Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 22, 23- Tấm cám

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện.

 - Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện Tấm cám nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Bài cũ: Qua đoạn trích Ra – ma buộc tội, cho biết nhân dân ấn Độ cổ đại quan niệm như thế nào về người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng của họ?

 2. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 22, 23- Tấm cám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 (tiết 22, 23) Đọc văn: Tấm cám Soạn ngày: 01. 10.2008 A. Mục tiêu bài học: - Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện. - Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện Tấm cám nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung. B. Tiến trình dạy học: 1. Bài cũ: Qua đoạn trích Ra – ma buộc tội, cho biết nhân dân ấn Độ cổ đại quan niệm như thế nào về người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng của họ? 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt - GV gọi một HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và phân loại truyện cổ tích? - Cơ sở phân biệt cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt? - Đặc điểm cơ bản của cổ tích thần kì? - Tấm cám thuộc tiểu loại cổ tích nào? - Nội dung truyện nói về vấn đề gì? - Có thể phân chia bố cục của truyện ra sao? - Truyện gồm những nhân vật nào? - Nhận xét về cách phân chia nhân vật? - GV gọi 1 HS kể tóm tắt truyện? - Sau khi đọc truyện em có cảm nhận như thế nào? HS thảo luận: - Trong chặng 1, có những sự kiện và chi tiết cơ bản nào? - Trong chặng 1 của cuộc đời Tấm, em thấy Tấm là người như thế nào? biểu trưng cho cái gì? - Mẹ con Cám là những người thế nào? đại diện cho cái gì? - Chi tiết con bống còn sót lại trong giỏ của Tấm có ý nghĩa gì? - Hình ảnh cục máu nổi lên khi Tấm phát hiện con bống bị giết có ý nghĩa gì? - Ông bụt có vai trò như thế nào trong chặng đầu cuộc đời Tấm? - Những hình ảnh con bống, con gà, đàn chim sẻ, đặc biệt là chiếc giày bị đánh rơi của Tấm có ý nghĩa gì? - Qua chặng 1, nhân dân ta muốn gửi tới người đọc điều gì? - Theo các em, xung đột giữa Tấm và mẹ con cám kể từ khi Tấm trở thành hoàng hậu có giảm đi hay ngược lại? - Thời kì Tấm trở thành hoàng hậu có những sự kiện và chi tiết nào tiêu biểu? HS thảo luận: - Sau bốn lần bị giết, Tấm đều không chết mà đều tìm cách hóa thân và mắng rủa tố cáo tội ác của Cám, điều đó có ý nghĩa gì? - Qua nhiều gian nan, Tấm trở lại xinh đẹp hơn xưa và lại trở về ngôi hoàng hậu, điều đó có ý nghĩa gì? - Cuộc rượt đuổi quyết liệt và vô cùng độc ác chứng tỏ điều gì nơi mẹ con Cám? - Qua đó nhân dân ta thể hiện thái độ gì? - Vì sao ở chặng này không thấy Bụt xuất hiện lần nào? - Vì sao nhà vua – chồng của Tấm, suốt bốn lần vợ bị hại đều không làm gì để bảo vệ vợ? - Những câu văn vần trong truyện có vai trò gì? - Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật thể hiện trong chặng 2? - Nêu suy nghĩ của em về hành động trả thù của Tấm và cái chết của mẹ con Cám? - Gợi ý thảo luận: + Có ý kiến cho rằng hành động trả thù của Tấm là hợp lí, mẹ con Cám đáng bị trừng trị như thế. + Lại có ý kiến không đồng tình với hành động của Tấm, cho