Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 21, 22, 23- Tấm Cám

I. Mục tiêu cần đạt

1. Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột giữa ghì ghẻ con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội.

2. Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì

 II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức: ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột giữa ghì ghẻ con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội; sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân; kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.

2. Kĩ năng: Tóm tắt được văn bản tự sự; tiếp cận truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại

III. Tiến trình dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 21, 22, 23- Tấm Cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22/09/2012 Tiết 21, 22, 23 Tấm Cám (Truyện Cổ tích) I. Mục tiêu cần đạt 1. Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột giữa ghì ghẻ con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. 2. Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức: ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột giữa ghì ghẻ con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội; sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân; kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. 2. Kĩ năng: Tóm tắt được văn bản tự sự; tiếp cận truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Em hãy nêu định nghĩa truyện Cổ tích? 3. Bài mới I. Tìm hiểu chung 1. Phân loại truyện cổ tích Dựa vào sgk, em hãy cho biết truyêbj cổ tích được chia làm mấy loại, lấy ví dụ cho từng loại? Hiểu biết của em về cổ tích thần kì? 2. Văn bản a. Đọc b. Đặc điểm, tóm tắt Em hãy nêu đặc điểm và tóm tắt văn bản? II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật Tấm và Cám Tấm và Cám được tác giả dân gian giới thiêu ntn? Cách giới thiệu như vậy, gợi em suy nghĩ gì? Tác giả dg còn đặt hai nhân vật này vào cuộc thi nào? Điều gì đã xảy ra trong cuộc thi? Phần thưởng cuộc thi chỉ là cái yếm đỏ, ko giành được Tấm rất buồn. Vì sao Tấm lại thất vọng đến vậy? * Củng cố Gv hệ thống lại kiến thức trọng tâm * Hướng dẫn về nhà 2. Yếu tố thần kì Trong văn bản những yếu tố thần kì nào xuất hiện? Những yếu tố thần kì có ý nghĩa với cuộc đời Tấm như thế nào? Vì sao Tấm lại nhận được những điều thần kì này? Sáng tạo của nhân dân nhằm thể hiện điều gì? Theo em, nếu không có những yếu tố thần kì Tấm có đạt được ước mơ của mình không? Vì sao? Em đánh giá ntn về những phẩm chất này? * Củng cố Gv hệ thống lại kiến thức trọng tâm * Hướng dẫn về nhà 3. Sự hóa thân của Tấm Truyện cổ tích có hai loại hóa thân, hóa thân vĩnh cửu và tạm thời. Tấm thuộc loại nào? Trong văn bản Tấm đã mấy lần hóa thân? Sự hóa thân của Tấm có ý nghĩa ntn với cốt truyện? Sự hóa thân của Tấm, tác giả dân gian đã chịu ảnh hưởng triết lí nào? Em nhận thấy sau mỗi lần hóa thân, Tấm trở lại như thế nào? Vì sao? Ý nghãi thực chất của sự hóa thân? 4. Nghệ thuật Nêu những đặc sắc về thuật? 