I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN: VH dân gian và VH viết.
- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của VH viết Việt Nam.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong VH.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gơi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Giới thiệu bài mới.
2. Hướng dẫn đọc hiểu
69 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ I THPT Huỳnh Ngọc Huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
1-2 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN: VH dân gian và VH viết.
- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của VH viết Việt Nam.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong VH.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gơi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
Giới thiệu bài mới.
Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-GV cho HS đọc và theo dõi, thảo luận rút ra những ý chính. GV củng cố, hoàn thiện nội dung.
-GV cho HS đọc và theo dõi, thảo luận rút ra những ý chính. GV củng cố, hoàn thiện nội dung.
-GV cho HS đọc và theo dõi, thảo luận rút ra những ý chính. GV củng cố, hoàn thiện nội dung.
I . Các bộ phận hợp thành của VHVN:
1. Văn học dân gian:
- Khái niệm: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại :(SGK)
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và tính nguyên hợp
2. Văn học viết:
- Khái niệm:Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết.
a. Chữ viết của VHVN: Hán, Nôm và chữ Quốc ngữ.
b. Hệ thống thể loại của VH viết:
- Chữ Hán có 3 nhóm chính: - Văn xuôi, thơ và văn biền ngẫu.
- Chữ Nôm: chủ yếu là thơ và văn biền ngẫu.
- Quốc ngữ có 3 loại thể: Tự sự, trữ tình và kịch.
II. Quá trình phát triển của VHVN:
1.Văn học trung đại:
Hình thành từ thế kỷ thứ X, tồn tại đến đầu thế kỷ XX.
Ngôn ngữ sáng tác: Chữ Hán và chữ Nôm.
Chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho – Phật – Lão.
Ảnh hưởng VH Trung Quốc về hệ thống thể loại và hệ thi pháp.
Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỷ XV- XVIII
Thành tựu ( tác giả, tác phẩm): SGK
2.Văn học hiện đại :
Hình thành và phát triển từ thế kỷ XX đến nay.
Ngôn ngữ sáng tác chính: Chữ Quốc ngữ.
Ảnh hưởng văn học Âu – Tây
Khác với VH trung đại về hệ thi pháp, thể loại, đời sống VH, tác giả…
+ Nội dung: Văn học yêu nước và cách mạng gắn với các công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Thể loại: Tiếp tục phát triển thơ, văn xuôi quốc ngữ ra đời, hiện đại hóa thơ, kịch, truyện ngắn…
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1.Con người Việt Nam trong quan hệ với thiên nhiên : Nổi bật nhất là tình yêu thiên nhiên.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia cộng đồng: Nổi bật nhất là tình yêu quê hương đất nước.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Nổi bật nhất là tinh thần nhân đạo.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Nổi bật là ý thức về đạo làm người.
IV. Tổng kết - ghi nhớ:
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
3 ------------------------------------------------------------------------------ --------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Nắm được kiến thức cơ bản của HĐGT bằng ngôn ngữ; nâng cao khả năng phân tích và lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Tổ chức tiết học:
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của bài tập 1 và 2 SGK.
- GV củng cố hoàn thiện.
I . Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ:
Bài 1: “Hội nghị Diên Hồng”
Nhân vật giao tiếp và quan hệ giữa các nhân vật: Vua và các bô lão.Vua cai quản đất nước, các bô lão là những người lớn tuổi, có kinh nghiệm, uy tín.
Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau, người nói tạo lập văn bản, người nghe lĩnh hội văn bản.
HĐGT diễn ra tại điện Diên Hồng, trong hoàn cảnh quân Nguyên Mông đang ồ ạt sang xâm lược nước ta.
HĐGT trên hướng vào nội dung nên hòa hay nên đánh giặc.
Mục đích: Tìm kế sách ứng phó với giặc. Cuối cùng đã đạt được mục đích là “đánh”.
Bài 2: “Tổng quan văn học Việt Nam”
Nhân vật giao tiếp: Người viết sách (các giáo sư, nhà giáo uy tín…) và độc giả(GV, HS,…)
Hoàn cảnh: Có tổ chức chương trình giáo dục.
