Giáo án Ngữ Văn lớp 10 Trường THPT Cái Bè

* Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN CHUNG:

- GV gọi HS đọc phần hướng dẫn chung trong sgk trang 26.

* Hoạt động 2: GỢI Ý ĐỀ BÀI:

- GV gọi HS đọc các đề bài gợi ý trong sgk.

- GV giải thích các gợi ý để giúp HS có sự lựa chọn hợp lý khi làm bài.

* Hoạt động 3: GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

- GV gọi HS đọc gợi ý cách làm bài.

* Hoạt động 4: ĐỌC THÊM VÀ THAM KHẢO

- GV gọi 2 HS đọc các văn bản đọc thêm ở SGK

 

doc215 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 10 Trường THPT Cái Bè, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Cái Bè. Tuần lễ thứ: 3. Lớp: 10. Môn: Đọc văn. Tiết thứ: 7 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 Cảm nghĩ về một hiện tượng trong đời sống hoặc một tác phẩm văn học I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nhận thức được : Viết một bài văn phải bộc lộ được những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống ( hoặc một tác phẩm văn học). II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI Ở NHÀ: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN CHUNG: - GV gọi HS đọc phần hướng dẫn chung trong sgk trang 26. * Hoạt động 2: GỢI Ý ĐỀ BÀI: - GV gọi HS đọc các đề bài gợi ý trong sgk. - GV giải thích các gợi ý để giúp HS có sự lựa chọn hợp lý khi làm bài. * Hoạt động 3: GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI - GV gọi HS đọc gợi ý cách làm bài. * Hoạt động 4: ĐỌC THÊM VÀ THAM KHẢO - GV gọi 2 HS đọc các văn bản đọc thêm ở SGK I/. HƯỚNG DẪN CHUNG: SGK /TRANG 26 ( 1,2,3,4 yêu cầu) II/. GỢI Ý ĐỀ BÀI: 1/. Ghi lại cảm nghĩ chân thực của em trước sự việc, hiện tượng hoặc con người, ngày đầu tiên bước vào lớp 10, thiên nhiên và con người trong chuyển mùa, . . . 2/. Cảm xúc của em khi đến thăm người thân lâu ngày mơí gặp lại. 3/. Nêu cảm nghĩ về một câu chuyện đã học không thể nào quên. 4/. Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ, một nhà thơ mà em yêu thích nhất. III/. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI: SGK IV/. ĐỌC THÊM VÀ THAM KHẢO: Sgk/ trang 28 + 29 1/. Cha thân yêu nhất của con 2/. Lấp lánh hồn ta mặn gió khơi. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Hs làm bài ở nhà ( nộp lại cho GV vào tiết học tiếp theo của tuần). - Chú ý cách làm bài, viết có cảm xúc, diễn đạt logic, mạch lạc. . . - Chuẩn bị cho tiết 8 & 9 : Soạn bài mới: “CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY” CÂU HỎI: Nêu định nghĩa về sử thi và sử thi anh hùng? Tóm tắt nội dung sử thi “Đăm Săn”? Xác định vị trí và bố cục đọan trích? Cảnh dánh nhau giẵ hai tù trưởng diễn biến như thế nào? Thái độ của mọi người như thế nào đối với chiến thắng của vị tù trưởng Đăm Săn? Hình tượng người anh hung đăm Săn được miêu tả như thế nào? GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Cái Bè. Tuần lễ thứ: 3. Lớp: 10. Môn: Đọc văn. Tiết thứ: 8 – 9 . CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh: - Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng, sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi. - Nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có được trong cuộc đấu tranh vì danh dự, hạnh phúc cho mọi người. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1. III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: BÀI: VĂN BẢN CÂU HỎI: Em hiểu thế nào là văn bản? Văn bản thường có những đặc điểm gì? Trong lĩnh vực giao tiếp, có các loại văn bản nào? 2. Bài mới: Các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được Tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công nhân Di sản cồng chiêng là do sản văn hoá thế gới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn rất nổi tiếng với những trường ca sử thi anh hùng. Trong số đó, tiêu biểu là đoạn trích mà chúng ta sắp tìm hiểu. HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về sử thi và tác phẩm - Thao tác 1: Tìm hiểu định nghĩa về sử thi. I. Tìm hiểu chung: 1. Sử thi: + GV: Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn ở Sgk. + GV: Nhắc lại đinh nghĩa về sử thi? + HS: Phát biểu. + GV: Sử thi là thể loại của dân tộc nào? + GV: Có mấy loại sử thi? Nêu định nghĩa về từng thể loại? + HS: Phát biểu. + GV: Yêu cầu học sinh gạch chân các định nghĩa trong SGK + GV: Theo em, tác phẩm sử thi được diễn xướng như thế nào? + HS: Phát biểu. + GV: bổ sung thêm: ● Một số dân tộc thiểu số còn lưu truyền lại được sử thi của dân tộc mình ● Riêng dân tộc Kinh thì cho đến nay không tìm thấy được bộ sử thi nào. Có thể không có hoặc đã thất truyền. - Định nghĩa. (SGK) - Là thể loại đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở nước ta. - Gồm 2 loại: + Sử thi thần thoại + Sử thi anh hùng - Hình thức diễn xướng: một người vừa kể, vừa hát, vừa diễn tất cả các vai. - Thao tác 2: Giáo viên cho học sinh tóm tắt sử thi “Đăm Săn” + GV: Em hãy nêu nội dung chính của sử thi “Đăm Săn” + HS: Tóm tắt theo SGK + GV: Cho học sinh gach chân các ý chính: Đăm Săn trở thành vị tù trưởng hùng mạnh, giàu có từ khi về làm chồng hơnhị và hơbhị Đăm Săn đánh thắng các ttù trưởng độ ác (Kên Kên, Sắt), giành lại vợ, đem lại uy danh và sự giàu có cho mình và cộng đồng. Đăm Săn muốn chinh phục thiên nhiên, phá bỏ các tập tục cổ hủ nên chặt cây thần, lên trời cầu hôn con gái Nữ thần Mặt Trời. Nhưng ý nguyện không thành. Trên đường từ nhà Nữ thần Mặt Trời trở về, chàng bị chết ngập trong rừng sáp đen. + GV: Nói thêm về ý nghĩa cái chết của nhân vật Đăm Săn . 2. Tóm tắt sử thi Đăm San: SGK - Thao tác 3: Tìm hiểu chung về đoạn trích + GV: Nêu các nhân vật trong đoạn trích: 1. Đăm Săn 2. Mtao Mxây 3. Ông Trời. 4. Tôi tớ của Mtao Mxây 5. Tôi tớ của Đăm Săn 6. Người kể chuyện + GV: Phân công học sinh lần lượt đọc phân vai đoạn trích ● Đoạn đối thoại, cảnh đánh nhau ● Cảnh ăn mừng chiến thắng + HS: Lần lượt đọc phân vai đoạn trích + GV: Nhận xét cách đọc của học sinh + GV: Căn cứ vào nội dung tóm tắt của tác phẩm, em hãy nêu vị trí đoạn trích? + HS: nêu vị trí đoạn trích + GV: Đoạn trích có những cảnh nào? + HS: Phát biểu. + GV: Đoạn trích thể hiện nội dung gì? Qua đó, nói lên điều gì? + HS: Phát biểu. 3. Đoạn trích: a. Vị trí đoạn trích: Thuộc phần giữa tác phẩm. b. Bố cục: - Trận đánh của hai tù trưởng. - Đăm Săn cùng các nô lệ trở về. - Cảnh ăn mừng chiến thắng. c. Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, đồng thời thể hiện niềm tự hào và ước mơ của cộng đồng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản đoạn trích - Thao tác 1: + GV: Theo em, trân đánh diễn ra qua những chặng nào? + GV: Định hướng: 4 hiệp chính: ● Hiệp 1: Đăm Săn khiêu chiến ● Hiệp 2: Cả 2 bên múa kiếm ● Hiệp 3: Đăm Săn đâm trung Mtao Mxây nhưng không thủng áo ogiáp của hắn ● Hiệp 4: Nhờ Ông Trời giúp sức, Đăn Săn giết chết kẻ thù. + GV: Cho học sinh lần lượt trả lời những câu hỏi sau: ● Tại sao Đăm Săn khiêu chiến? Thái độ của hai nên như thế nào ? ● Lần đấu thứ nhất được miêu tả như thế nào ? ● Cuộc đọ sức quyết liệt như thế nào? Sức mạnh của Đăm săn ? ● Nhân vật Ông Trời đóng vai trò như thế nào trong cuộc chiến của hai tù trưởng? + GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và lần lượt bổ sung vào bảng hệ thống sau: II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn: ĐĂM SĂN MTAO MXÂY * Đăm Săn khiêu chiến - Chủ động đến tận chân cầu thang nhà - Dùng lời lẽ thách thức: “Ơ diêng, ơ diêng! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy” - Lời lẽ, thái độ quyết liệt hơn: “Ngươi không … mà xem” - Coi khinh sự hèn yếu của kẻ thù: “Sao ta … nữa là” à Phong thái: tự tin, đường hoàng * Thái độ của Mtao Mxây: - Bị động, sợ hãi - Do dự, rụt rè không dám xuống, nhưng vẫn trêu tức Đăm Săn: “ Tay ta còn ngạo nghễ ôm vợ hai của chúng ta ở trên này cơ mà”… - Sợ bị đánh bất ngờ, buộc phải đi ra. - Dáng vẻ dữ tợn, hung hãn nhưng do dự, đắn đo. à tỏ ra hèn nhát, run sợ * Diễn biến trận đánh: - Hiệp 1: + Khích động, thách thức kẻ thù múa khiên trước + Bình tĩnh, thản nhiên à Nhìn rõ sự kém cõi của kẻ thù - Hiệp 2: + Múa khiên vừa khoẻ vừa đẹp: “Một lần … múa vun vút qua phía Đông, sang phía Tây”… à tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn - Hiệp 3: + Nhai được miếng trầu của hơnhị: sức khoẻ của tăng lên bội phần + Tiếp tục múa khiên, đuổi theo kẻ thù: “chàng múa … chém chòi đổ lăn lóc, cây cối chết trụi, quả núi 3 lần rạng nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung” + Hai lần đâm vào đùi Mtao Mxây nhưng không thủng áo giáp hắn. - Hiệp 4: + Đăm săn mệt, được ông Trời giúp sức + Tiếp tục đuổi đánh kẻ thù, dồn hắn ngã lăn ra đất + Hỏi tội cướp vợ + Giết chết Mtao Mxây: “ chặt đầu Mtao Mxây bêu ngoài đường”… à Tỏ ra vượt trội so với kẻ thù về sức mạnh, phẩm chất lẫn tài năng. * Thái độ của Mtao Mxây: + Bị kích động, tỏ ra ngạo mạn về bản thân + Múa khiên như trò chơi: “khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô” à tỏ ra kém cỏi. + Trốn chạy và chém trượt Đăm Săn à tỏ ra hoảng hốt, phải cầu cứu hơnhị + Bỏ chạy, vừa chạy vừa chống đỡ + Giáp sắt trở thành vô dụng vì bị chày mòn đánh vào chỗ hiểm (vành tai) + Vùng chạy cùng đường, ngã lăn ra đất + Giả dối, cầu xin tha mạng à Vẻ ngoài hung tợn nhưng thực chất hèn hạ, yếu đuối - Nhân vật ông trời: chỉ là phù trợ, quyết định chiến thắng là Đăm Săn - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Thái độ và hành động của dân làng đối với chiến thắng của Đăm Săn + GV: Khi Đăm Săn kêu gọi, dân làng Mtao Mxây có thái độ như thế nào? + HS: Phát biểu. + GV: Câu đáp lời và thái độ của họ nói lên mơ ước gì của cộng đồng? + HS: Phát biểu. + GV: Cảnh mọi người theo Đăm Săn trở về được mô tả như thế nào? Nó nói lên mơ ước gì? + HS: Phát biểu. + GV: Khi Đăm Săn chiến thắng trở về, dân làng của chàng có thái độ như thế nào? + HS: Phát biểu. 2. Thái độ và hành động của dân làng đối với chiến thắng của Đăm Săn: - Dân làng Mtao Mxây: + Đáp lại lời kêu gọi của Đăm Săn ba lần: “Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai” à thái độ: mến mộ, hưởng ứng, phục tùng tuyệt đối Qua đó thể hiện ước mơ: có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba. + Mọi người đi theo Đăm Săn: “đông như bầy cà tông, đăc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối” à ước mơ: trở thành một tập thể hùng mạnh, giàu có - Dân làng Đăm Săn: + Hân hoan chào đón người anh hùng chiến thắng trở về + Mở tiệc ăn mừng chiến thắng à phấn khởi, vui mừng, tự hào + GV: Còn các tù trưởng xung quanh có thái độ như thế nào? + HS: Phát biểu. - Các tù trưởng xung quanh: “nhà Đăm Săn … các vị tù trưởng đều từ phương xa đến” à đồng tình, ủng hộ, vui mừng như chiến thắng của