5. Ý nghĩa văn bản Nêu ý nghĩa văn bản? III. Hướng dẫn tự học: Miêu tả và biểu cảm trong văn Tự sự Gv yêu cầu Hs * Hướng dẫn về nhà - Truyện cổ tích có 3 loại: + Cổ tích sinh hoạt: Chiếc cân thủy ngân, Vợ dạy chàng ngốc, v.v. + Cổ tích loài vật: Sự tích con muỗi; Sự tích chim quốc; v.v. + Cổ tích thần kì: Tấm Cám; Sọ Dừa; Cây khế, v.v. - Cổ tích thần kì: + phong phú và chiếm số lượng lớn nhất + Nội dung thể hiện khao khát hạnh phúc và công bằng xã hội + Có sự tham gia của yếu tố kì ảo vào sự phát triển của câu chuyện (Tiên, Bụt, v.v.) - Đặc điểm: thuộc cổ tích thần kì, nghĩa là có sự tham gia của yếu tố kì ảo vào câu chuyện - Tóm tắt (khoảng 10 dòng) - Tấm: mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với gì ghẻ; làm lụng suốt ngày, chăn trâu, xay lúa, gánh nước, vớt bèo, v.v. - Cám: mẹ nuông chiều, ăn trắng mặc trơn, suốt ngày ở nhà, v.v. → Phân chia, mâu thuẫn trong gia đình về quyền lợi. - Cuộc thi: bắt tôm tép; Cám tìm cách lừa chị lấy hết tôm tép và được phần thắng. - Yếm đỏ: vật để làm đẹp cho bản thân và thể hiện sự trưởng thành, khôn lớn; nó mang một giá trị tinh thần rất lớn; nó không còn mâu thuẫn về vật chất nữa mà mâu thuẫn về đạo đức, phẩm hạnh. 1. Truyện cổ tích có mấy loại? Đặc trưng cơ bản của Cổ tích? 2. Ý nghĩa của chi tiết yếm đỏ? 3. Trong văn bản xuất hiện những yếu tố kì ảo nào? Ý nghĩa? - Yếu tố thần kì: + Con cá bống + Chiếc giày vừa chân cô Tấm + Quả thị cô Tấm ở bên trong - Ý nghĩa: + Con cá bống giúp cho Tấm có quần áo, giày, ngựa đi lễ hội + Chiếc giày giúp cho Tấm trở thành hoàng hậu + Quả thị giúp Tấm trở lại làm người và tìm lại nhà vua → Tấm là người có đạo đức tốt; phần thưởng cho những xứng đáng cho những ai có phẩm hạnh tốt; nó cũng là vật giúp họ tìm được hạnh phúc và bảo vệ hạnh phúc. - Tấm vẫn có thể đạt được. Bởi vì, muốn đạt được Tấm phải có ý chí, nghị lực và niềm tin vào bản thân. → Ý chí, nghị lực và niềm tin vào bản thân là những phẩm chất quan trọng để ta phấn đấu. 1. Chi tiết thần kì có vai trò ntn nào trong truyện cổ tích? 2. Nhân vật Tấm đã mấy lần hóa thân? Ý nghĩa? - 2 loại hóa thân: + hóa thân vĩnh viễn, như Trầu cau; Hòn vọng phu + hóa thân tạm thời: Tấm Cám; Tấm thuộc loại hóa thân tậm thời. - Tấm 4 lần hóa thân: Chim vàng anh → Cây xoan đào → Khung cửi → Quả thị → Cốt truyện phát triển, biến đổi liên tục; đưa mâu thuẫn, xung đột truyện lên đỉnh điểm. - Chịu ảnh hưởng của triết lí phật giáo về kiếp luân hồi của kiếp người và triết lí của nhân dân về sự tuần hoàn và tái sinh. - Sau mỗi lần hóa thân: Tấm trở lại mạnh mẽ hơn, kiên quyết trước cái ác; phải chăng Tấm đã nhận ra được cái ác và sự bất công (Mỗi lần hóa thân tác giả dân gian gửi gắm một niềm tin vào sức mạnh tinh thần) - Ý nghĩa: Sự đấu tranh trước cái ác và quyết tâm bảo vệ quyền sống và hạnh phúc của mình. - Xây dựng cốt truyện hư cấu hấp dẫn; đầy kịch tính - Sử dụng yếu tố thần kì - Lựa chọn chi tiết tiêu biểu - Mâu thuẫn nhiều mặt của đời sống xã hội: vật chất, đạo đức, quyền lợi - Triết lí sống: Ở hiền gặp lành; đề cao khát vọng về một xã hội công bằng, tốt đẹp. 1. Khái niệm 2. Quan sát và liên tưởng, tưởng tượng trong văn miêu tả, biểu cảm 3. Luyện tập 1. Nêu những lần hóa thân của Tấm? 2. Vai trò của yếu tố thần kì? Hóa thân? 3. Soạn: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày

File đính kèm:

  • docga gv gioi tinh.doc