Nội dung giao tiếp: Về các bộ phận cấu thành VHVN và quá trình phát triển của nó.
Mục đích: Cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về nền VHVN
Phương tiện giao tiếp: Sử dụng nn của văn bản khoa học, bố cục rõ ràng , có dẫn chứng, lí lẽ…
=> Ghi nhớ: SGK
4. Dặn dò: Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
4------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG và khái niệm về các thể loại của VHDG.
- Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc, tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- HS đọc và rút ra những nội dung chính.
- GV củng cố hoàn thiện
- HS đọc và rút ra những nội dung chính.
- GV củng cố hoàn thiện
I . Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
II. Hệ thống thể loại của VHDG: SGK
III. Những giá trị cơ bản của VHDG:
1. VHDG là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc ( Giá trị nhận thức )
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người (Giá trị giáo dục )
3. VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc ( Giá trị thẩm mỹ)
( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếp theo)
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
5 ------------------------------------------------------------------------------ --------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Nắm được kiến thức cơ bản của HĐGT bằng ngôn ngữ; nâng cao khả năng phân tích và lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng hs tự làm BT, thảo luận , trả lời câu hỏi.GV củng cố, hoàn thiện.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Tổ chức tiết học:
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV cho 3 HS lên bảng thực hiện các bài tập 1,2,3. Hs còn lại theo dõi để có thể bổ sung.
- GV củng cố hoàn thiện.
Hs thực hiện (10’), chọn một vài em đọc, hs góp ý, gv sửa.
Theo các câu hỏi, gv cho hs phát biểu
II. Luyện tập:
Bài 1: “Đêm trăng thanh…”
a. Nhân vật giao tiếp :Chàng trai và cô gái ở lứa tuổi yêu đương.
b. HĐGT diễn ra trong đên trăng sáng và thanh vắng . Hoàn cảnh ấy phù hợp cuộc trò chuyện tâm tình của đôi lứa yêu nhau.
c. Nhân vật anh nói về chuyện : Tre đủ lá => Đan sàng
Mục đích: Mình đã lớn => Kết duyên
d. Cách nói của anh rất phù hợp nội dung và mục đích giao tiếp ( tế nhị, hình ảnh, dễ đi vào lòng người.)
Bài 2: “A Cổ sung sướng…”
a.Ngôn ngữ thể hiện hành động:
- Chào – hành động chào.
- Chào đáp – hành động chào đáp.
- Hỏi – hành động hỏi…
b. Các câu hỏi:
- A Cổ hả? – Chào đáp.
- Lớn tướng rồi nhỉ? – Khen.
- Bố cháu có…? – Hỏi.
c. Tình cảm, thái độ và quan hệ:
- Cháu đối với ông: Kính mến.
- Ông đối với cháu: Yêu quý, trìu mến.
Bài 3: “Bánh trôi nước”
a.Giao tiếp về vấn đề thân phận người phụ nữ VN thời PK. Nhằm mục đích giải bày, tìm sự đồng cảm, chia sẻ, bằng hình tượng bánh trôi nước với các hình ảnh: trắng tròn, bảy nổi ba chìm…
b. Căn cứ để hiểu bài thơ: Căn cứ vào hệ thống hình ảnh.
Bài 4: Viết một thông báo ngắn:(H/s thực hiện )
Bài 5: “Thư Bác Hồ…”
a.Nhân vật giao tiếp:
- Bác Hồ - Người viết – Chủ tịch nước.
- Học sinh- Người đọc – Chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập. Lần đầu tiên ta thực hiện nền GD hoàn toàn VN.
c. Nội dung :
-Niềm vui sướng khi nhìn thấy hs hưởng nền GD độc lập.- Nhiệm vụ và trách nhiệm của hs đối với đất nước.
- Lời chúc của Bác.
d. Mục đích: Chúc mừng hs nhân ngày tựu trường và xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của hs.
e. Cách viết: Ngắn gọn, chân thành, nghiêm túc.
III. Củng cố - Ghi nhớ:
( Ghi nhớ : SGK )
4. Dặn dò: Soạn bài “Văn bản”.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
VĂN BẢN
6 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của VB.
- Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Tiến hành bài học
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv cho Hs đọc các ngữ liệu và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK để từ đó rút ra khái niệm và đặc điểm của VB
GV diễn giảng thêm về tính nhất quán, trọn vẹn trong việc triển khai chủ đề.
Gv cho Hs đọc các ngữ liệu và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK để từ đó hiểu thêm về đặc diểm các loại văn bản ( Phong cách ngôn ngữ )
I. Khái niệm, đặc điểm:
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
1.Văn bản được tạo ra trong HĐGT => Sản phẩm của HĐGT. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giải bày tâm tư, tình cảm …Mỗi văn bản có thể có 1 hay nhiều câu.
(1): Trao đổi kinh nghiệm, 1 câu.
(2): Than thân, 2 câu 4 dòng.
(3): Nguyện vọng cứu nước, 15 câu.
2. Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai một cách nhất quán, trọn vẹn từ hình thức đến nội dung.
(1): Vấn đề kinh nghiệm sống.
(2): Vấn đề thân phận người phụ nữ thời PK.
(3): Vấn đề chính trị - xã hội.
3. Văn bản (3) có bố cục rõ ràng (3 phần)
4. Về hình thức, văn bản (3) có dấu hiệu mở đầu bằng nhan đề và kết thúc bằng thời gian, địa điểm viết và tên người viết.
5. Mỗi VB được tạo ra nhằm một hay nhiều mục đích cụ thể.
(1): Truyền đạt kinh nghiệm sống.
(2): Giải bày thân phận của người phụ nữ.
(3): Kêu gọi, khích lệ tinh thần chống giặc giữ nước.
=> Ghi nhớ: ( Phần in đậm, hoặc SGK )
II. Các loại văn bản:
1.Vấn đề được đề cập và lĩnh vực ngôn ngữ của các VB, lớp từ và cách thức thể hiện:
(1): Kinh nghiệm sống, văn học nghệ thuật, lớp từ thông thường, thể hiện qua hệ thống hình ảnh.
(2): Thân phận người PN, văn học nghệ thuật, lớp từ thông thường, thể hiện qua hệ thống hình ảnh.
(3): Chính trị - xã hội, chính luận, lớp từ chính trị, thể hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận.
2. So sánh rút ra nhận xét:
a. Phạm vi sử dụng rộng rãi
b. Mục đích giao tiếp của mỗi loại VB không giống nhau.
c. Lớp từ sử dụng: Ngoài lớp rừ chung, mỗi VB còn sử dụng lớp
từ riêng.
d. Kết cấu và trình bày của mỗi loại VB không giống nhau.
=> ( Ghi nhớ: Xem sách )
4. Dặn dò: Soạn bài “Chiến thắng Mtao-Mxay”
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
BÀI VIẾT SỐ 1
CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
( HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC )
( Bài làm ở nhà )
7 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Viết được một bài văn bộc lộ những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống ( hoặc về một tác phẩm văn học )
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng diễn giảng, gợi ý.
IV. Tiến trình lên lớp.
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Tiến hành bài dạy
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Giáo viên hướng dẫn chung việc ôn lại những kiến thức và kĩ năng làm văn và tiếng Việt đã học, ôn lại kiến thức văn học , tập quan sát cuộc sống và diễn tả cảm xúc…
- GV gợi ý cụ thể cho đề bài.
I . Hướng dẫn chung
II. Đề bài: Những cảm nghĩ chân thực về một người thân yêu nhất của em.
III. Gợi ý cách làm bài: Hs cố thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yêu cầu chung: Bài viết phải bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ đối với một người thân yêu ( cụ thể)
- Yêu cầu cụ thể:
+ Cảm xúc chân thành, suy nghĩ thiết thực.
+ Bố cục hợp lí.
+ Không có lỗi hình thức. Sử dụng hợp lí và sáng tạo các biện pháp tu từ.
IV. Biểu điểm:
* 9 -10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên
* 7- 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, văn chưa thật sự trôi chảy, còn vài lỗi về hình thức, diễn đạt.
* 5 -6 : Có đáp ứng phân nửa các yêu cầu trên. Văn phong còn vụng, đôi chỗ sa vào tự sự, mắc nhiều lỗi hình thức.
