Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao năm học 2008- 2009

A - Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần, các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.

- Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.

B - Chuẩn bị:

 -Thầy: đọc SGK, đọc TLTK, soạn bài, nêu câu hỏi

 -Trò: đọc SGK, trả lời câu hỏi

 C - Tiến trình bài học

 1 - Ổn định tổ chức

 2 - Kiểm tra bài cũ

 3 - Bài mới

 

doc342 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 1 Ngày 18-8-2008 Tiết 1-2 Đọc văn TổNG QUAN NềN VĂN HọC VIệT NAM QUA CáC THờI Kì LịCH Sử A - Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần, các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc. - Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam. B - Chuẩn bị: -Thầy: đọc SGK, đọc TLTK, soạn bài, nêu câu hỏi… -Trò: đọc SGK, trả lời câu hỏi… C - Tiến trình bài học 1 - ổn định tổ chức 2 - Kiểm tra bài cũ 3 - Bài mới TG Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt ? VHVN gồm mấy bộ phận? HS trả lời. ? Em biết gì về VHDG? -Về thể loại -Về vai trò, vị trí… HS trả lời Yêu cầu HS lấy VD. GV lấy VD: sự tác động của VHDG đến văn học viết: Truyền kì mạn lục, Truỵện Kiều… ? Do ai sáng tác? Ra đời khi nào? Gồm mấy thành phần cụ thể? Đặc điểm của từng thành phần? HS trả lời. GV lí giải dấu mốc khi VH viết ra đời. HS kể tên một vài tác phẩm văn học chữ Hán, chữ Nôm đã học. GV giải thích về chữ Hán, chữ Nôm. GV giải thích về việc phân ki lịch sử chính trị xã hội và phân kì lịch sử văn học. ? VHVN từ thế kỉ X đến thế kỉ XX có thể chia làm mấy thời kì? HS trả lời. HS đọc bài, tóm tắt khái quát. GV:Các xu hướng văn học: - Văn học lãng mạn - Văn học hiện thực - Văn học cách mạng GV lấy VD: Mảnh trăng cuối rừng, Những ngôi sao xa xôi… GV lấy VD: Thời xa vắng, thơ hiện đại… 4.Củng cố 5.BTVN Tiết 2: 1-ổn định tổ chức 2-Kiểm tra bài cũ 3-Bài mới ? Điều này được thể hiện ở những khía cạnh nào? HS trả lời. HS phân tích VD Yêu cầu HS chứng minh: + phong phú về thể loại + truyền thống thơ ca + văn xuôi GV lấy VD: Truyện Kiều- vay mượn cốt truyện nhưng có nhiều sáng tạo. Thơ Mới - ảnh hưởng của thơ ca Pháp nhưng có nhiều nét riêng. HS lí giải HS lấy VD- phân tích I. Các bộ phận, thành phần của nền văn học VHVN gồm 2 bộ phận: + Văn học dân gian + Văn học viết 1.Văn học dân gian - Nằm trong tổng thể văn hoá dân gian (môi trừơng diễn xướng dân gian - đặc trưng) - Do người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng. - Gồm nhiều thể loại: truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao, … - Có vị trí, vai trò quan trọng: + Gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn. + Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tài hoa của VHDG có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn học viết. 2. Văn học viết - Do tầng lớp trí thức sáng tạo nên, ra đời từ khoảng thế kỉ X. - Gồm 3 thành phần: +Văn học chữ Hán: - Ra đời từ buổi đầu của nền văn học viết. - Có thơ, văn, chủ yếu là mượn của Trung Quốc. - Vẫn đậm đà tính dân tộc. +Văn học chữ Nôm: - Ra đời muộn hơn (thế kỉ XIII). - Chủ yếu là tác phẩm thơ. - Thể hiện rõ ý thức dân tộc và sự sáng tạo độc đáo của cha ông. + Văn học chữ quốc ngữ: - Chủ yếu phát triển từ đầu thế kỉ XX cho đến nay. 3. Mối quan hệ giữa VHDG và văn học viết - Có tác động qua lại với nhau. II- Các thời kì phát triển của nền văn học VHVN từ thế kỉ X đến thế kỉ XX được chia làm 3 thời kì: - Từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 - Từ 1945 đến hết thế kỉ XX 1. Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Phát triển dưới các triều đại phong kiến. - Gồm: VHDG VH viết: Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm - Phát triển gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và những đổi thay về ý thức con người. - Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo và văn học cổ Trung Hoa. 2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 - Văn học thời kì này khá phức tạp. + Chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (Pháp) + Chữ quốc ngữ + Nghề in + Báo chí Văn học bước vào thời kì hiện đại với nhiều cuộc cách tân về hình thức và nội dung… 3.Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học trở nên thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về phía nhân dân. - Văn học từ 1945-1975: Văn học của 30 năm chiến tranh. Nhiệm vụ chủ yếu: tuyên truyền chiến đấu, giáo dục chính trị, ca ngợi người anh hùng, hướng về Tổ quốc… - Văn học từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986đến hết thế kỉ XX: văn học phát triển mạnh mẽ trong điều kiện hoà bình và giao lưu quốc tế; mở rộng về đề tài và đổi mới về phương diện biểu hiện… III. Một số nết đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam 1.VHVN đã thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn của con người Việt Nam - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. VD: Thánh Gióng- đứa trẻ cũng đánh giặc giữ nước. Bình Ngô đại cáo- tự hào trước truyền thống dân tộc… - Lòng yêu nước luôn gắn liền với tình nhân ái. VD: Bình Ngô đại cáo- tha chết cho giặc, cấp lưong thực, phương tiện cho giặc… - Gắn bó tha thiết với thiên nhiên. VD: Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi, Sông Đà- Nguyễn Tuân… - Sống trong khó khăn vất vả nhưng người Việt Nam vẫn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa. VD: Mười cái trứng- còn da lông mọc, còn chồi nảy cây- niềm tin, sự lạc quan… Hệ thống truyện cười… - Người Việt Nam thích cái đẹp xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng đồ sộ… 2. VHVN có nhiều thể loại đặc sắc, có truyền thống thơ ca lâu đời, văn xuôi ra đời muộn nhưng phát triển rất mau lẹ. - Có nhiều thể loại đăc sắc: +Văn học dân gian: 12 thể loại chính +Văn học viết: ả VH chữ Hán: hịch, chiếu, biểu, phú… ả VH chữ Nôm: thơ Nôm đường luật, truyện thơ, hát nói, ngâm khúc. ả VH chữ quốc ngữ: kịch, tiểu thuyết… - Có truyền thống thơ ca lâu đời. + Ca dao, dân ca - thơ lục bát - điệu hát tâm hồn của người Việt Nam. +Tác phẩm ra đời sớm nhất của văn học viết là thơ: Quốc tộ - Pháp Thuận. - Văn xuôi ra đời muộn nhưng phát triển mau lẹ, đặc biệt là từ đầu thế kỉ XX. 3. VHVN luôn tiếp thu mọi luồng văn hoá Đông Tây kim cổ nhưng có chộn lọc và luôn giữ được bản sắc riêng. 4. VHVN là nền văn học có sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, ngay cả khi bị đô hộ, VHVN vẫn tồn tại, phát triển (Văn học thế kỉ XVIII, từ đầu thế kỉ XX)… * Bài tập nâng cao: - Lo gì việc ấy mà lo Kiến trong miệng chén lại bò đi đâu(kiến bò miệng chén) Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong nham hiểm giết người không dao Cũng là phận cải duyên kim, Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao? 4. Củng cố - Các thành phần cơ bản của VHVN - Các giai đoạn phát triển - Những nét đặc sắc truyền thống của VHVN 5. BTVN - BT4 (tr.14), BTNC (tr.14) - Chuẩn bị bài tiếp theo: Văn bản. Ngày 20-8-2008 Tiết 3 Làm văn VĂN BảN A - Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu khát quát về văn bản và các đặc điểm của văn bản. - Vận dụng sự hiểu biết về văn bản vào việc đọc- hiểu văn bản và làm văn. B - Chuẩn bị -Thầy: đọc SGK, đọc TLTK, soạn bài, nêu câu hỏi… -Trò: đọc SGK, trả lời câu hỏi… C - Tiến trình bài học 1 - ổn định tổ chức 2 - Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam? 3 - Bài mới TG Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt ? Trong đời sống, khi giao tiếp, chúng ta thường sử dụng phương tiện nào? Phương tiện đó có được sử dụng tuỳ tiện hay có sự sắp xếp, tổ chức? HS trả lời ? Em thường gặp những loại văn bản nào? (đơn từ, bài báo, bài thơ, truyện ngắn…) ?