Giáo án ngữ văn 10 nâng cao- Độc tiểu thanh ký

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Cảm nhận được tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan ức của những người tài hoa.

2. Thấy được ngôn từ và hình ảnh bài thơ đạt tới mức hàm súc.

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 - Kiểm tra bài cũ

 - Bài mới

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 nâng cao- Độc tiểu thanh ký, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT ký duyệt Bùi Thị Hiển Tiết : Tuần : ĐỘC TIỂU THANH KÝ A.MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: Cảm nhận được tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan ức của những người tài hoa. Thấy được ngôn từ và hình ảnh bài thơ đạt tới mức hàm súc. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Thiết kế bài học C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra bài cũ - Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HS đọc SGK - Trong phần tiểu dẫn tác giả trình bày những nội dung gì? Đọc và Gải nghĩa các từ khó. Theo anh (chị ) đây là bài thơ Đường có bố cục như thế nào? Yù mỗi phần? + Hai câu thơ đầu : Nỗ buồn thổn thức của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh. + Bốn câu giữa : Những cảm nhận sâ sắc của Nguyễn Du về cuộc đời Tiểu Thanh. + Hai câu cuối : Lời tự hỏi. Xác định chủ đề bài thơ? Nỗi đau xót thương của nhà thơ trước số phận của Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ mở đầu? HS đọc bốn câu thơ tiếp theo. Tác giả cảm nhận như thế nào về số phận người tài hoa? HS thảo luận t heo nhóm và trình bày trước lớp -> Gv nhận xét, tổng kết vấn đề. HS đọc 2 câu thơ cuối Những suy nghĩ của Nguyễn Du thể hiện như thế nào? Qua đó em thấy được tâm sự gí của Nguyễn Du? Hãy viết phần tổng kết cho bài thơ? HS tự viết và trình bày trước lớp. I. TÌM HIỂU CHUNG - Vài nét về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du: * Thơ Nôm có : Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều, hai văn tế cơ nữ Trường Lưu. * Thơ Hán có : Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. + Vài nét về Tiểu Thanh: Tiểu Thanh là cô gái xinh đẹp, nhiều tài năng, người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô – Trung Quốc. Nàng họ Phùng và cũng làm lẽ người con trai tên Phùng người Hàng Châu tỉnh Triết Giang. Vợ cả ghen, bắt nàng phải ở trên ngọn núi Cô Sơn thuộc địa phận Hàng Châu. Trong những ngày buồn khổ này, nàng làm nhiều thơ, từ. Người vợ cả biết đem tập thơ ra đốt, may sao còn sót lại một vài bài. Nàng suy nghĩ nhiều, lâm bệnh. Trước khi chết nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái. Hai tờ giấy gói vật trang sức chính là bản thảo thơ, từ còn lại của nàng, gồm 9 bài tuyệt cú, một bài cổ thi và một bài từ. Người trong họ nhà chống tìm thêm đuợc một bài nữa, khắc in thành tập và đặt tên là phần dư. II. ĐỌC HIỂU : A.Thể loại: - Bài thơ thất ngôn bát cú thông thường có ba hình thức bố cục 2/2/2/2/ (đế, thực, luận, kết); 2/4/2; 4 trên, 4 dưới. Bài thơ này bố cụ theo 2/4/2 B.Chủ đề : Bài thơ thể hiện nỗi lòng thổn thức của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh. đồng thời thể hiện những suy nghĩ, thái độ day dứt của Nguyễn Du đối với người tài hoa bạc mệnh. 1.Hai câu đầu : Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn à hai câu thơ mang đến cho người đọc những gì không tròn trĩnh, toàn vẹn. Tây Hồ vẫn còn đó những vườn hoa thì không. Cảnh vật còn đâu chỉ thấy hoang tàn, đổ nát. à Mượn hình ảnh vườn hoa Tây hồ, Nguyễn Du nêu lên quy luật nghiệt ngã của cuộc sống. Tay Hồ tuợng trưng cho cái đẹp nói chung và tượng trưng cho Tiều Thanh- người con gái đẹp nói riêng. Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. -> Nguyễn Du khóc, viếng nàng “thổn thức” bên cửa sổ. Một lòng đau tìm đến một lòng đau. Một người đã từng thể nghiệm cuộc đời mình . một người là nạn nhân của “hồng nhan bạc mệnh”. Hai tâm hồn gặp nhau để tạo thành nỗi đau thế nhân. 2. Bốn câu thơ : Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương Nỗi buồn kim cổ trời khôn hỏi, Cài án phong lưu khách tự mang. à Son phấn là sắc đẹp, văn chương là tài hoa. à Số phận nghiệt ngã của sắc đẹp và tài năng à một điều phi lý. Ngay đến cả lực lượng thần uy tối cao là ông trời cũng không hỏi đuợc : Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Nỗi oán hận xưa nay đến nỗi trời cũng không có câu trả lời. Con người chỉ còn biết cam chịu mà thôi. Nguyễn Du bất lực lại quay về với chính mình: Cái án phong lưu khách tự mang. Phong lưu, phong vân, phong nhã đều chỉ người tài hoa nhan sắc. Nguyễn Du như nói với Tiểu Thanh rằng nàng có tài, có tình, nhan sắc như thế lại bị oan kì lạ thế thì nàng giống ta rồi. Nguyễn Du đã tạo được mạch nối trong suy tưởng để rồi bộc lộ tiếng nói đồng cảm thương người mà cũng thương mình, thương mình càng thương người. Tình thương của những người cùng hội cùng thuyền. Aâm điệu câu thơ ai oán và da diết. 3. Hai câu thơ kết bài : Chẳng biết ba trăm năm lẽ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng? à một câu hỏi da diết:Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh cũng như hỏi người, hỏi người cũng là hỏi mình. Có cái gì xa xót đến rưng rưng. Nhà thơ Xuân Diệu cho đó là “Tiếng chim cô lẽ giữa trời thu khuya”. Một cảm nhận cô đơn trước cõi người. C. Tổng Kết: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc thương người có tài mà bất hạnh. Thương xót Tiểu Thanh cũng là thương xót chính mình. Aâm điệu bài th ơ ai oán, da diết. PHẦN CỦNG CỐ : Bài tập nâng cao : So sánh mối đồng cảm giữa Nguyễn Du – Tiểu Thanh trong bài này với lòng đồng cảm của Bạch Cư Dị – người gẩy đàn tì bà để thấy sự giống nhau và khác nhau ? HS thảo luận và trình bày trước lớp -> Gv nhận xét, tổng kết vấn đề. * Về nhà học bài và soạn bài tiếp theo. Lập bảng so sánh Mối quan hệ Giống nhau Khác nhau Hoàn cảnh gặp gỡ Gặp gỡ tự nhiên, giữa Nguyễn Du với Tiểu Thanh cũng như Bạch Cư Dị với người ca nữ bên bến Tầm Dương. Nguyễn Du đi sứ. Bạch Cư Dị bị đi đầy. Nỗi lòng tri âm, đồng cảm Tiểu Thanh cũng như người ca nữ đều có tình, có tài, nhan sắc nhưng bị ruồng bỏ Tiểu Thanh chết. Người ca nữ còn mặc dù thân tàn ma dại Nghệ thuật Aâm điệu ai oán da diết. Nhân vật trữ tình tự bộc lộ Nguyễn Du sử dụng lối luật Đường. Thơ dịch theo song thất lục bát. Nhân vật giao tiếp Nhà thơ tự bộc lộ bằng tình cảm tha thiết. Bạch Cư Dị trực tiếp bộc lộ tình cảm cùng người ca nữ. Nguyễn Du chỉ có một mình.

File đính kèm:

  • docdoc tieu thanh ki.doc