rằng như thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp thuần khiết của Tấm. => ý kiến của em như thế nào? (HS tự do phát biểu) - Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật và bài học rút ra từ truyện Tấm cám? I. Tìm hiểu chung: 1. Truyện cổ tích? - Loài vật - Sinh hoạt - Thần kì: + yếu tố thần kì giữ vai trò trọng yếu trong việc giải quyết các xung đột truyện và quyết định diễn tiến cốt truyện. + Đề cập đến số phanạ bất hạnh và ước mơ hạnh phúc, công bằng xã hội. + Kết cấu phổ biến: nhân vật chính là người bất hạnh (nghèo khổ, mồ côi, tàn tật…), trải qua hoạn nạn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc, thỏa nguyện ước mơ. 2. Truyện Tấm cám: - Thể loại: cổ tích thần kì - Nội dung: phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc. - Bố cục: + Phần 1: từ đầu -> ngày nọ qua ngày kia => Giới thiệu các nhân vật và thân phận của Tấm. + Phần 2: tiếp đó -> đón Tấm về cung => Diễn biến cuộc đời Tấm (phần này chia làm hai đoạn: khi Tấm còn ở chung với mẹ con Cám; khi Tấm trở thành hoàng hậu) + Phần 3: đoạn còn lại => Cái chết của mẹ con Cám - Nhân vật chính: Tấm ---- Mẹ con Cám ---- Ông bụt (thiện) (ác) (thần kì) - Xung đột truyện: Tấm > < mẹ con Cám (xung đột giữa thiện và ác) => cần phân tích Tấm trong mối quan hệ với mẹ con Cám. - Đọc - kể: HS đọc truyện ở nhà, GV gọi 01 HS kể tóm tắt toàn bộ tác phẩm. * * * II. Đọc hiểu văn bản: 1. Cảm nhận chung: - Ước mơ thiện thắng ác và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. - Sức sống bền bỉ, dẻo dai của nhân dân lao động trước mọi sự đè nén của xã hội - Nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn. 2. Đọc - hiểu chi tiết: a. Tấm trong thời kì sống chung với mẹ con Cám: - Bắt tép -> chăn trâu -> xem hội => hoàng hậu. (GV cho HS xem bảng hệ thống - đối sánh) - Tấm: chăm chỉ, hiền ngoan, yếu đuối, thụ động -> thiện. - Mẹ con Cám: độc ác, gian xảo, tàn nhẫn, ghen ghét nhỏ nhặt. Hai nhân vật này biểu trưng cho cái ác. - Con bống còn sót lại: niềm động viên an ủi, nguồn sống tinh thần còn lại của Tấm. - Hình ảnh cục máu: tích tụ nỗi oan ức, oán hờn, đau đớn, tố cáo tội ác. - Nhân vật Bụt: là một nhân vật tôn giáo (phật) nhưng đã được dân gian hóa, biểu trưng cho quan niệm và trí tưởng tượng của nhân dân, có phép lực vô biên, chuyên cứu giúp người nghèo khổ. Đây là yếu tố thần kì có vai trò đặc biệt quan trọng trong diễn tiến cốt truyện, tạo nên sự hấp dẫn cho thể loại cổ tích thần kì. - Hình ảnh con bống, con gà, đàn chim sẻ là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhân dân, làm nguồn động viên an ủi và trợ lực cho Tấm vượt qua bế tắc. Hình ảnh chiếc giày bị đánh rơi là một chi tiết độc đáo, bởi đó không chỉ là sự tưởng tượng đẹp, mà còn là cái cớ để so sánh Tấm với Cám, làm cầu nối để cô gái mồ côi hiền ngoan chăm chỉ trở thành hoàng hậu, mở màn cho hàng loạt tội ác của mẹ con Cám sau này, và đẩy xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám lên đến cao trào. => Tiểu kết: + Quan niệm ở hiền gặp lành + Ước mơ hạnh phúc của người dân lao động nghèo khổ, bất hạnh. + Ngợi ca cái thiện, phê phán cái ác. + Nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và trí tưởng tượng phong phú của nhân dân. * * * b. Tấm