Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 13: uy-Li-xơ trở về (trích sử thi ô-đi-xê)

A. mục tiêu bài học

Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu đợc trí tuệ và tình yêu chung thuỷ là hai phẩm chất cao đẹp của nhân vật trong sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ.

- Thấy đợc nét cơ bản, đặc sắc của nghệ thuật. Đó là cách thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật, cách trần thuật của đoạn trích.

2. Kĩ năng: Cảm thụ văn học, cảm thụ tác phẩm sử thi.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của nhân loại.

B. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 C. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: không

2. Giới thiệu bài mới:(1) ở thế kỉ thứ IX và VIII trớc công nguyên, trên đất nước Hi Lạp có một ngời nghệ sĩ mù đã đi lang thang khắp đất nước để kể về tác phẩm của mình. Đó là Hô-me-rơ (Tiếng Hi Lạp là Hô-me-rox). Ông là tác giả của hai cuốn sử thi vĩ đại I-li-at và Ô-đi-xê. Hô-me-rơ đã dựa vào truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, một sự kiện xảy ra cách thời đại Hô-me-rơ ba thế kỉ. Nối tiếp sử thi I-li-át là Ô-đi-xê. Tác phẩm Ô-đi-xê ra đời vào lúc ngời Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Sự nghiệp này đòi hỏi ngời Hi Lạp phải có phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Mặt khác Ô-đi-xê ra đời, ngời Hi Lạp từ giã chế độ công xã thị tộc để thay vào đó là tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ, một chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung giữa vợ chồng. Đoạn trích Uy-li-xơ trở về đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp đó của ngời Hi Lạp thời cổ.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 13: uy-Li-xơ trở về (trích sử thi ô-đi-xê), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 25/9 Giảng ngày: 26/9 TIẾT: 13 + 14, Môn : Văn học. Uy-li-xơ trở về (Trích sử thi Ô-đi-xê) Tiết 1 Hô-me-rơ A. mục tiêu bài học Giúp HS: Kiến thức: - Hiểu đợc trí tuệ và tình yêu chung thuỷ là hai phẩm chất cao đẹp của nhân vật trong sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ. - Thấy đợc nét cơ bản, đặc sắc của nghệ thuật. Đó là cách thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật, cách trần thuật của đoạn trích. 2. Kĩ năng: Cảm thụ văn học, cảm thụ tác phẩm sử thi. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của nhân loại. B. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn . D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: không 2. Giới thiệu bài mới:(1’) ở thế kỉ thứ IX và VIII trớc công nguyên, trên đất nước Hi Lạp có một ngời nghệ sĩ mù đã đi lang thang khắp đất nước để kể về tác phẩm của mình. Đó là Hô-me-rơ (Tiếng Hi Lạp là Hô-me-rox). Ông là tác giả của hai cuốn sử thi vĩ đại I-li-at và Ô-đi-xê. Hô-me-rơ đã dựa vào truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, một sự kiện xảy ra cách thời đại Hô-me-rơ ba thế kỉ. Nối tiếp sử thi I-li-át là Ô-đi-xê. Tác phẩm Ô-đi-xê ra đời vào lúc ngời Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Sự nghiệp này đòi hỏi ngời Hi Lạp phải có phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Mặt khác Ô-đi-xê ra đời, ngời Hi Lạp từ giã chế độ công xã thị tộc để thay vào đó là tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ, một chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung giữa vợ chồng. Đoạn trích Uy-li-xơ trở về đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp đó của ngời Hi Lạp thời cổ. 3. Nội dung: T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt 20’ 10’ 10’ 17’ Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? - Giới