A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.
- Thấy được NT đặc sắc của truyện cười : Ngắn gọn, tạo yếu tố bất ngờ, những cử chỉ, lời nói gây cười.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Trong chế độ phong kiến, sự công bằng , lẽ phải trái không có nghĩa lí gì ở chốn công đường. Và trong c/sống, không vươn lên để đẩy lùi cái dốt, là đáng phê bình. Song càng đáng phê bình hơn là những kẻ dấu dốt và khoe khoang, liều lĩnh.
Để thấy rõ những vấn đề ấy trong c/sống ngày xưa,, chúng ta cùng đọc- hiểu 2 truyện cười dân gian .
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 Đọc - Văn: nhưng nó phải bằng hai mày và tam đại con gà ( theo truyện cười dân gian Việt Nam ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/2006
Tiết theo PPCT: 25
Ký duyệt: Đọc - văn:
nhưng nó phải bằng hai mày
và
tam đại con gà
( Theo truyện cười dân gian Việt Nam )
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.
- Thấy được NT đặc sắc của truyện cười : Ngắn gọn, tạo yếu tố bất ngờ, những cử chỉ, lời nói gây cười.
B. phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. CáCH THứC TIếN HàNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Trong chế độ phong kiến, sự công bằng , lẽ phải trái không có nghĩa lí gì ở chốn công đường. Và trong c/sống, không vươn lên để đẩy lùi cái dốt, là đáng phê bình. Song càng đáng phê bình hơn là những kẻ dấu dốt và khoe khoang, liều lĩnh.
Để thấy rõ những vấn đề ấy trong c/sống ngày xưa,, chúng ta cùng đọc- hiểu 2 truyện cười dân gian .....
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Giới thiệu chung:
( Cho HS đọc tiểu dẫn SGK )
Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
-> GV mở rộng
II.Đọc- hiểu
1." Nhưng nó phải bằng hai mày"
Truyện này cười cái gì?
Lí trưởng được giới thiệu là
người như thế nào?
Biện pháp gây cười của truyện này là gì?Em hãy phân tích từng biện pháp đó trong truyện?
Hãy tìm một số truyện cười cùng chủ đề để giễu cợt việc xử kiện ở công đường?
2. Tam đại con gà
Truyện giới thiệu về anh học trò là người như thế nào?
Hãy phân tích cái láu cá " vụng chèo khéo chống " của anh học trò và sự phát triển mâu thuẫn gây cười trong truyện?
Yếu tố nào là yếu tố bất ngờ gây cười thú vị nhất?
Hãy nêu ý nghĩa của truyện?
Qua hai t/p trên , em hãy rút ra một ố nét về nghệ thuật của truyện cười dân gian Việt Nam?
III. Củng cố:
IV. Bài tập nâng cao:
Lập đề cương để giới thiệu về NT truyện cười
V. Dặn dò:
Chuẩn bị " Lời tiễn dặn " ( trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu"
- T.cười VNam rất phong phú và được ND yêu thích.
- ở VNam , truyện cười ( nhất là truyện trào phúng), nở rộ nhát vào giai đoạn chế độ p.kiến suy tàn ( cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn )- Khi các hiện tượng tiêu cực, lỗi thời xuất hiện thì cái cười càng phát triển - Tiếng cười trong truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán.
- T.cười rất ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ. Mọi chi tiết trong truyện đều hướng vào mục đích gây cười -> Truyện bao giờ cũng đặt cái đáng cười vào 1 tình huống để nó diễn tiến tự nhiên, nhanh chóng đi đến chỗ " gay cấn " rồi kết thúc bất ngờ.
-Truyện cười cách xử kiện " Tài tình "của Lí trưởng. Cái cười ấy bật lên do mâu thuẫn của sự vật - Mâu thuẫn giữa sự đồn đại, cái tiếng với phẩm chất bên trong của thầy lí:
Nổi tiếng xử kiện giỏi >< B.chất bên trong
( Nhận tiền đút lót)
-> Sự công bằng, lẽ phải không có nghĩa lí gì ở chốn công đường khi thầy lí xử kiện. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền, nhiều lễ vật lo lót.
đồng tiền đã ngự trị chốn công đường, bất chấp công lí.
{-> Truyện đã cười, quất đòn roi " Chết người " vào mặt thầy lí trong việc xử kiện.
- Các thủ pháp gây cười là:
+ Những cử chỉ, hành động gây cười:
" Cải vội xoè 5 ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm..."-> Muốn "nhắc" thây lí số tiền đã "lót trước"
[
" Thầy lí cũng vội xoè 5 ngón tay trái úp lên trên 5 ngón tay mặt ". Cử chỉ ấy phù hợp với điều thầy lí nói với Cải -> ẩn nghĩa khác: Đó là tiền, nhiều tiền, rằng "cái phải" đã bị "cái trái "úp lên, che lấp mất rồi.
+ Dùng hình thức chơi chữ để gây cười- Đó là lời của thầy lí: " Tao biết mày phải.... nhưng nó lại phải bằng 2 mày" -> Từ " Phải " trong câu nói nay mang nhiều nghĩa:
Chỉ lẽ phải, chỉ cái đúng đối lập với cái sai, người sai
[
Chỉ điều bắt buộc, nhất thiết cần có - mức tiền lo lót.
{-> Lời thầy lí lập lờ cả 2 nghĩa ấy, kết hợp với 2 bàn tay úp lên nhau thì rõ ràng Ngô đã phải hối lộ gấp 2 Cải.
=> Cách xử kiện của thầy lí giỏi quá - Tiếng cười bật ra.
