A. mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Hiểu đợc trí tuệ và tình yêu chung thuỷ là hai phẩm chất cao đẹp của nhân vật trong sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ.
- Thấy đợc nét cơ bản, đặc sắc của nghệ thuật. Đó là cách thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật, cách trần thuật của đoạn trích.
2. Kĩ năng: Cảm thụ văn học, cảm thụ tác phẩm sử thi.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của nhân loại.
B. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: 5
a. Câu hỏi:
ở phần 1 em thấy tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?Đánh giá nhận xét về con người nhân vật này?
b. Trả lời: Pê-nê-lốp là con người có trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Nàng còn là người rất thận trọng. Với nàng lúc này thận trọng không thừa. Nàng là con người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà giàu tình cảm.
2. Giới thiệu bài mới:(1) Tiếp phần 1
3. Nội dung:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5871 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 14- Uy-li-xơ trở về (trích sử thi ô-đi-xê), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 25/9 Giảng ngày: 26/9
TIẾT: 13 + 14, Môn : Văn học.
Uy-li-xơ trở về
(Trích sử thi Ô-đi-xê)
Hô-me-rơ
Tiết 2
A. mục tiêu bài học
Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu đợc trí tuệ và tình yêu chung thuỷ là hai phẩm chất cao đẹp của nhân vật trong sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ.
- Thấy đợc nét cơ bản, đặc sắc của nghệ thuật. Đó là cách thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật, cách trần thuật của đoạn trích.
2. Kĩ năng: Cảm thụ văn học, cảm thụ tác phẩm sử thi.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của sử thi, yêu mến các tác phẩm văn học của nhân loại.
B. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
a. Câu hỏi:
ở phần 1 em thấy tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?Đánh giá nhận xét về con người nhân vật này?
b. Trả lời: Pê-nê-lốp là con người có trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Nàng còn là người rất thận trọng. Với nàng lúc này thận trọng không thừa. Nàng là con người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà giàu tình cảm.
2. Giới thiệu bài mới:(1’) Tiếp phần 1
3. Nội dung:
T0
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Kiến thức cần đạt
25’
? Ai là ngời đa ra thử thách. Dấu hiệu của thử thách ấy được bộc lộc như thế nào?
Đó là lời nói với Tê-lê-mác cũng như nói với Uy-li-xơ, nàng không nói ra chiếc giường nhng chắc chắn nàng liên tưởng tới chiếc giường. Bởi chiếc giờng ngày cưới là kỉ vật còn giữ lại nhiều điều bí mật chỉ có hai vợ chồng biết, người ngoài không ai biết.
? Ai là ngời chấp nhận thử thách? Thái độ của người ấy như thế nào khi xuất hiện trong ngôi nhà, khi nghe Pê-nê-lốp nói với con trai nàng? Em có suy nghĩ gì?
- Uy-lít-xơ đã nói với con trai: “Tê-lê-mác con! Đừng làm rầy mẹ. Mẹ còn muốn thử thách cha tại cái nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy”. Câu nói thể hiện sự tế nhị, khôn khéo, Nói với con nhưng cũng là nói với nàng Pê-nê- lốp. Mục đích cao nhất của Uy-lit-xơ là vợ nhận ra mình. Nhưng chàng không vội vàng hấp tấp, không nôn nóng như con trai. Với cái đầu “lạnh” chàng nén cái cháy bỏng, sục sôi trong lòng để có thái độ bình tĩnh, tự tin. Trí tuệ ấy ai hơn?
Nhóm 1 + 2
?Sự thử thách bắt đầu bằng chi tiết nào?
?Nàng Pê-nê-lốp đã làm gì sau đó?
?Uy-lit-xơ phải nh thế nào?
? Uy-lit-xơ đã nói gì? Em có nhận xét gì về cách miêu tả này?
- Trước lời lẽ của Uy-lit-xơ, Pê-nê-lốp đã thể hiện cử chỉ hành động gì?
