A. mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học. Nắm chắc đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu đwợc ý nghĩa văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng và có định hướng tốt khi đọc hiểu tác phẩm văn học.
B. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: không.
2. Giới thiệu bài mới(1)
Trong chơng trình Ngữ văn ở THCS chúng ta đã đợc học những văn bản từ “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh đến Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-tet, “Dế Mèn phiêu lu kí” của Tô Hoài, “Lão Hạc” của Nam Cao:
Văn bản nào đợc coi là văn bản văn học? Văn bản văn học có những đặc điểm gì? Để thấy được điều đó, hãy cùng tìm hiểu bài văn bản văn học.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6892 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 11- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 22/9/2007 Giảng ngày 23/9/2007
TIẾT: 11 Môn : Làm Văn.
Văn bản văn học
A. mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học. Nắm chắc đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu đwợc ý nghĩa văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng và có định hướng tốt khi đọc hiểu tác phẩm văn học.
B. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: không.
2. Giới thiệu bài mới(1’)
Trong chơng trình Ngữ văn ở THCS chúng ta đã đợc học những văn bản từ “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh đến Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-tet, “Dế Mèn phiêu lu kí” của Tô Hoài, “Lão Hạc” của Nam Cao:
Văn bản nào đợc coi là văn bản văn học? Văn bản văn học có những đặc điểm gì? Để thấy được điều đó, hãy cùng tìm hiểu bài văn bản văn học.
3. Nội dung:
T0
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Kiến thức cần đạt
10’
17’
- Thế nào là văn bản văn học được hiểu theo nghĩa rộng? Cho ví dụ.
Ví dụ.
“Chiếu dời đô”, “Hịch tớng sĩ”, “Cáo bình Ngô” đến những tác phẩm “Dế Mèn phiêu lu kí”, “Trong lòng mẹ”, “Viếng lăng Bác”, “Ma”, “Lượm”... đều đợc gọi là văn bản văn học.
?Thế nào là văn bản văn học hiểu theo nghĩa hẹp? cho ví dụ.
?Từ đó rút ra khái niệm của văn bản học là gì?
Theo nghĩa hẹp: vb vh - (tạo ra những hình tượng bằng tưởng –tượng. Ví dụ những văn bản thuộc các thể loại truyện cổ dân gian như thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn dến truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch thơ ca dân gian (ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè) …
?Những điểm cần lưu ý về văn bản học như thế nào?
a) Theo nghĩa rộng: Ngôn từ trong văn bản văn học đợc sử dụng có tính nghệ thuật. Còn nghĩa hẹp sử dụng ngôn từ theo sự sáng tạo bằng hư cấu. Vậy phân biệt nghĩa hẹp và rộng là ở sự hư cấu và sáng tạo.
b) Ranh giới giữa nghĩa hẹp và nghĩa rộng để phân biệt văn bản văn học cũng có tính lịch sử. Thời trung đại do văn, sử, triết bất phân nên ranh giới chưa rõ rệt. Thời hiện đại và ngày nay đã rõ ràng. Có điều chất văn cuả thể kí, của tản văn vẫn nằm trên ranh giới giữa văn học và báo chí.
c) Chơng trình văn THPT chỉ tìm hiểu văn bản văn học theo nghĩa hẹp. Vì nó vừa có đặc điểm ngôn từ của văn bản hiểu theo nghĩa rộng, vừa có đặc điểm của hình tượng hư cấu, sáng tạo của ngươì viết. Muốn đọc - hiểu văn bản văn học cần tìm hiểu đặc điểm của nó
? Sách giáo khoa trình bầy mấy ý về đặc điểm ngôn từ. Hãy nêu tên ngắn gọn của các ý đó?
- Sách giáo khoa (SGK) trình bày 3 ý về đặc điểm ngôn từ:
a) Tính nghệ thuật và thẩm mĩ
b) Tính hình tượng của ngôn từ
c) Tính biểu tượng và đa nghĩa
?Ngôn ngữ bài ca dao có gì đáng chú ý?