Để tạo được văn bản, người viết phải xác định những gì? HS trả lời. ? Văn bản viết, khắc, in có vai trò gì đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc? Nhờ đâu mà ta biết được cuộc sống của người xưa cũng như suy nghĩ, cách ứng xử của họ? HS thảo luận. GV lấy VD: cách xưng hô trong giao tiếp hằng ngày. + Câu chuyện chàng Ngốc- nhắc lại lời vợ dặn một cách máy móc, không dựa vào vào câu hỏi và hoàn cảnh sử dụng. GV lấy VD khi các câu rời rạc, đoạn văn lỏng lẻo… HS xem lại bài “Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử”. ? Văn bản giới thiệu cái gì? Văn bản có những ý chính nào? HS trả lời. HS tóm tắt văn bản thành dàn ý. I. Khái quát về văn bản - Trong giao tiếp, nói phải thành lời, viết phải thành bài. - Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Văn bản do nhiều câu kết hợp với nhau, có độ dài ngắn khác nhau. - Để tạo được văn bản, cần xác định: + Mục đích của văn bản + Đối tượng tiếp nhận + Nội dung thông tin + Thể thức cấu tạo, quy tắc ngôn ngữ - Văn bản viết có vai trò quan trọng. II. Đặc điểm của văn bản 1. Văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm và mục đích. - Văn bản phải nói, viết về một đề tài cụ thể. Các từ ngữ, câu văn, đoạn văn phảI tập trung làm rõ nội dung đó. - Khi tái hiện hiện thực, người viết muốn biểu hiện một tư tưởng, tình cảm nhất định. - Mục đích của văn bản là phải tác động đến người đọc, người nghe. 2. Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức - Văn bản thường có bố cục ba phần, theo một thể thức được quy định chặt chẽ. Văn bản chỉ trọn vẹn khi đầy đủ các phần. - Các câu trong trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ. - Dùng từ, sắp xếp từ ngữ… 3. Văn bản có tác giả - Nói: tác giả là người nói - Viết: tác giả là người viết Vai trò của tác giả đối với văn bản viết là rất quan trọng. * Bài tập: Bài tập 4: - Văn bản giới thiệu tổng quan về văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử. - Các ý chính: + Các bộ phận, thành phần của VHVN + Các thời kì phát triển của VHVN. + Những nét đặc sắc truyền thống của VHVN. Củng cố - Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Văn bản có sự thống nhất về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. BTVN - BT4-5(tr.17) - Sưu tầm một số loại văn bản. Ngày 22-8-2008 Tiết 4 Làm văn Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt A - Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu đặc điểm cơ bản của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học ở THCS để nhận diện, phân tích và tạo lập được các kiểu văn bản này. - Thấy được sự đan xen, xâm nhập lẫn nhau giữa các phương thức biểu đạt trong một kiểu văn bản, đồng thời thấy được phương thức chủ đạo. - Có ý thức vận dụng các hiểu biết về kiểu văn bản, các phương thức biểu đạt vào đọc văn và làm văn một cách phù hợp. B - Chuẩn bị - Thầy: đọc SGK, đọc TLTK, soạn bài, nêu câu hỏi… - Trò: đọc SGK, trả lời câu hỏi … C - Tiến trình bài học 1 - ổn định tổ chức 2 - Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày đặc điểm của văn bản? Lấy VD làm rõ các đặc điểm này. 3 - Bài mới TG Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt ? ở THCS, em đã học và làm những kiểu văn bản nào? HS trả