trở thành hoàng hậu và cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc: - Xung đột càng về sau càng gay gắt, quyết liệt; đây không còn là xung đột gia đình nữa, mà là xung đột xã hội, xung đột giữa thiện và ác. - Các sự kiện chính: + Tấm chết -> chim vàng anh + Chim vàng anh bị giết -> 2 cây xoan đào + 2 cây xoan đào bị chặt -> khung cửi + Khung cửi bị đốt -> cây thị => hoàng hậu. (GV cho HS xem bảng hệ thống – so sánh) - Tấm: + Thực tế cuộc sống khốc liệt đã làm thay đổi tính nết và cách nói năng, ứng xử của Tấm, cô đã cứng rắn và mạnh mẽ hơn để chống chọi với cuộc sống. Tấm không chết mà ngược lại, cô phải sống để hưởng hạnh phúc và bắt mẹ con Cám phải đền tội. + Sức sống dẻo dai, bền bỉ, mãnh liệt. => Quan niệm thiện ác và tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lí, và công bằng của tâm thức người Việt trong cổ tích. - Mẹ con Cám: độc ác, tham lam, tàn nhẫn đến cùng cực. => Thái độ của nhân dân: căm ghét, lên án cái ác. - Nhân vật Bụt: nhân dân ta tưởng tượng ra nhân vật bụt là để cứu giúp những người nghèo khổ, bất hạnh, giúp họ giành được hạnh phúc. Khi Tấm đã trở thành hoàng hậu, bụt không xuất hiện nữa, mà tự Tấm phải đấu tranh để giữ được hạnh phúc ấy. => Qua đây nhân dân ta thể hiện quan niệm: mỗi người đều phải tự mình đấu tranh chống lại cái ác để giành và giữ lấy hạnh phúc, có như vậy hạnh phúc mới bền chặt; hạnh phúc không tự có và cũng không thể có với người chỉ biết lười biếng, ỷ lại người khác. - Nhà vua: không có động thái gì để bảo vệ vợ và hạnh phúc của mình. Trong quan niệm của dân gian, việc lấy vua và nhà vua chỉ đơn thuần là một phần thưởng, một mơ ước. Nhà vua cũng hiền như bụt và cũng xa vời như bụt, như một giấc mơ đẹp và xa vời, thoáng qua. - Truyện có sự đan xen một số đoạn văn vần. Đó là biểu hiện của nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đồng thời góp phần làm tăng chất thơ cho truyện. => Tiểu kết: + Quan niệm ở hiền gặp lành + Ngợi ca sức sống dẻo dai, bền bỉ, mãnh liệt và sức mạnh đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của nhân dân + Nêu cao khát vọng hạnh phúc và niềm tin vào công bằng xã hội của nhân dân + Yếu tố kì ảo giữ vai trò đặc biệt quan trọng. * * * c. Tấm trả thù và cái chết của mẹ con Cám - Cái chết của mẹ con Cám: -> quan niệm “ác dã ác báo” - Cách trả thù của Tấm: + Phù hợp với logic phát triển tính cách nhân vật + Cần thiết vì: nếu để mẹ con Cám sống thì cũng có nghĩa là dung tha cái ác, cái ác sẽ không thể để cái thiện tồn tại + Tấm đã qua lời của vàng anh, cây xoan, khung cửi cảnh báo Cám nhiều lần, thế nhưng Cám không những không thay đổi mà còn liên tục đưa ra những hành động độc ác và tàn nhẫn hơn. Việc giết chết cái ác để cho cái thiện, cho sự sống hồi sinh không thể gọi là trái với truyền thống đạo lí cha ông. * * III. Tổng kết: * Nội dung: - Sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. - Ước mơ hạnh phúc, công bằng xã hội - Quan niệm “ở hiền gặp lành”, “ác dã ác báo” * Nghệ thuật: - Cốt truyện li kì, hấp dẫn - Nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo - Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật độc đáo * Dặn dò: Soạn bài Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 10 nang cao(3).doc