?Nàng nói những gì?
?Em có suy nghĩ gì trước cử chỉ, lời nói ấy?
Nhóm 3.
?Em có suy nghĩ gì trước cảnh gia đình sum họp?
Nhóm 4.
?Đoạn cuối, tác giả miêu tả tâm trạng của Pê-nê-lốp bằng so sánh liên tưởng nh thế nào?
Học sinh đọc phần còn lại) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS chia nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp. 4 tổ 4 nhóm.
2. Thử thách và sum họp
- Pê-nê-lốp là người đa ra thử thách. Dấu hiệu của thử thách được đa ra qua lời của Pê-nê-lốp thật tế nhị và khéo léo.
- Người chấp nhận là Uy-lit-xơ
- Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau hai mơi năm trời xa xôi cách biệt, Uy-lit-xơ đã kìm nén mọi xúc động của tình vợ chồng, cha con, thể hiện sự thông minh khôn khéo qua thái độ, hành động.
+ Giả vờ làm hành khất (người ăn xin)
+ Kể chuyện về chồng Pê-nê-lốp cho nàng nghe
+ Tiêu diệt 108 kẻ cầu hôn láo xược.
- Khi nghe Pê-nê-lốp nói với con trai, Uy-lít-xơ “mỉm cười”. Đây là cái cười đồng tình chấp nhận “mỉm cười” cũng có nghĩa là tin vào trí tuệ của mình.
- Từ chi tiết Uy-lit-xơ trách Pê-nê-lốp có trái tim “sắt đá” tức không có tình cảm, không có sự rung động. Uy-lit-xơ nhờ nhũ mẫu khiêng cho một chiếc giường: “Già ơi! hãy kê cho tôi một chiếc giờng như tôi ngủ một mình bấy lâu nay”
- Câu nói ấy của Uy-li-xơ đã để cho Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Đây là thử thách chứ không phải mục đích.
- Câu nói ấy của Pê-nê-lốp Uy-lit-xơ phải “giật mình”, “chột dạ”. Tình thế đó buộc chàng phải lên tiếng.
- Uy-lit-xơ đã miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về chiếc giường Uy-lit-xơ muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng chung thuỷ, những kỉ niệm đẹp của hai mơi năm về trước. Miêu tả chiếc giường bí mật Uy-lit-xơ đã giải mã dấu hiệu riêng mà Pê-nê-lôp đã đặt ra.
- Pê-nê-lốp “bủn rủn cả chân tay”, “bèn chạy lại nước mắt chan hoà ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Đây là thể hiện tình cảm của nàng với người chồng thân yêu sau hai mươi năm trời xa xôi và cách biệt. Nàng nói với chồng vì sao từ lâu nàng tự khép cửa lòng mình trước bất cứ ai. Nàng “luôn luôn lo sợ có ngời đến đây dùng lời đường mật đánh lừa, đời chẳng thiếu gì những người xảo quyệt chỉ làm điều tai ác”.
- Đây là cử chỉ, hành động, lời nói của một ngời vợ nhất mực thuỷ chung. Nàng thật sung sớng, hạnh phúc khi ôm trong tay mà siết chặt người chồng thân yêu của mình. Những lời của nàng vừa là khẳng định, vừa nh thanh minh cho tấm lòng trong sạch, thuỷ chung của mình từ hai mơi năm nay với người chồng từ bão lửa của chiến tranh, từ bao gian nan nguy hiểm của biển cả trở về. Tâm trạng của Pê-nê-lốp tràn trề hạnh phúc cũng nh Uy-lit-xơ “ôm lấy... dầm dề”. Đó là nước mắt của niềm vui và hạnh phúc.
Nàng Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật. Uy-lit-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng đợc điều thử thách ấy. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ. Cả hai đều thắng, không có người thua.