chính mình + GV: Từ những cảnh tượng như thế, theo cảm nhận của em, cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây có ý nghĩa như thế nào? + HS: Phát biểu. è Ý nghĩa của cuộc chiến tranh: Mang tính thống nhất cộng đồng, giúp cộng đồng giàu mạnh hơn - Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc ăn mừng chiến thắng và hình tượng người anh hùng Đăm Săn + GV: Cảnh ăn mừng chiến thắng được miêu tả như thế nào ? + HS: Phát biểu. + GV: Cảnh tượng đó nói lên mơ ước gì của cộng đồng? + HS: Phát biểu. 3. Hình tượng người anh hùng Đăm Săn: - Cảnh ăn mừng chiến thắng: + Quang cảnh nhà Đăm Săn: đông nghẹt khách, tôi tớ chật ních cả nhà. + Mở tiệc ăn uống linh đình “ăn không biết no, uống không biết say..” à diễn ra tưng bừng, náo nhiệt, vui say, nói lên ước mơ của cộng đồng: có cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, đoàn kết và thống nhất + GV: Đăm săn được miêu tả như thế nào về hình thể, sắc vóc. Tìm các dẫn chứng chứng minh? + HS: Phát biểu. - Hình tượng người anh hùng: + Đẹp về hình thể, sắc vóc: ● “tóc thả trên sàng, hứng tóc chàng dưới đất là cả một cái nong hoa” ● “ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, trên mình nghênh ngang đủ giáo gươm” ● “mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre” ● “Bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ” ●“Sức ngang sức so với voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy” ●“nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm nghiêng thì gãy xà dọc”. + GV: Tìm những câu văn nói về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Đăm Săn? Đó là những phẩm chất gì? + HS: Phát biểu. + Đẹp về phẩm chất, tài năng: ●“danh vang đến thần đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn” ●“cả miền êđê, Êga là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”.. ●“Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ” à Uy danh lừng lẫy, Dũng cảm kiên cường, Oai phong lẫm liệt + GV: Chốt lại vấn đề: è Người anh hùng được tôn vinh tuyệt đối, là sức mạnh, vẻ đẹp của cả cộng đồng. - Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích 4. Đặc sắc nghệ thuật: + GV: Trong đoạn trích, tác giả dân gian sử dụng nhiều nhất là nghệ thuật gì? + HS: Phát biểu. + GV: Tìm các chi tiết có sử dụng nghệ thuật so sánh tương đồng? + HS: Phát biểu. - Nghệ thuật so sánh: + Lối so sánh tương đồng: ● “chàng múa trên cao gió như bão, chàng múa dưới thấp gió như lốc…” ● “đoàn người đông như bầy cà tông, đăc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối” + GV: Tìm các chi tiết có sử dụng nghệ thuật so sánh tăng cấp? + HS: Phát biểu. + Lối so sánh tăng cấp: ● Đăm Săn múa khiên ● Miêu tả đoàn người: “Tôi tớ … cõng nước” ● Miêu tả tầm vóc của Đăm Săn: “Bắp chân … xà dọc” + GV: Tìm các chi tiết có sử dụng nghệ thuật tương phản? + HS: Phát biểu. + Lối so sánh tương phản: Đoạn múa khiên: Đăm Săn >< Mtao Mxây + GV: Tìm các chi tiết có sử dụng Lối so sánh, miêu tả đòn bẩy? + HS: Phát biểu. + Lối so sánh, miêu tả đòn bẩy: Miêu tả kẻ thù trước, tạo đòn bẩy là nổi bật người anh hùng. + GV: Ngoài nghệ thuật so sánh, đoạn trích còn có nghệ thuật gì khác nổi bật? + GV: Tìm các câu văn dẫn chứng? - Nghệ thuật phóng đại: + “Thế là … bay tung” + “Đăm Săn uống không biết .. biết chán” + “Chân chàng … bụng mẹ” à Chủ yếu dùng những hình ảnh từ thiên nhiên, vũ trụ để đo kích cỡ người anh hùng. + GV: diển giảng tác dụng của các nghệ thuật. è Tác dụng: làm cho sử thi vừa chân thực vừa hư cấu độc đáo, tạo âm hưởng hoành tráng, dữ dội * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết + GV: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? + HS: Trả lời theo phần Ghi nhớ của SGK. III. Tổng kết: Ghi nhớ, SGK. V. Củng cố: 1. Hướng dẫn học bài: Câu hỏi: Thế nào là sử thi và sử thi anh hùng? Thái độ của mọi người như thế nào đối với chiến thắng của Đăm Săn? Hình tượng người anh hùng Đăm Săn được miêu tả như thế nào? Có ý nghĩa gì? nét đặc sắc của những câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh và phóng đại? 