lời. GV hoàn chỉnh. ? Mỗi kiểu văn bản trên thường dùng phương thức biểu đạt nào là chính? Phương thức đó có đặc điểm gì? HS trả lời. HS đọc đoạn văn. ? Đoạn văn thuộc kiểu văn bản nào? ? Đoạn văn đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? ? Phương thức biểu đạt nào là chính? Vì sao? HS trả lời. ? Nếu không có những câu văn miêu tả khuôn mặt lão Hạc thì việc kể chuyện bán chó sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? HS đưa ra ý kiến riêng. ? Đoạn văn thuộc kiểu văn bản nào? Giới thiệu về điều gì? Khi giới thiệu, tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? HS trả lời. GV khái quát. HS đọc hai văn bản. ? Hai văn bản có điểm gì giống nhau? HS trả lời. ? Hai văn bản có gì khác nhau? HS trả lời. ? Qua đó, mỗi văn bản đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? HS trả lời. 1. Tìm hiểu chung về các phương thức biểu đạt a. Các kiểu văn bản đã học - Miêu tả - Tự sự - Biểu cảm - Điều hành - Thuyết minh - Lập luận b. Đặc điểm của các phương thức biểu đạt. - Mỗi kiểu văn bản bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính. - Miêu tả: dùng chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được các đặc điểm nổi bật của sự việc, sự vật, con người, phong cảnh…Chúng như hiện ra trước mắt người đọc. - Tự sự: các sự việc liên quan tới nhau dẫn tới một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ tháI độ. - Biểu cảm: bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ, cảm xúc… - Điều hành: trình bày theo một số mục nhất định, truyền đạt yêu cầu của cấp trên, đề đạt nguyện vọng… - Thuyết minh: giới thiệu để làm rõ đặc điểm của đối tượng, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng… - Lập luận: dùng lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm, thuyết phục người nghe. 2. Luyện tập * Đoạn 1: - Kiểu văn bản: tự sự - Các phương thức biểu đạt được sử dụng: + Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. Vì: + Tác giả chủ yếu là trình bày lại sự việc lão Hạc bán con chó và đế kể cho ông giáo biết. + Xen vào là những câu văn miêu tả khuôn mặt của lão Hạc: “cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước, co rúm lại, vết nhăn xô lại, cái đầu ngộe về một bên, cái miệng móm mém…” + Thấy được tình cảm của lão Hạc đối với con chó, sự đau đớn khi phải bán chó… * Đoạn 2: - Kiểu văn bản: thuyết minh - Đối tượng thuyết minh: trái sầu riêng. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng: trái quý, trái hiếm của miền Nam, mùi thơm đậm, quyến rũ; hoa trổ vào cuối năm, màu trắng ngà, cánh như vảy cá, thân khẳng khiu, cao vút, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại… - Khi thuyết minh, tác giả có sự kết hợp giữa phương thức tự sự với miêu tả (tả hoa, thân cây), biểu cảm (ấn tượng với hương vị của loại quả đặc biệt này). Kết lụân: Như vậy, mỗi văn bản thường có sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt, để đạt được hiệu quả tốt nhất. 3.So sánh giữa các văn bản - Điểm giống nhau: Đối tượng: bánh trôi nước với các đặc điểm: có màu trắng, hình tròn, mịn, đun sôI trong nước. Bánh có thể nát hay rắn tuỳ thuộc vào kĩ thuật của người làm bánh. Bánh có khi nổi hay chìm trong nước. - Khác nhau: + Văn bản 1: bánh trôi được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể từ nguyên liệu, các bước làm bánh, yêu cầu kĩ thuật. Chỉ thấy được nghĩa đen của cái bánh trôi. + Văn bản 2: Bánh trôi không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ. Ngoài nghĩa đen, bánh trôI nước được xây dung là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp cũng như thân phận long đong, vất vả của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Nếu văn bản 1, đối tượng được miêu tả khách quan thì ở văn bản 2 ta thấy được cả tình cảm, cảm xúc của người viết. - Văn bản 1: thuyết minh. - Văn bản 2: biểu cảm có kết hợp với miêu tả. 4. Củng cố - Đặc điểm của các phương thức biểu đạt. - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong những văn bản cụ thể. 5. BTVN - Tìm các văn bản cụ thể, phân tích việc sử dụng các phương thức biểu đạt trong đó. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Khái quát văn học dân gian. Tuần 2 Ngày Tiết 5-6 Đọc văn KháI quát văn học dân gian Việt Nam A - Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nhận thức được VHDG Việt Nam là bộ phận có vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của VH dân tộc. - Nắm được một số đặc trưng cơ bản và nhớ được những định nghĩa ngắn gọn về các thể lọai chính của VHDG. - Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm VHDG sẽ học. B - Chuẩn bị - Thầy: đọc SGK, đọc TLTK, soạn bài, nêu câu hỏi… - Trò: đọc SGK, trả lời câu hỏi … C - Tiến trình bài học 1 - ổn định tổ chức: Lớp 10C2: 2 - Kiểm tra bài cũ: ? Lựa chọn một văn bản đã học và chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đó. 3 - Bài mới TG Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt GV giới thiệu lại. ? VHDG là gì? HS trả lời. GV giới thiệu: ở đây muốn nói tới đối tượng sáng tác và đối tượng tiếp nhận chủ yếu VHDG. ? Vì sao nói VHDG Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc? HS trả lời. ? VHDG có những giá trị nào? HS trả lời. ? VHDG có tác động như thế nào đến văn học viết? HS trả lời. GV lấy VD về việc văn học viết sử dụng chất liệu của VHDG: Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương… ? Qúa trình sáng tác, lưu truyền của VHDG diễn ra như thế nào? HS trả lời. ? Vì sao VHDG lại được sáng tác, lưu truyền bằng hình thức truyền miệng? Tại sao khi đã có chữ viết, VHDG vẫn tiếp tục lưu truyền bằng miệng? HS trả lời. 4. Củng cố 5. BTVN Tiết 2: 1. ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới ? Tính tập thể của VHDG được thể hiện ở điều gì? HS trả lời. ? Tập thể ở đây là những ai? HS trả lời. ? Tính tập thể tạo nên những đặc điểm nổi bật gì của VHDG? HS trả lời. GV lấy VD, chỉ ra sự khác nhau giữa các dị bản. ? VHDG có nhiều yếu tố được lặp lại như thế có làm cho VHDG nhàm chán, kém hấp dẫn không? HS thảo luận (xuất phát từ thực tế sáng tác, lưu truyền VHDG…). ? Trong sự so sánh với VH viết, hãy nhận xét về ngôn ngữ của VHDG? HS trả lời. HS lấy VD về các chi tiết kì ảo trong VHDG. ? VHDG có những thể loại nào? Lấy VD cụ thể. HS trả lời. GV định hướng tới những tác phẩm, thể loại sẽ học. I. VHDG trong tiến trình văn học dân tộc - VHDG là một trong hai bộ phận quan trọng của VHVN. - VHDG là những sáng tác: tập thể Truyền miệng Lưu truyền trong nhân dân. 1. VHDG là văn học của quần chúng lao động - VHDG ra đời từ rất sớm, khi chưa có chữ viết. - Khi văn học viết ra đời, VHDG vẫn tiếp tục phất triển, chủ yếu trong tầng lớp dưới - tầng lớp bình dân. - VHDG gắn bó với đời sống và tư tưởng, tình cảm của quần chúng lao động đông đảo trong xã hội, là hình thức nghệ thuật tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp nhân dân lao động. 2. VHDG Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc - Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc đều có gia tài VHDG mang bản sắc riêng đóng góp vào kho tàng VHDG chung của cả nước. Vì thế VHDG Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc. + Dân tộc Kinh: truyền thuyết, ca dao, truyện cổ tích… + Dân tộc Mường: sử thi thần thoại… + Các dân tộc Tây Nguyên: sử thi anh hùng… 3. Một số giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam - Giá trị nội dung: + Phong phú, phản ánh nhiều mặt cuộc sống, được coi là cuốn “SGK về cuộc sống” – cung cấp tri thức về tự nhiên, xã hội. - Giá trị giáo dục: + Góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. + Bảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Giá trị nghệ thuật: + Chứa đựng một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc: ngôn ngữ, hình thức thơ ca, phương pháp xây dung nhân vật, đề tài… - VHDG luôn tồn tại, phát triển song song với văn học viết, là nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật. II. Một số đặc trưng cơ bản của VHDG Việt Nam 1. Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG a. Tính truyền miệng - Đây là đặc trưng nổi bật nhất tạo nên điểm khác biệt cơ bản giữa VHDG và văn học viết. - Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của VHDG. + Một người khởi xướng – tác phẩm hình thành - nhiều người nhớ, đọc lại, kể lại theo ý mình, có sự sửa chữa - tác phẩm trở thành tài sản của tập thể. - VHDG ra đời từ khi chưa có chữ viết, khi có chữ viết, văn học truyền miệng vẫn phát triển do: + Nhân dân không có điều kiện học hành. + VHDG thể hiện tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, tập quán sinh hoạt của nhân dân lao động… Nhu cầu sáng tác, hưởng thụ văn học trực tiếp, gián tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, tạo nên hình thức diễn xướng dân gian. b. Tính tập thể - Đây là hệ quả tất của việc VHDG sáng tác, lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. + Tập thể là người sáng tạo ra tác phẩm VHDG (Quá trình sáng tác từ cá nhân đến tập thể). + VHDG là tài sản của tập thể. - Đặc điểm: + Về phương diện hình thức tồn tại: Tác phẩm VHDG có nhiều dị bản. Dị bản mang dấu ấn địa phương, thời gian và đặc điểm văn hoá của cộng đồng lưu truyền tác phẩm. VD: (1) + Thóc bồ thương kẻ ăn đong Có chồng thương kẻ nằm không một mình. + Dốc bồ thương kẻ ăn đong Goá chồng thương kẻ nằm không một mình. (2) + Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng Về kinh ăn cá, về đồng ăn cua. + Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng Về sông ăn cá, về đồng ăn cua. + Về phương diện nội dung: VHDG quan tâm đến những gì là chung cho cả một cộng đồng người; cái tôi cá nhân dễ bị xoá nhoà. VD: Sử thi – người anh hùng của cả cộng đồng. VHDG có nhiều yếu tố được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các tác phẩm cùng thể loại: môtip nhân vật; cốt truyện; hình ảnh; công thức ngôn từ… Đây là truyền thống nghệ thuật – nét đặc biệt ở VHDG. 2. Về ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG a. Ngôn ngữ - VH viết dùng ngôn ngữ viết; VHDG dùng nói (lời hát, lời kể, lời nói…). Ngôn ngữ của VHDG giản dị, có nhiều đặc điểm của ngôn ngữ nói. b. Nghệ thuật - Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; xuất phát từ cách nhận thức và phản ánh hiện thực. + Cách nhận thức cuộc sống: thần thánh hoá các sự vật, hiện tượng như tục thờ thần núi, thần sông… Vì thế có truyện kể về hiện tượng người hoá thành vật, vật hoá thành người, vật biết nói, có phép thuật… Từ đó lí giải các hiện tượng trong đời sống xã hội. + Phản ánh hiện thực: mô tả lại hiện thực, phản ánh sự kiện chỉ có trong trí tưởng tượng. Đó là yếu tố thần kì trong VHDG. III. Những thể loại chính của VHDG Việt Nam 1. Thần thoại VD: Thần Trụ Trời… 2. Sử thi VD: Đăm Săn, Xinh Nhã, Đẻ đất đẻ nước… 3. Truyền thuyết VD: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ… 4. Truyện cổ tích VD: Tấm Cám, Chử Đồng Tử… 5. Truyện cười dân gian VD: Lợn cưới