* 3- 4: Chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, bố cục còn lộn xộn, rất nhiều lỗi hình thức.
* 1- 2: Quá nhiều lỗi hình thức, không có bố cục, bày tỏ cảm xúc – suy nghĩ chưa được.
4. Dặn dò: Ngày nộp( Giờ văn này, tuần tới nộp bài )
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
CHIẾN THẮNG MTAO – MXAY
(Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên )
8 – 9 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nhận thức được lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn ngữ.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hs đọc tiểu dẫn và rút ra các ý chính.
- Phân vai và cho hs đọc VB.Tìm bố cục.Hướng dẫn hs tìm hiểu theo bố cục.
- Hs tìm dc và nhận xét về sự khiêu chiến.
- Hs tìm dc và nhận xét về sự múa kiếm.
-Hs tìm dc và nhận xét về sự giao chiến, kết quả.
- Hs nhận xét về chi tiết “miếng trầu”, h/a “ông trời.”
- Hs rút ra những nét đặc sắc về nt và ý nghĩa .
- GV diễn giảng về lí do tại sao không miêu tả cảnh chết chóc mà lại tập trung vào bữa tiệc ăn mừng.
- Hs tìm dc và nhận xét về h/a bữa tiệc và người anh hùng Đăm Săn.
I. Tiểu dẫn :
- Giới thiệu và phân loại sử thi.
- Tóm tắt nội dung sử thi Đăn Săn.
- Vị trí, đại ý đoạn trích.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn.
- Khiêu chiếm: Đăm Săn khiêu chiến trước, lời lẽ càng lúc càng quyết liệt hơn. MtaoMxay thì ngạo nghễ và chọc giận Đăn Săn.
- Múa kiếm: MtaoMxay múa trước và tỏ ra kém cỏi. Đăm Săn múa sau và tỏ ra tài giỏi hơn.
- Giao chiến và kết quả: Cuộc chiến càng lúc càng quyết liệt. Ban đầu dường như chưa phân thắng bại nhưng cuối cùng Đăm San đã chiến thắng.
* MtaoMxay: Chỉ chém được cái chão cột trâu.
* Đăm Săn: Đâm trúng đùi và người MtaoMxay nhưng không thủng. Sau đó được sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã giết chết MtaoMxay, “cắt đầu MtaoMxay bêu ngoài đường.”
=>Chi tiết “miếng trầu” biểu trưng cho tình nghĩa, “ông trời” có ý nghĩa phù trợ. Tất cả tạo cho Đăm Săn sức mạnh để chiến thắng.
=> Nghệ thuật miêu tả: Đối lập, so sánh phóng đại.
=> Ý nghĩa: Ngợi ca hình ảnh người anh hùng : Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình.
2. Bữa tiệc mừng chiến thắng:
* Khung cảnh buổi tiệc: Linh đình, hoành tráng. “Đông nghịt khách, tôi tớ chật ních/ thịt lợn, thịt trâu ăn không hết/ kéo dài suốt cả mùa khô…”
* Hình ảnh người anh hùng: Đẹp đẽ, danh tiếng lẫy lừng. “Uống không biết say, ăn không biết no, trò chuyện không biết chán…/ đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa…/ danh vang đến thần, tiếng vang khắp núi…/ Bắp chân to bằng cây xà, bắp đùi to
Hs nêu nét đặc sắc về Nt và tìm dẫn chứng. Gv bổ sung, hoàn thiện
bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực…”
=> Ngợi ca người tù trưởng và sự phồn vinh của bộ tộc.
3. Vài nét đặc sắc về nghệ thuật:
- So sánh phóng đại
- Bút pháp trùng điệp.
- Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu
4. Củng cố - ghi nhớ:
( Ghi nhớ: SGK )
4. Dặn dò: Soạn bài Văn bản ( tiếp theo).
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
VĂN BẢN
10---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của VB.
- Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp giải bài tập, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Tiến hành bài học
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv cho Hs đọc các ngữ liệu và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK
Hs sắp xếp, GV diễn giảng về trật tự đúng.
Dãy bàn tay phải làm bài 3, tay trái làm bài 4. Sau đó, chọn một vài em đọc trước lớp. Hs nhận xét các bài được đọc, GV sửa và hoàn thiện.
II. Luyện tập
Bài 1: “ Giữa cơ thể và môi trường…”
a.Đoạn văn có một chủ đề (câu 1) và được làm rõ bằng các câu tiếp theo.
b. Sự phát triển chủ đề trong đoạn: Theo kiểu diễn dịch, với:
- 2 Luận cứ:
* Môi trường ảnh hưởng tới mội đặc tính cơ thể ( câu 2)
* So sánh lá cây mọc trong các môi trường khác nhau (câu 3)
- 4 Luận chứng:
* Cây đậu Hà Lan / Cây mây / Cây xương rồng / Cây lá bỏng (câu 4,5 )
c. Nhan đề: Môi trường và cơ thể.
Bài 2. Bài thơ Việt Bắc.
Trật tự hoàn chỉnh, mạch lạc: 1-3-5-2-4.
Nhan đề: Bài thơ Việt Bắc.
Bài 3: Triển khai câu “ Môi trường của con người hiện nay …” thành một đoạn và đặt nhan đề “ Môi trường sống kêu cứu”.
( học sinh có thể viết nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Khí thải, rác thải từ nhà máy,ô tô, từ sinh hoạt gây ô nhiễm không khí, đất, nước, hiệu ứng nhà kính…
- Rừng bị chặt phá, gây nêm những thảm họa về thời tiết: thiên tai, lũ lụt…
- Phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng không đúng quy định để lại dư lượng trong đất, gây ô nhiễm nước…)
Bài 4:Viết đơn xin phép.
( cần phải đảm bảo các yêu cầu của VB hành chính )
4. Dặn dò: Soạn bài “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy”
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết )
11 - 12----------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể.
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong câu chuyện tình yêu.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gơi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn đọc hiểu
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hs đọc tiểu dẫn và rút ra các ý chính.
-Hs đọc VB. Tìm bố cục.Hướng dẫn hs tìm hiểu theo bố cục.
- Hs tóm tắt các chi tiết chính liên quan đến việc xây thành.
- Hs tóm tắt các chi tiết chính liên quan đến việc chế nỏ.
- Hs nêu những nhận xét về chi tiết rùa vàng
- Hs nêu nguyên nhân mất nước ( Chi tiết – khái quát)
- Hậu quả nghiêm trọng của việc mất nước ?
- Hs rút ra bài học lịch sử từ việc ADV để mất nước.
- Hs dựa vào các chi tiết cần thiết để nâu thái độ của người bình dân đối với các nhân vật trong truyện.
I. Tiểu dẫn :
- Đặc trưng của truyền thuyết và cách tiếp nhận.
- Quần thể di tích liên quan đến truyền thuyết này
- Xuất xứ.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. ADV xây thành và chế nỏ.
- Xây thành: Ban đầu thành đắp đến đâu lở đến đó. Sau, nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang mà thành xây trong nửa tháng thì xong.
- Chế nỏ: Trước lo lắng của vua “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”, rùa vàng đã giúp vua ( Cho vuốt) chế nỏ thần để bảo vệ đất nước.
*Nhận xét về chi tiết Rùa vàng:
- Tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm.
- Lý tưởng hóa việc xây thành, chế nỏ => Người bình dân muốn đề cao vị vua luôn lo cho vận mệnh quốc gia đồng thời thể hiện thái độ đồng tình, ủng hộ của mình đối với công việc của vua.
2. ADV để mất nước – thái độ của tác giả dân gian:
a. Việc mất nước:
- Nguyên nhân mất nước:
* Chủ quan, mất cảnh giác.(vô tình gả con gái/ cậy nỏ thần…)
* Lẫn lộn đại sự quốc gia với tình cảm riêng tư: ( để con gái biết nơi cất nỏ thần/ Mỵ châu cho Trọng Thủy xem nỏ)
- Hậu quả: Nước mất – nhà tan ( Vua bỏ thành chạy về phương Nam, giết Mỵ Châu, cầm sừng tê giác đi xuống biển )
- Bài học lịch sử: Đó là bài học giữ nước. Cụ thể là không dược chủ quan, mất cảnh giác với địch và xử lí đúng mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước, gia đình – quốc gia.
b. Thái độ của người bình dân:
* Đ/v ADV: Vừa tôn trọng , đề cao (Thi vị hóa cái chết của ADV bằng việc cầm sừng tê giác đi xuống biển) vừa phê phán trừng phạt ( Dùng các từ ngữ phê phán “vô tình / cậy / cười mà nói rằng’ và để vua tự tay chém đứa con gái yêu quý của mình).