- Kết hợp cùng lúc với cử chỉ gây cười và lời nói gây cười:
+ Ngôn ngữ nói là NN công khai cho tất cả mọi người đều có mặt đều nghe.
+ Ngôn ngữ cử chỉ ( phi ngôn ngữ ) chỉ có thầy lí và Cải hiểu
=> Hia ngôn ngữ ấy thống nhất và làm rõ
nghĩa cho nhau để chỉ cái lí của sự phân xử.
- Các truyện " Diêm vương xử kiện"," Mua cua"...
Dốt hay nói chữ
- Anh học trò [
Hay khoe khoang và liều lĩnh
( -> Bản thân cái dốt, nhất là cái dốt của học trò, không có gì đáng cười. Cái đốt đó ND cảm thông )
- Anh học trò dốt lại giấu dốt, thậm chí hay nói chữ, hay khoe khoang, dám nhận dậy trẻ - Cái nghề "dạy một biết 10"
- Cái cười bật ra nhiều lần. Mỗi lần ta lại nhận ra cái vụng chèo, khéo chống của anh học trò:
+ Lần 1: Chữ " kê" là gà -> Không nhận ra mặt chữ, nói liều " dủ dỉ là con dù dì "- Không có con dủ dỉ dù dì -> Cái dốt được định lượng - Thầy vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế - Thầy chẳng còn cái oai của thầy đồ.
( Chữ này tuy nhiều nét khá rắc rối, nhưng không khó, bởi đó chỉ là sách cho trẻ học Hán ngữ, chữ nào nghĩa nấy rõ ràng, lại có vần rất dễ học thuộc - Vậy mà thầy mù tịt )
+ Lần 2: Ta cười vì "thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo trò đọc khe khẽ " -> Anh ta rất thận trọng trong việc giấu dốt - Cách giấu dốt vì sĩ diện hão của thầy.
+ Lần 3: Thầy tìm đến Thổ công. Anh xin 3 đài âm dương. Cái dốt ngửa ra cả 3 đài -> Thầy đắc ý " Bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to "
=> Thổ công xuất hiện - ý nghĩa phê phán và nghệ thuật trào phúng của truyện càng sinh động, sâu sắc - Một mũi tên trúng 2 đích:
Chế giễu thầy
[
Chế giễu cả thổ công - Té ra thần thiêng liêng cũng dốt .
=> Cái dốt dậy cái dốt => Cái dốt đã được khuếch đại, nhân lên.
+ Lần 4: Cái dốt đã được khuếch đại .Thói dấu dốt bị lật tẩy:
. Thầy nhạo báng cả cái dốt của thổ công " Mình đã dốt, T.công nhà nó cũng dốt nữa "
. Thầy gượng gạo lí giải " Tôi vẫn biết chữ kê là gà..... " nhưng tôi muốn dạy tam đại con gà... thế này nhé...
=> Cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia
- Thầy trạm trán với chủ nhà, nhạo báng cả cái dốt của thổ công và gượng gạo lí giải ...
-> Đây là yếu tố bất ngờ nhất của truyện.
- ý nghĩa của truyện: Tiếng cười mang ý nghĩa phê phán vừa hóm hỉnh, vừa sâu sắc và mang đậm chất dân gian. Truyện đánh giá các hạng thầy trong xã hội P.kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ.
Mặt khác truyện còn nhắc nhở, cảnh tỉnh không ít người của hôm nay cũng dễ mắc bệnh ấy.
- Nghệ thuật :
+ Truyện ngắn gọn ( nó kị sự dài dòng ), tạo được yếu tố bất ngờ.
+ Kết cấu chặt chẽ. Mọi chi tiết trong truyện
đều hướng tới mục đích gây cười -> Tiếng cười bao giờ cũng rộ lên ở kết thúc truyện.
+ Truyện rất ít nhân vật. Nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười
+ Ngôn ngữ trong truyện giản dị nhưng rất tinh , rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện.
- Cả 2 truyện đều ngắn gọn, tiêu biẻu cho truyện châm biếm hài hước của truyện cười dân gian:
+ Châm biếm việc xử kiện của thầy Lí ở chốn công đường.
+ Châm biếm kẻ dốt mà dấu dốt
-> Cả 2 truyện không có một chi tiết thừa và gây cười bằng cử chỉ, lời nói.
* Đặt vấn đề: Muốn dùng tiếng cười để phê phán một hiện tượng, một con người nào đó, người ta phải vượt lên trên hiện tượng, con người ấy về trí tụe và phẩm chất. Nhưng làm thế nào để bật ra tiếng cười. Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào NT gây cười.
* GQVĐ:
- Truyện cười rất ngắn gọn, không có chi tiết thừa, vì:
+ Ngắn gọn mới tập trung trí tuệ của người đọc, người nghe.
+ Ngắn gọn mới làm cho kết cấu của truyện được diễn ra rất nhanh và kết thúc tạo được bất ngờ.
-> CMinh bằng truyện " nhưng nó phải bằng hai mày"
- Truyện cười rất ít nhân vật:
+ Để tập trung tiếng cười vào đối tượng nhất định
+ Không kể về cuộc đời, số phận nhân vật như TCT. Truyện không miêu tả chân dung, động cơ, hành động của nhân vật.
+ Nhân vật bộc lộ qua cử chỉ, ngôn ngữ để làm bật lên tiếng cười.
- Ngôn ngữ truyện cười giản dị nhưng rất tinh, rất sắc ( Nhưng nó phải..., Tam đại con gà..)
File đính kèm:
- 25 Tam dai con ga.doc