áo mới… 6. Truyện ngụ ngôn VD: Thầy bói xem voi… 7. Tục ngữ VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn… 8. Câu đối VD: Bằng chiếc lá đa Đi xa về gần (Là cái gì?) 9. Ca dao, dân ca Lưu ý: Dân ca = lời ca dao + giai điệu 10. Vè 11. Truyện thơ: Tự sự + trữ tình VD: Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái)… 12. Các thể loại sân khấu dân gian Gồm: chèo, tuồng đồ, một số trò diễn… VD: Quan Âm Thị Kính, Kim Nham… 4. Củng cố - VHDG là bộ phận không thể thiếu trong tổng thể nền văn học dân tộc. 5. BTVN - Bài tập nâng cao (tr.27) - Chuẩn bị bài tiếp theo: Sưu tầm một số thể loại văn bản. Ngày 28-8-2008 Phân loại văn bản Tiết 7 theo phong cách chức năng ngôn ngữ Làm văn A- Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm được cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ. - Vận dụng sự hiểu biết đó vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn. B- Chuẩn bị - Thầy: đọc SGK, đọc TLTK, soạn bài, nêu câu hỏi… - Trò: đọc SGK, trả lời câu hỏi … C- Tiến trình bài học 1- ổn định tổ chức” Lớp 10C2: 2- Kiểm tra bài cũ: ? VHDG có những đặc trưng cơ bản nào? Phân tích một đặc trưng. 3- Bài mới TG Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt ? Chỉ ra một vài tiêu chí để phân loại văn bản. HS trả lời. ? Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là gì? HS trả lời. HS trả lời. ? Dựa vào chức năng ngôn ngữ, văn bản được phân chia như thế nào? HS trả lời. Hướng dẫn HS kẻ bảng kết hợp với bài tập 1. Loại văn bản- Lĩnh vực dùng- VD Dựa trên một số văn bản hành chính HS đã sưu tập, GV hướng dẫn HS nhận xét về cấu tạo của chúng. ? Hai văn bản đó thuộc loại văn bản nào? HS trả lời. ? Nhận xét gì về thể thức cấu tạo của 2 văn bản trên? HS trả lời. 1. Tìm hiểu chung - Một vài tiêu chí để phân loại văn bản: + Theo phương thức biểu đạt. + Theo thể thức cấu tạo. + Theo độ phức tạp về hình thức và nội dung. + Theo phong cách chức năng ngôn ngữ… - Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng làm công cụ giao tiếp. Thích ứng với mỗi lĩnh vực và mục đích giao tiếp cụ thể, ngôn ngữ tồn tại theo một kiểu diễn đạt nhất định. Đó chính là phong cách chức năng ngôn ngữ. - Phân chia văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ: + Văn bản sinh hoạt: dùng trong sinh hoạt hằng ngày giữa các cá nhân với nhau. VD: nhật kí, thư từ…Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm. + Văn bản hành chính: dùng trong giao tiếp hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau. VD: Đơn xin nghỉ học, Đơn xin học nghề… + Văn bản khoa học: dùng trong các lĩnh vực khoa học. VD: Bài “Khái quát VHDG Việt Nam” (SGK)… + Văn bản báo chí: dùng trên báo đài. VD: Tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm… + Văn bản chính luận: dùng khi cần bày tỏ chính kiến, quan điểm, xem xét, đánh giá đối với các vấn đề được đặt ra cho đời sống xã hội…VD: Tuyên ngôn độc lập… + Văn bản nghệ thuật: dùng trong những thể loại sáng tác: thơ, kịch, văn xuôi… VD: “Đồng chí”, “Lặng lẽ Sa pa”… 2. Luyện tập Bài 2: - Đặc điểm chung về cấu tạo của văn bản hành chính: + Quốc hiệu: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Tiêu ngữ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc + Địa điểm, thời gian viết. + Chữ kí, họ tên của người ra văn bản. Đây là cách viết các loại đơn, biên bản. Bài 4: Bài “Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” và “Khái quát VHDG Việt Nam” thuộc loại văn bản khoa học. - Thể thức cấu tạo gồm các đề mục lớn, nhỏ tương ứng với nội dung trong từng mục. VD: “Khái quát VHDG Việt Nam”: I. VHDG trong tiến t

File đính kèm:

  • docGiao an10NC.doc