- GV lưu ý về đặc điểm thể loại và cách tiếp nhận đối với truyền thuyết.
* Đ/c Mỵ Châu: Vừa oán trách nên trừng phạt ( nàng bị AVD chém chết ) , vừa yêu mến nên minh oan cho nàng ( Lời nguyền thành hiện thực. Sau khi chết, nàng biến thành ngọc trai) .
* Đ/v Trọng Thủy: Lên án, căm ghét vì trước sau Trọng Thủy vẫn là tên gián điệp, giặc ngoại xâm. Cái chết của Trọng Thủy là một trừng phạt xứng đáng dành cho hắn.
III. Củng cố - Ghi nhớ:
- Truyền thuyết = Sự thật lịch sử + hư cấu thần kì.Qua truyền thuyết ta hiểu được lịch sử và thấy được sức tưởng tượng phong phú cùng với thái độ của người bình dân trước hiện thực lịch sử.
- Ghi nhớ : SGK
4. Dặn dò: Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự.
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
13---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự ( kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.
II. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.
III . Cách thức tiến hành:
Kết hợp các phương pháp giải bài tập, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
3. Tiến hành bài học
H.động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-Gv cho Hs đọc các ngữ liệu và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK
-Hs lập dàn ý, Gv chọn vài em trình bày trước lớp. Học sinh bổ nhận xét, bổ sung, Gv hoàn thiện.
-Hs trả lời, Gv hoàn thiện.
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:
1. Nguyên Ngọc đã nói về việc viết truyện ngắn rừng xà nu ntn.
2. Học tập được ở Nguyên ngọc về việc hình thành ý tưởng và phác thảo cốt truyện ( dự kiến bố cục, nhân vật, tình huống, sự kiện…)
- Ý tưởng: Viết về cuộc đời, số phận, cuộc k.nghĩa của anh Đề.
- Cốt truyện:
* Bố cục: Mở đầu và kết thúc bằng h/a rừng xà nu.
* Nhân vật: Anh Đề - mang tên Tnú có chất miền núi hơn.
Dít là mối tình sau, vậy là phải có Mai
Mết là già làng, cội nguồn…và Heng – thế hệ trẻ.
* Tình huống- chi tiết: Nguyên nhân tạo cho Tnu có thể diệt cẩ 10 tên ác ôn => Nỗi đau bức bách => vợ con bị địch giết + nỗi đau chung của xóm làng. Các chi tiết đậm chất Tây nguyên: Cô gái lấy nước, cụ già lom khom, tiếng nước lách tách…
II. Lập dàn ý :
1.Dàn ý về “ hậu thân “ chị Dậu: Gợi ý (1)
*Mở bài:
- Chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối .
- Đến nhà, trời đã khuya, thấy một người lạ đang nói chuyện với chồng.
- Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
* Thân bài:
- Người khách là một cán bộ Việt Minh.
- Người khách giảng giải cho vợ chồng chị vì sao dân mình khổ? Muốn hết khổ phải làm gì? Nhân dân chung quanh vùng đã làm được gì?...
- Thỉnh thoảng anh cán bộ ghé thăm gia đình chị, mang tin mới đến, khuyến khích anh chị tham gia cách mạng.
- Chị vận động những người xung quanh tham gia
- Trong CMT8, chị dẫn đầu đoàn nông dân cướp chính quyền, phá kho thóc…
* Kết bài:
- Khởi nghĩa thắng lợi.Chị đón Tí trở về, gia đình sum họp.
2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự: ( Phần ghi nhớ)
III. Luyện tập: (Hs thực hiện ở nhà)
4. Dặn dò: Soạn bài “Uylixo trở về”
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
UYLIXƠ TRỞ VỀ
(
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 10 HOC KI I.doc