- Hô-mê-rơ đã miêu tả cụ thể những ngời bị đắm thuyền sống sót thấy được đất liền. Đất liền dịu hiền bao nhiêu đối với những người bị đắm thuyền thì Uy-lít-xơ cũng như vậy với Pê-nê-lốp. Cách so sánh này càng làm rõ tâm trạng của Pê-nê-lốp.
4. Củng cố, luyện tập: .
a.Gv khái quát kt cơ bản.
- Đoạn trích đã đề cao, khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con ngời. Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Đoạn trích khẳng định thiên tài của Hô-mê-rơ về tư tưởng và nghệ thuật.
b.Bài tập nâng cao
* Câu hỏi:Phân tích đoạn tríchUy-lit-xơ trở về như một màn kịch nhỏ: có mâu thuẫn và xung đột, có phát triển, có đỉnh điểm, có mở nút.
b.Đáp án:
- Uy-lít-xơ trở về là đoạn trích nhng có giá trị như một màn kịch nhỏ. Bốn nhân vật lần lượt xuất hiện trên sân khấu. Lớp một gồm nhũ mẫu Ơ-ri-clê và Pê-nô-lốp, lớp hai thêm Tê-lê-mác. Lớp ba thêm Uy-lít-xơ ngời xem được chứng kiến đối thoại của các nhân vật. Đó là đối thoại của nhũ mẫu Ơ-ri-clê và Pê-nê-lốp giữa Tê-lê-mác với Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ với Pê-nê-lốp. Đó là những lời thoại thể hiện sự tác động của ngời thân trong gia đình với Pê-nê-lốp. Các nhân vật đều thể hiện tính cách của mình qua lời đối thoại. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê chân thành, quả quyết. Tê-lê-mác thì nôn nóng và có vẻ bực bội. Pê-nê-lốp bình tĩnh, kìm nén tình cảm, tỉnh táo, thận trọng. Uy-lit-xơ thông minh, đầy bản lĩnh của trí tuệ.
Theo dõi màn kịch, người xem nhận ra được hành động kịch. Đấy là mâu thuẫn của kịch. Người chồng sau hai mơi năm trời đằng đẵng trở về mong gặp lại ngời thân yêu, mong mỏi con nhận cha, vợ nhận chồng. Song vợ không nhận chồng. Uy-lit-xơ đành ngồi nhìn xuống đất, có lúc “mỉm cười” kiên nhẫn chờ đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy. Chồng nàng ngồi trước mặt, sau hai mơi nằm trời chịu nhiều cay đắng trong chờ đợi, cô đơn, nàng vẫn kìm nén tình cảm, không chạy đến ôm lấy chồng, không biểu lộ niềm vui, hạnh phúc. Cả hai nhân vật đều biểu hiện trái tim sắt đá và những “cái đầu lạnh” mâu thuẫn lên tới điểm đỉnh khi Uy-lit-xơ nhờ nhũ mẫu khiêng cho một chiếc giường để “ngủ một mình”.
Đây cũng là cớ để Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Uy-lit-xơ “chột dạ”. Tình huống này làm cho mâu thuẫn trở nên gay gắt. Không khí trở nên căng thẳng đến tột cùng. Pê-nê-lốp chỉ chờ đợi giờ phút này. Nếu Uy-lit-xơ không có phản ứng gì trước lời của Pê-nê-lôp thì đấy chắc chắn không phải là Uy-lit-xơ. Nhưng, Uy-lit-xơ đã lên tiếng. Lời lẽ của chàng tỉ mỉ trong khi nói về chiếc giờng bí mật chỉ có hai vợ chồng biết. Lời lẽ của Uy-lit-xơ là sự giải mã cho mọi thử thách của Pê-nê-lốp. Đây cũng là bước cởi nút, giải quyết mâu thuẫn của kịch.
E. Hướng dẫn học bài :
- Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc sgk củng cố kiến thức đó học.
- Đọc trước sgk bài: Van bản văn học.
Giờ sau học làm văn .
File đính kèm:
- tiet 14.doc