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Học thuộc ghi nhớ, các nội dung chính của bài học. - Sưu tầm một số tác phẩm sử thi khác của Việt Nam và thế giới. - Soạn bài: Văn bản (tiếp theo) Câu hỏi: Trả lời các câu hỏi của SGK . Từ đó, nêu lại cách hiểu thế nào là văn bản và những đặc điểm của văn bản? GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Cái Bè. Tuần lễ thứ: 4. Lớp: 10. Môn: Đọc văn. Tiết thứ: 10 VĂN BẢN (TIẾP THEO) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp có được kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản thông qua việc thực hành và nâng cao kỷ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1. III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: BÀI: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY CÂU HỎI: Thế nào là sử thi và sử thi anh hùng? Tóm tắt nội dung chính của sử thi Đăm Săn? Tóm tắt lại diễn biến của trận đánh và nêu sư khác biệt giữa hai tù trưởng? Thái độ của mọi người như thế nào đối với chiến thắng của Đăm Săn? Hình tượng người anh hùng Đăm Săn được miêu tả như thế nào? Có ý nghĩa gì? Phân tích nét đặc sắc của những câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh và phóng đại? 2. Giảng bài mới: Vào bài: Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu một số loại văn bản và đặc điểm của chúng. Tiết học tiếp theo hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận diện thêm một số laọn văn bản khác. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Cho học sinh luyện tập phần văn bản. - Thao tác 1: Gọi học sinh đọc đoạn văn bản ở sgk. + GV: Phân tích thống nhất chủ đề của đoạn văn? Câu chủ đề là câu nào, nó có nhiệm vụ gì trong đoạn văn? + HS: Trao đổi và trả lời + GV: Định hướng + GV: Các câu còn lại ngoài câu chủ đề có nhiệm vụ gì? + HS: Trao đổi và trả lời + GV: Các câu trên có quan hệ với nhau như thế nào để phát triển chủ đề chung ? + HS: Trao đổi và trả lời + GV: Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn ? + HS: Trao đổi và trả lời * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu thành văn bản hoàn chỉnh - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh xác định ý chính từng câu + GV: Gọi học sinh đọc các câu để sắp xếp thành văn bản và xác định ý chính từng câu. + HS: Đọc và lần lượt xác định các ý chính của từng câu + GV: Thử đề ra cách sắp xếp các câu? + HS: Trao đổi và trả lời - Thao tác 2: Đặt nhan đề + GV: Đặt nhan đề cho văn bản ? + HS: Trao đổi và trả lời * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện viết câu tiếp theo của văn bản cho ở Sgk sao cho có nội dung thống nhất và hoàn chỉnh. - Thao tác 1: Cho học sinh viết tiếp văn bản. + GV: Gọi học sinh đọc bài tập. + GV: Định hướng cho học sinh + GV: Em hãy viết các câu tiếp theo câu chủ đề? + HS: Trao đổi và trả lời + GV: Ghi nhận các câu văn hợp lí. - Thao tác 2: Đặt nhan đề + GV: Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn ? + HS: Phát biểu cá nhân * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết đơn xin phép nghỉ học. - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh các nội dung cần có của lá đơn + GV: Đơn gửi cho ai ? Người viết ở cương vị nào ? + HS: Phát biểu cá nhân + GV: Mục đích viết đơn là gì? + HS: Phát biểu + GV: Nội dung cơ bản của đơn là gì ? + HS: Phát biểu cá nhân + GV: Kết cấu của đơn như thế nào ? + HS: Phát biểu cá nhân - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh viết một lá đơn trên đáp ứng các yêu cầu trên của một văn bản hành chính. III- Luyện tập: 1. Bài tập 1: Phân tích văn bản a. Tính thống nhất: Đoạn văn có một chủ đề thống nhất. Câu chủ đề ở đầu câu. - Câu chủ đề : Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể - Các câu còn lại: + Câu 1: Luận cứ 1 – Vai trò của môi trường với cơ thể + Câu 2: Luận cứ 2 - So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau: + Câu 3 và 4: Nêu dẫn chứng ● Đậu Hà Lan ● Lá cây mây ● Lá cơ thể biến thành gai ở xương rồng . ● Dày lên như cây lá bỏng. à Làm rõ đề tài b. Sự phát triển chủ đề: - Câu chốt: Nêu chủ đề - Các câu còn lại: làm rõ cho câu chủ đề (2 luận cứ, 4 câu sau là luận cứ làm rõ luận cứ vào câu chủ đề). è Ý nghĩa chung của đoạn văn đã được triển khai rất rõ ràng. * Nhan đề: Mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể. 2. Bài tập 2: Sắp xếp văn bản: - Ý chính từng câu: + (1) Nêu sự kiện lịch sử + (2) Nội dung phần sau tập thơ + (3) Hoàn cảnh sáng tác + (4) Giá trị bài thơ + (5) Nội dung phần đầu bài thơ - Sắp xếp văn bản: + 1- 4 – 2 – 5 - 3 + Hoặc 1 – 5 – 2 – 3 – 4 - Nhan đề: Bài thơ Việt Bắc 3. Bài tập 3: Viết tiếp văn bản - Câu chủ đề: Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. - Các câu tiếp theo: + Nạn chặt phá rừng và khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lỡ và hạn hán kéo dài. + Các sông, suối, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và bị ô nhiễm do các chất thải từ khu công nghiệp các nhà máy… - Nhan đề: + Sự kêu cứu của môi trường, Hoặc + Môi trường sống kêu cứu… 4. Bài tập 4: Cách viết Đơn xin nghỉ học: - Đơn gửi cho các thầy cô giáo và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. - Người viết: Học trò. - Mục đích: xin phép nghỉ học - Nội dung: Nêu rõ tên, lớp, lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ và hứa thực hiện và chép bài, làm bài như thế nào… - Kết cấu: + Nêu quốc hiệu tiêu đề, ngày tháng năm + Họ, tên và địa chỉ người nhận, + Họ, tên và địa chỉ người làm đơn, + Nội dung đơn: lí do, thời gian nghỉ, lời cam kết + Ngày tháng năm viết đơn, ký tên. V. Củng cố và dặn dò 1. Hướng dẫn học bài: Nhắc lại đặc điểm của văn bản. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Học bài, hoàn thiện bài tập ở nhà. - Soạn bài mới: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. (Truyền thuyết) Câu hỏi: Nêu định nghĩa và đặc điểm của thể loại truyền thuyết? Đọc và xác định bố cục câu chuyện? Tìm hiểu các nhân vật: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ? Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật là gì? GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Cái Bè. Tuần lễ thứ: 4. Lớp: 10. Môn: Đọc văn. Tiết thứ: 11 – 12 . TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ (TRUYỀN THUYẾT) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Hs : - Nắm được đặc trưng cơ bản của Truyền thuyết. - Nhận thức được bài học kinh nghiệm và việc giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. - Mối quan hệ giữa tình yêu và tuổi trẻ với vận mệnh dân tộc - đất nước.. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: BÀI: VĂN BẢN (Tiếp theo) CÂU HỎI: a. Hoàn thiện lá đơn xin nghỉ học theo mẫu đã hướng dẫn? b. Nhắc lại những đặc điểm của một văn bản? 2. Bài mới: Vào bài: Ca dao có câu: “Ai về qua huyện Đông Anh, Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương” Đó là những địa danh, những di tích gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi con người Việt Nam đề thuộc nằm lòng. HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu đặc trưng của truyền thuyết. I. Tìm hiểu chung: - Thao tác 1: Tìm hiểu thể loại truyền thuyết. + GV: Nêu định nghĩa về loại truyền thuyết? + HS: Trả lời. + GV: Thể loại truyền thuyết có sự kết hợp giữa những yếu tố nào? + HS: Phát biểu. + GV: Truyền thuyết ghi nhận, phản ánh những gì? + HS: Trả lời. + GV: Các truyền thuyết thường được diễn xướng tại đâu? Vào những dịp nào? + HS: Trả lời. 1. Thể loại: - Định nghĩa: Là truyện kể dân gian về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc. - Đặc trưng: có sự kết hợp + Yếu tố lịch sử + Yếu tố hư cấu - Giá trị, ý nghĩa: + Phản ánh những vấn đề nổi bật của lcịh sử dân tộc + Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân. - Môi trường diễn xướng: + Tại các địa danh có liên quan + Trong các dịp sinh hoạt văn hoá (lễ hội) à Muốn hiểu rõ tác phẩm phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lịch sử và đời sống. - Thao tác 2: Tìm hiểu chung về văn bản truyện kể. + GV: Nêu xuất xứ của văn bản ? + HS: Trả lời. 2. Văn bản: a. Xuất xứ: Trích “ Rùa Vàng” trong tác phẩm “ Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập chuyện dân gian ra đời vào cuối TK XV. + GV: Gọi học sinh đọc các đoạn chính của truyện và lần lượt tóm tắt câu chuyện. + HS: đọc các đoạn chính của truyện và lần lượt tóm tắt câu chuyện. + GV: Có thể chia văn bản làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn là gì? + HS: trả lời b. Bố cục: * Phần 1: Từ đầu …. “bèn xin hoà” à Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương * Phần 2: “Không bao lâu…cứu được nhau” à Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần . * Phần 3: “Trọng Thuỷ mang….vua đi xuống biển” à Bi kịch của hai cha con An Dương Vương. * Phần 4: Đoạn còn lại à Hình ảnh ngọc trai - giếng nước và thái độ của dân gian đối với hai nhân vật Mị Châu - Trọng Thuỷ. + GV: Truyện muốn nêu lên điều gì? + HS: Trả lời c. Chủ đề: - Miêu tả quá trình xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước và bi kịch của An Dương Vương - Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật. * Hoạt động 2: Cho học sinh tìm hiểu nội dung của văn bản - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Nhân vật An Dương Vương. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật An Dương Vương: - Bước 1: Tìm hiểu Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà của An Dương Vương + GV: Quá trình xây thành của An Dương Vương được tác giả miêu tả như thế nào ? + HS: trả lời + GV: Do đâu mà An Dương Vương được thần giúp đỡ ? + HS: trả lời a. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà: - Xây thành: + Thành lắp tới đâu lở tới đó. + Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch, cầu bách thần. + Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang, tức Ruà Vàng giúp nhà vua xây thành công Lao Thành. à có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác + GV: Sau khi xây thành xong, nhà vua còn băn khoăn điều gì? + HS: Trả lời + GV: Nỗi băn khoăn đó được đền đáp như thế nào? + HS: Trả lời - Chế nỏ: + Nỗi băn khoăn: “Nhờ ơn thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 10 tap 1.doc
Giáo án liên quan