Giáo án Ngữ văn 10 -Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

 

A. Yêu cầu:

- Giúp học sinh:

+ Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp.

 + Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.

 + Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ.

B. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 10.

- Những thực tiễn về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.

C.Phương pháp giảng dạy:

- Căn cứ vào thực tiễn giao tiếp hằng ngày và các ngữ liệu trong sgk giúp học sinh hình thành nội dung cơ bản của bài học.

- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh theo phương pháp qui nạp (học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm, tổ - giáo viên hướng đến nội dung cơ bản của bài học).

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10133 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 -Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. Yêu cầu: - Giúp học sinh: + Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp. + Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. + Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ. B. Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 10. - Những thực tiễn về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. C.Phương pháp giảng dạy: - Căn cứ vào thực tiễn giao tiếp hằng ngày và các ngữ liệu trong sgk giúp học sinh hình thành nội dung cơ bản của bài học. - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh theo phương pháp qui nạp (học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm, tổ - giáo viên hướng đến nội dung cơ bản của bài học). D. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: không Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi : + Đối tượng giao tiếp là ai? + Quá trình giao iếp diễn ra như thế nào ? + Hoàn cảnh giao tiếp? + Nội dung giao tiếp? + Mục đích giao tiếp? => HS trả lời - GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài trên: + Đối tượng giao tiếp là ai? + Hoàn cảnh giao tiếp? + Nội dung giao tiếp? + Mục đích giao tiếp? + Phương tiện giao tiếp ? => HS trả lời - GV hỏi : Từ việc phân tích ngữ liệu trên em hãy nêu khái niệm, các đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ? => HS trả lời - GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK - GV cho bài tập, chia nhóm (3 nhóm) và nêu yêu cầu cần đạt để HS thực hành trong khoảng 3-5 phút + Nhóm 1: Phân tích đối tượng và quá trình gtiếp trong HĐGT giữa người mua và người bán ở chợ. + Nhóm2: Phân tích hoàn cảnh, nội dung gtiếp ở chợ của người mua& người bán. + Nhóm3: Phân tích mục đích, kết quả của HĐGT của người mua và người bán ở chợ. - GV mời đại diện từng nhóm trình bày bài làm của nhóm, các thành viên khác bổ sung, GV đi đến thống nhất nội dung cần đạt của bài tập. I. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1) Ngữ liệu : a) Ngữ liệu 1 : SGK tr 14 - Đối tượng giao tiếp:Vua & các bô lão +Vua: người lãnh đạo tối cao của đất nước +Các bô lão : đại diện cho các tầng lớp nhân dân +Các n/vật gtiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ gtiếp khác nhau (từ xưng hô, từ thể hiện thái độ, các câu nói tỉnh lược…) - Quá trình của hoạt động gtiếp: + Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. + Người nói tạo ra lời nói, người nghe lĩnh hội và giải mã nội dung được lĩnh hội. - Hoàn cảnh giao tiếp: + Địa điểm : điện Diên Hồng + Thời điểm : quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2 - Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước có giặc ngoại xâm và bàn sách lược đối phó - Mục đích giao tiếp: + Bàn bạc để tìm và thống nhất sách lược đối phó với giặc. + Cuộc gtiếp đã đạt được mục đích: thống nhất hành động đánh giặc thông qua quyết tâm “muôn miệng một lời : - Đánh ! Đánh !” b)Ngữ liệu 2: Bài Tổng quan văn học Việt Nam Sgk 10 tập 1 tr 5 - Đối tượng giao tiếp: Tác giả viết sgk và hsinh lớp 10, hai đối tượng có trình độ và vốn sống khác nhau - Hoàn cảnh của HĐGT: Có tính qui thức, có tổ chức, có kế hoạch giáo dục của nhà trường - Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học sử VN, bao gồm những vấn đề cơ bản: + Các bộ phận hợp thanh của VHVN + Quá trình phát triển của VHVN + Con người VN qua văn học - Mục đích giao tiếp: + Người viết : cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về văn học Việt Nam + Người đọc : lĩnh hội 1 cách tổng quát về các bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, chân dung con người Việt Nam qua văn học. - Phương tiện giao tiếp : + Từ ngữ thuộc ngành khoa học xãhội, chuyên ngành Ngữ văn : văn học, văn học dân gian, văn học viết, văn học trung đại, văn học hiện đại… 2) Nhận xét : - HĐGT: + là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội + được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ + để thực hiện những mục đích giao tiếp nhất định - Đặc điểm : + gồm 2 qua trình : tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản + có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp,hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp * Ghi nhớ: SGK. 3)Bài tập vận dụng: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ? - Đối tượng giao tiếp: người mua và người bán - Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc chợ đang họp - Nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, chủng loại, giá cả, số lượng - Mục đích giao tiếp: người mua mua được hàng, người bán bán được hàng. 4. Củng cố: - Quá trình phát triển và con người Việt Nam qua văn học. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV hướng dẫn HS về nhà làm trước các bài tập trang 23, 24, 25 (có thể cho các em làm theo nhóm) để chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo. - Bài Khái quát văn học dân gian. E. Rút kinh nghiệm: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp) A. Yêu cầu: - Giúp học sinh: + Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp. + Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. + Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ. B. Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 10. C. Phương pháp dạy học - Trên cơ sở kiến thức của tiết trước, giáo viên lần lượt cho học sinh làm bài tập độc lập hoặc theo nhóm. Sau đó giáo viên gọi đại diện nhóm hay cá nhân trình bày phần bài giải, các học sinh khác bổ sung, giáo viên định hướng tóm tắt. D. Quá trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu khái niệm và đặc điểm của HĐGT bằng ngôn ngữ ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2 Luyện tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm bài tập trong SGK + Nhóm 1 : Bài tập 1 + Nhóm 2 : Bài tập 2 + Nhóm 3 : Bài tập 3 + Nhóm 4 : Bài tập 5 GV cho mỗi nhóm 10’ sau đó gọi 1 HS bất kì trong nhóm đứng lên làm bài tập - GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 theo các gợi ý sau : + Ngày Môi trường thế giới là ngày nào ? + Các sự kiện hưởng ứng ngày này ? + Ý nghĩa của ngày này ? II – Luyện tập 1. Bài tập 1: - Nhân vật giao tiếp: những thanh niên nam nữ trẻ tuổi (qua cách xưng hô anh và nàng). - Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh. - Nội dung và mục đích giao tiếp của nhân vật anh hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng nghĩa là cũng như tre, anh và nàng đã đến tuổi trưởng thành, có nên tính đến chuyện kết duyên. - Cách nói của anh ý nhị, duyên dáng, mang màu sắc văn chương, phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. 2. Bài tập 2: - Hình thức và mục đích giao tiếp : Hình thức giao tiếp đời thường với mục đích thăm hỏi bằng các ngôn ngữ và hành động cụ thể : chào, đáp, khen, hỏi. - Các hình thức giao tiếp của ông già : dùng câu hỏi (để chào, để khen và để hỏi). - Tình cảm, thái độ, và quan hệ giữa 2 nhân vật: thân mật, gần gũi của 2 ông cháu (A Cổ kính mến ông; ông yêu quí, trìu mến với cháu). 3. Bài tập 3: - Nội dung và mục đích giao tiếp của Hồ Xuân Hương với người đọc qua bài thơ: bộc bạch, khẳng định với mọi người về vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất trong sáng của Hồ Xuân Hương nói riêng (và người phụ nữ PK nói chung). - Các phương tiện làm căn cứ giúp người đọc cảm nhận tác phẩm: hình tượng “bánh trôi nước”, từ ngữ “trắng, tròn” , thành ngữ “bảy nổi ba chìm”, “tấm lòng son”. 4. Bài tập 5: - Nhân vật giao tiếp và tình huống giao tiếp: Bác Hồ và học sinh toàn quốc trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập, học sinh bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. - Nội dung và mục đích giao tiếp: Bác nói về niềm vui sướng, nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh với tương lai đất nước. Cuối cùng là lời chúc của Bác với học sinh. - Hình thức giao tiếp: Bác viết thư cho học sinh bằng lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc trong việc động viên và xác định trách nhiệm của học sinh. 5,Bài tập 4 : 4. Củng cố: - Những nội dung cơ bản của bài học. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Tìm và phân tích 1 số hoạt giao tiếp trong thực tế cuộc sống và qua các tác phẩm văn chương trong chương trình - Bài Văn bản. E. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docHoat dong giao tiep bang ngon ngu 2 tiet.doc