- Đọc bài ca dao ta thấy lời ca nằm trong thể đối đáp của ca dao trữ tình. Chủ đề là những chàng trai, cô gái nông thôn không tên tuổi. Bài ca có vần, điệu lại đợc diễn tả bằng hình ảnh sinh động của Mận, Đào và lời vào vờn Hồng. Nói xa xôi chuyện Mận, Đào nhng là nói chuyện đôi ta. Nói vòng vèo “lối vào vờn hồng” nhng thực chất là cách tỏ tình kín đáo, tế nhị của chàng trai.
? Tính nghệ thuật và thẩm mĩ của ngôn ngữ trong văn bản văn học là gì?
Lối vào vườn hồng không phải đường đi thật mà là cách tỏ tình.
? Thế nào là tính hình tượng của ngôn từ trong văn bản văn học?
?Em hãy lấy ví dụ và phân tính tính hình tượng của ngôn từ trong văn bản văn học?
- Dế Mèn kể chuyện mình, ngôn ngữ không phải của Dế mèn mà Tô Hoài tưởng tượng để viết ra. Lão Hạc, chị Dậu cũng không phải có thật, Đôn Ki-hô-tê cũng vậy. Đấy chỉ là những nhân vật hư cấu của nhà văn. Ngô Tất Tố phải quan sát, nhận biết bao cảnh đời của ngời phụ nữ cố thừa nông thôn trước cách mạng mới xây dựng được nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn”. Từ đó cách tự xưng là: thiếp, tôi, còn, anh, em trong văn, thơ, không phải đồng nhất với tác giả ở ngoài đời.
?Vậy tính hình tượng của ngôn ngữ trong văn bản văn học có đặc điểm gì?
?Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn thơ có gì khác với ngôn ngữ hàng ngày?
Cũng là gọi mẹ, song “Mẹ ơi! cho con sang bà ngoại chơi”, “Mẹ ơi! Bà ngoại bảo, ngày mai, mẹ sang bên bà có việc”. Ngôn ngữ hàng ngày thiên về tính thực dụng. Trong khi đó mẹ trong đoạn thơ của Tố Hữu không phải là bà mẹ cụ thể nào mà là biểu tượng chung cho người mẹ Việt Nam
- Nước mắt không chỉ là nước mắt còn là biểu tượng của đau khổ.
- Tre, chuối, đồng, bãi, trâu là biểu tượng sức sống của quê hương được giải phóng.
? Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
?Đọc hai câu thơ của Nguyễn Du “Vầng trăng ... trường”
Trăng, ai, xẻ có phải là đa nghĩa không?
+ “Trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi tắn, trong trẻo, mát dịu nó cũng là biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc.
+ “Ai” đại từ phiếm chỉ, trong văn cảnh này chỉ số phận con người và cũng chỉ Thuý Kiều khi nàng chủ động khuyên Thúc Sinh.
“Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao”
Màu sắc “Nhợt nhạt” thân hình to béo đẫy đà với cử chỉ hành động của mụ chủ chứa chỉ làm người ta đáng ghét và ghê rợn.
?Đặc điểm thứ hai của hình tượng văn học là gì?
(HS đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
(HS đọc phần 1.1 SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS đọc bài ca dao (SGK)
“Bây giờ ... chưa ai vào” độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
(HS đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
(HS đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS đọc phần b. trong SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
I. Khái niệm văn bản văn học Theo nghĩa rộng văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của ngời viết.
- Theo nghĩa hẹp văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu.
II. Đặc điểm của văn bản văn học
1. Đặc điểm về ngôn từ.
a. Tính nghệ thuật và thẩm mĩ
- Tính nghệ thuật và thẩm mĩ của ngôn ngữ trong văn bản văn học là sắp xếp có vần, điệu lời diễn tả có hình ảnh sinh động, có những biện pháp tu từ. Tính thẩm mĩ có được là do sự liên tưởng thoát khỏi tính thực dụng trực tiếp để tạo ra vẻ đẹp hấp dẫn, ý nhị, gợi cảm
b. Tính hình tượng của ngôn từ
- Tính hình tượng của ngôn từ trong văn bản văn học là do trí tưởng tượng của người viết tạo ra.
- Tính hình tượng của ngôn ngữ trong văn bản văn học có đặc điểm là làm cho văn bản thoát li các sự thật cụ thể để nói tới sự thật có tính khái quát.
c. Tính biểu tượng đa nghĩa.
- Ngôn ngữ trong văn bản văn học có tính biểu tượng.
- Hình tượng văn học là phương tiện giao tiếp đặc biệt.