thiệu vài nét về Hô-me-rơ, tác giả hai cuốn sử thi I-li-at và Ô-đi-xê - Tóm tắt giá trị của sử thi Ô-đi-xê. Em hiểu gì về Hô-me-rơ? Dựa vào SGK anh (chị) hãy tóm tắt tác phẩm Ô-đi-xê một cách ngắn gọn nhất. - Chinh phục biển cả Sau chiến thắng thành Tơ-roa, Uy-li-xơ cùng đồng đội trở về quê hơng. Họ lênh đênh trên biển cả suốt mời năm trời. Bảy năm, chàng bị nữ thần Ca-líp-xô vì yêu chàng ngăn giữ. Theo lệnh của thần Dốt Calip xô phải để chàng đi. Bị thần biển trả thù làm đắm bè, chàng trôi dạt vào xứ Phê-a-ki. Công chúa Nô-di-ca yêu và nhà vua An-ki-nô-ốt tiếp đãi tử tế. Nhà vua yêu cầu chàng thuật lại cuộc hành trình từ khi rời khỏi Tơ -roa. Uy-li-xơ thuật lại chuyện chàng và đồng đội dạt vào xứ sở của tên khổng lồ một mắt Xi-clốp bị nó ăn thịt sáu bạn đồng hành. Chàng và đồng đội dùng mu trí thoát khỏi hang của hắn. Uy-li-xơ và đồng đội lại đi ngang qua đảo của các làng tiên cá Ri-ren có tiếng hát du dơng, mê hồn nhng vô cùng nguy hiểm. Cuối cùng Uy-li-xơ cùng các bạn đồng hành lạc vào đảo mặt trời, ăn thịt bò của Dớt. Chỉ mình Uy-li-xơ sống sót vì không ăn thịt bò. Nhà vua An-ki-nô-ốt cho thuyền đa chàng về quê. - Trí tuệ và tình yêu chung thuỷ Đợc nữ thần A-tê-na báo trớc cho Tê-lê-mác con trai của Uy-li-xơ là cha đã về. Nhng Uy-li-xơ lại giả làm ngời hành khất, lọt đợc vào ngôi nhà của mình kể cho Pê-nê-lốp nghe về chuyện của chồng nàng mà mình biết. Lúc này Pê-nê-lốp (vợ chàng) đang bị 108 tên vơng tôn công tử cầu hôn. Nàng thách đố ai giơng đợc chiếc cung của Uy-li-xơ và bắn xuyên qua 12 cái vòng thì nàng sẽ lấy ngời đó. Bọn vơng tôn công tử bị thất bại, Uy-li-xơ xin đợc giơng cung bắn và chàng đã chiến thắng. Cha con chàng đã trừng trị bọn cầu hôn. Uy-li-xơ còn phải trải qua thử thách của vợ về chiếc giờng bí mật mà chỉ có hai vợ chồng nàng mới biết. Chàng đã giải toả hết mọi nghi ngờ của ngời vợ thuỷ chung. Gia đình sum họp một nhà. ?Nêu khái quát giá trị của cuốn sử thi “Ô-đi-xê”? Trước đoạn trích này, Uy-li-xơ giả vờ làm ngời hành khất vào đợc ngôi nhà của mình, kể cho Pê-nê-lốp về chuyện chồng của nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn cung. Dựa vào đó hai cha con Uy-li-xơ đã tiêu diệt 108 vơng tôn công tử láo xợc và đám giai nhân không trung thành. ?Xác định đại ý đoạn trích? ?Đoạn trích chia làm mấy phần. ý của mỗi phần? ?Nàng Pê-nê-lốp đang trong hoàn cảnh như thế nào? ?Thái độ của Pê-nê-lốp nh thế nào trước lời nhũ mẫu? Em có suy nghĩ gì về thái độ ấy của Pê-nê-lốp? “Đây là một vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng, một vị thần bất bình vì sự láo xợc bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng... nên chúng phải đền tội đó thôi. Còn về phần Uy-li-xơ thì ở nơi đất khách quê ngời chàng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng nghĩ mình đã chết rồi. ?Khi Pê-nê-lốp sắp gặp Uy-li-xơ thì tâm trạng của nàng nh thế nào? - Nó biểu hiện ở dáng điệu cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử: “Không biết nên đứng xa xa hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. - “Ngồi lặng yên trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dới bộ áo quần rách mớp. ? Tê-lê-mác trách mẹ, tâm trạng của Pê-nê-lốp nh thế nào? Nàng trả lời con trai nhưng có phải chỉ nói với con không? Pê-nê-lốp xúc động nói với con trai mình “Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng. Mẹ không sao nói đợc một lời, mẹ không thể hỏi han, cũng không thể nhìn thẳng mặt ngời. Nếu quả thật đây chính là Uy-li-xơ, bây giờ đã trở về thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận ra nhau một cách dễ dàng, vì cha và mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ hai ngời biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết”. Nàng nói với con trai nhng cũng là nói với Uy-li-xơ đang ngồi trớc mặt. Cách nói thật tế nhị, khéo léo. Nàng giấu đi sự thử thách, nhưng chắc chắn tâm trí nàng liên tưởng tới “dấu hiệu riêng ấy - chiếc giường”. ?Qua hai cuộc tác động, em thấy tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào? Hãy nêu vài nét nghệ thuật thể hiện tâm trạng ấy? HS đọc phần tiểu dẫn) độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi (HS đọc theo phân vai) độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi (HS đọc đoạn 1) độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn - Theo tiếng Hi Lạp, Hô-me-rơ gọi là Hô-me-rox sống vào khoảng thế kỉ IX và VIII trớc Công Nguyên. Nơi ông sinh ra là đất I-ô-ni-ven bờ biển Tiểu á. Ông là tác giả của hai cuốn sử thi I-li-át và Ô-đi-xê nổi tiếng. Ông đã tái hiện lại sự kiện cách ông ba thế kỷ. Ông là một nghệ sĩ mù, thường đi lang thang khắp đất nước Hi Lạp để kể về tác phẩm của mình. Cuốn sử thi đã tập trung thể hiện hình tượng Uy-li-xơ tiêu biểu cho sức mạnh của trí tuệ, ý chí nghị lực của con ngời cùng khát vọng chinh phục biển cả. Đồng thời còn là bài ca ca gợi hạnh phúc gia đình, tình yêu chung thuỷ. 2. Văn bản a. Vị trí đoạn trích - Đoạn trích này bắt đầu từ đó. Đoạn trích nằm ở khúc ca XXIII gần cuối thiên sử thi. - Đọc chú thích b. Đại ý Miêu tả hai cuộc tác động đối với nàng Pê-nê-lốp và cuộc đấu trí giữa Uy-li-xơ và Pê-nê-lốp qua thử thách để gia đình đoàn tụ, hạnh phúc. c. Bố cục - Đoạn 1 từ đầu đến “và người giết chúng”: tác động của nhũ mẫu với nàng Pê-nê-lốp. - Đoạn 2 tiếp đó đến “Người kia gan dạ: tác động của Tê-lê-Nú với mẹ. - Đoạn 3 còn lại: cuộc đấu trí qua thử thách giữa Uy-li-xơ và Pê-nê-lốp, gia đình đoàn tụ. II. Đọc - hiểu 1. Tâm trạng nàng Pê-nê-lốp - Chờ đợi chồng hai mơi năm trời đằng đẵng + Tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để làm kế trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn. + Cha mẹ đẻ của chàng thúc giục tái giá - Nàng không bác bỏ ý của nhũ mẫu mà thần thánh hoá sự việc. - Thái độ ấy thể hiện nàng trấn an nhũ mẫu và cũng là cách để tự trấn an mình. -Tâm trạng của nàng “rất đỗi phân vân” Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mung lung nhng cũng không giấu đợc sự bàng hoàng xúc động. - Nàng nói với con nhưng thực ra là nói với chông, thanh minh và ý tứ muốn thử thách chồng. - Pê-nê-lốp là con người có trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Nàng còn là người rất thận trọng. Với nàng lúc này thận trọng không thừa. Nàng là con người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà giàu tình cảm. - Nghệ thuật miêu tả của Hô-me-rơ không hề mổ xẻ tâm lí nhân vật mà đưa ra dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, xây dựng đối thoại. Lời nói mang tính lập luận, song rất chất phác, hồn nhiên của ngời Hi Lạp thời cổ. 4. Củng cố, luyện tập: . Gv khái quát kt cơ bản. ? Suy nghĩ và cảm nhận của em về ý nghĩa triết lí của tác phẩm? Tình cảm của em với Pê-nê-lốp? -Tuỳ học sinh, gv bổ sung điều chỉnh. E. Hướng dẫn học bài : - Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Bài tập: - Đọc trước sgk phần còn lại và trả lời câu hỏi. ? Uy-lit-xơ đã nói gì? Em có nhận xét gì về cách miêu tả này? ?Trước lời lẽ của Uy-lit-xơ, Pê-nê-lốp đã thể hiện cử chỉ hành động gì? ? Nàng nói những gì? ?Em có suy nghĩ gì trước cử chỉ, lời nói ấy? ?Em có suy nghĩ gì trước cảnh gia đình sum họp? Giờ sau học văn học .

File đính kèm:

  • doctiet 13.doc