu thơ trên để khác họa chân dung người lính ? Em cảm nhận gì về 2 câu thơ trên GV chuyển ý : Nếu như ở hai câu thơ đầu bộc lộ niềm tự hào của tác giả về chân dung người lính với sức mạnh ngút trời của người lính đời Trần thì 2 câu thơ cuối lại bày tỏ nỗi lòng của mình... Em hiểu gì về quan niệm công danh của ông cha ta xưa ? Tại sao một con người lập được nhiều công trạng, lại là một vị tướng tài ba như PNL lại thấy vương nợ khi nói đến công danh ? Em hiểu gì về nghĩa của từ tu thính? PNL hổ thẹn với ai ? vì sao ? GV liên hệ nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào ”( Thu ẩm – Uống rượu mùa thu ) Cái thẹn đó có ý nghĩa gì ? Hai câu cuối bày tỏ khát vọng gì của tác giả ? Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả : ( 1255 – 1320 ) - Quê Hưng Yên, xuất thân từ tầng lớp bình dân, thủa nhỏ nổi danh là người giàu ý chí và ham học, con người văn võ song toàn, được vua Trần tin dùng. - Có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. 2. Tác phẩm : - Sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. - Nhan đề : thuật : bày tỏ Bày tỏ hoài : nỗi lòng nỗi lòng - Bố cục : 2 phần + Hình tượng người lính đời Trần ( 2 câu đầu ) + Nỗi lòng tác giả ( 2 câu cuối ) II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Hình tượng người lính đời Trần. - Hoàng sóc: Hành động cắp ngang ngọn giáo ® Tư thế kì vĩ, hành động mạnh mẽ, oai hùng. - Giang sơn : Non sông tổ quốc ® Không gian mang tầm vóc vũ trụ. - Kháp kỉ thu: Trải mấy thu ® Thời gian dài trôi qua nhưng vẫn hừng hực khí thế, ý chí ngoan cường. Þ Bức chân dung người lính đời Trần hiên ngang đẹp đẽ, kì vĩ lớn lao. - Tam quân: 3 đội quân ® Sức mạnh của toàn dân tộc. - Thôn ngưu: sức mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu® Cách nói ước lệ , sức mạnh quân dân nhà Trần lấn át cả đất trời. - Nghệ thuật : So sánh, liên tưởng độc đáo, thậm xưng. Giọng điệu khỏe khoắn, âm hưởng hào hùng sảng khoái. Þ Hình ảnh tráng sĩ lồng vào hình ảnh dân tộc tạo nên sức mạnh phi thường, vẻ đẹp hào khí của một thời đại vùng lên quyết tâm bảo vệ đất nước, đồng thời bộc lộ niềm tự hào của tác giả. 2. Nỗi lòng tác giả. - Công danh : + Lập công để xây dựng đất nước + Lập danh để lại tiếng thơm muôn đời. ® Bày tỏ hoài bão lập được nhiều công trạng hơn nữa để xây dựng đất nước muôn đời thịnh ( cái chí của đấng nam nhi ) - Tu thính – Vũ Hầu : Hổ thẹn vì chưa có tài mưu lược như Vũ Hầu ® Nỗi thẹn của người anh hùng tỏa sáng một nhân cách cao đẹp, đáng khâm phục ( cái tâm của vị tướng đời Trần ) Þ Khát vọng đem tài trí của mình để “ tận trung báo quốc ” 3. Nghệ thuật : Hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ cô động, hàm súc có sức gợi cảm tiêu biểu cho kết tinh nghệ thuật của văn học “ quý hồ tinh bất quý hồ đa ” III. Ý NGHĨA VĂN BẢN: Thể hiện lí tưởng cao đẹp của vị danh tướng, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.

File đính kèm:

  • docTO LONG.doc