4. Củng cố, luyện tập: .GV khái quát kt cơ bản.
Bài tập: GV gợi ý hướng dẫn, học sinh vè nhà hoàn thiện.
Bài tập 2
Phân tích tính nghệ thuật và tính thẩm mĩ trong ngôn từ của đoạn thơ.
“Tà tà bóng ngả về tây... bắc ngang”
- Đoạn thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên. Cảnh hiện ra dần dần trớc mắt. Mặt trời đã chếch về phía tây. Đó là cảnh chiều muộn. Một con suối nhỏ, xa xa một dịp cầu bắc ngang. Ngôn ngữ không chỉ tạo ra hình tượng mà còn tạo ra nhịp điệu. Những tiếng “thanh thanh” gợi ra màu sắc thanh đạm “nao nao” nước chảy nhẹ, êm. “Nho nhỏ” gợi ra vẻ thanh tú của chiếc cầu. Tất cả là tính nghệ thuật của ngôn ngữ. Tâm trạng của con người trong cảnh chiều muộn cũng bâng khuâng, lưu luyến, chưa muốn về. Đó là tính thẩm mĩ đã tạo ra từ ngôn ngữ thơ ca.
- Phân tích đoạn văn trích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
“Dứt lời ông lão... bỏ mẹ chúng nó”. Từ đó, chỉ ra tính nghệ thuật và thẩm mĩ của ngôn từ.
- Đoạn văn tả cảnh ngày hè oi ả, nắng chang chang “Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói lừ dừ. Đường vắng hẳn ngời qua lại. Họ dạt vào các khoảng bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợn lên, oi ả”. Tác giả tạo nên bức tranh tương phản. “Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường vắng ... chúng nó” ông quên cả nắng, nói chuyện với cả những người không quen biết. Tạo ra bức tranh tương phản này là nghệ thuật miêu tả - nghệ thuật ngôn từ. Người nông dân hiện ra với những phẩm chất yêu làng xóm quê hương, đất nước, căm thù giặc như thế thật thú vị. Đó là tính thẩm mĩ.
Bài tập 3
Phân tích ý nghĩa biểu tợng trong đoạn thơ sau: “Quê hương anh hước mặn đồng chua, ... đồng chí”.
- Đoạn thơ trích trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo nên những biểu tượng:
+ Nước mặn đồng chua
+ Đất cày lên sỏi đá.
Hai biểu tượng gợi cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân mặc áo lính. Những biểu tượng:
- Người xa lạ.
- Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Những biểu tượng này làm rõ những người đồng chí đã vượt qua sự xa lạ, khác biệt thành người thân thiết.
Biểu tượng thứ ba:
* Súng bên súng đầu sát bên đầu
* Đêm rét chung chăn
Đây là những biểu tượng khẳng định tình đồng chí gần gũi thân mật, gắn bó.
Bài tập 4
Nêu đặc điểm hình tợng văn học. Hãy phân tích đặc điểm ấy qua đoạn thơ, đoạn văn trích ở bài tập 2, 3.
- Hình tượng văn học do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người đọc. Đó là hình tượng nghệ thuật đầy hấp dẫn như cuộc sống thật. Nhng nó chỉ tồn tại đối với trí tởng tợng và trong tưởng tượng.
- Hình tượng văn học là một thông điệp của người cầm bút muốn truyền cho người đọc cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, gợi lên một cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống.
Ví dụ: Đoạn thơ trong “Truyện Kiều”
Đó là buổi chiều muộn. Cảnh vật hiện dần trước mắt con người. Cái gì cũng có xu hướng thu hẹp dần. Một dòng suối nhỏ, nhịp cầu cũng nhỏ bé. Dòng nước chảy nhẹ. Ngôn ngữ đã tạo nên hình tượng nghệ thuật đầy sáng tạo. Đó còn là bức thông điệp: Nguyễn Du muốn gửi tới người đọc cảnh một ngày xuân. Cảnh ấy cũng gợi cho con ngời lòng lưu luyến, bâng khuâng.
E. Hướng dẫn học bài :
Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
Đọc sgk củng cố kiến thức đó học, hòan thiện bài tập
Ôn lại kiểu bài làm văn nghị luận.
Giờ sau học làm văn.
File đính kèm:
- tiet 11.doc