A. Phần chuẩn bị.
I. mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu đợc
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ớc mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân đạo của nhân dân.
- Nghệ thuật của truyện là sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể chuyện hấp dẫn. Đây cũng là nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tìm hiểu, cảm thụ cổ tích.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của cổ tích, yêu mến các tác phẩm văn học của dân tộc.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 5
1. Câu hỏi: KháI quát những nét chính vè cuộc đời, số phận nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám?
2.Đáp án: Mồ côi,ở với dì ghẻ, bị áp bức lao động vất. Là người hiền lành, chịu khó.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới: 1 Tìm hiểu tiếp nội dung tác phẩm.
2. Nội dung:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5064 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 22- Tấm Cám (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 15/10 Giảng ngày 16/10
Tiết: 21 + 22, Môn : Văn học.
Tấm Cám
Tiết 2
A. Phần chuẩn bị.
I. mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu đợc
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ớc mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân đạo của nhân dân.
- Nghệ thuật của truyện là sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể chuyện hấp dẫn. Đây cũng là nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tìm hiểu, cảm thụ cổ tích.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của cổ tích, yêu mến các tác phẩm văn học của dân tộc.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
1. Câu hỏi: KháI quát những nét chính vè cuộc đời, số phận nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám?
2.Đáp án: Mồ côi,ở với dì ghẻ, bị áp bức lao động vất. Là người hiền lành, chịu khó.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới: 1’ Tìm hiểu tiếp nội dung tác phẩm.
2. Nội dung:
T0
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
25’
12’
?Tấm trải qua mấy kiếp hồi sinh? Anh (chị) hãy phân tích cụ thể ?
Từ đầu đến kết thúc truyện, thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám có sự chuyển biến ra sao. Các yếu tố kì ảo đóng vai trò khác nhau nhu thế nào?
Sự trở về của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xa về hạnh phúc nh thế nào?
Truyện “Tấm Cám” phản ánh ước mơ của nhân dân? Tìm dẫn chứng để làm rõ ước mơ đó?
ấn tượng của anh (chị) khi đọc truyện cổ tích “Tấm Cám”?
GV Khái quát kt cơ bản.
?Những tình tiết nào của truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?
?Miếng trầu có ý nghĩa nhu thế nào trong đời sống văn hoá của ngòi Việt Nam. Ngoài truyện “Tấm Cám” em hãy lấy dẫn những câu ca dao, tục ngữ hay truyện cổ tích có hình ảnh miếng trầu.
hs tự đọc sgk, độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
hs độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
II.Đọc hiểu.
2. Cuộc đấu tranh không khoan nưhợng để giành và bảo vệ hạnh phúc của Tấm.
- Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh: Chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị.
Một cô Tấm hiền lành lơng thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời hạnh phúc. Vàng anh bị giết, Tấm hoá xoan đào toả bóng mát che cho nhà vua. Xoan đào bị chặt làm thành khung cửi. Khung cửi dệt lên tiếng tuyên chiến với kẻ thù:
Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra
Khung cửi dệt, quả thị là những vật Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những gì bình dị thân thương trong cuộc sống đời thường. Đó là những hình ảnh tạo ấn tợng thẩm mĩ cho truyện.
- Thái độ phản kháng của Tấm ngày càng cao trước cuộc đấu tranh ngày càng gian nan quyết liệt.
Lúc đầu trước hành vi của mẹ con Cám, Tấm chỉ biết “ôm mặt khóc”, tiếng khóc ấm ức chứng tỏ Tấm đã ý thức đợc nỗi khổ của mình. Đây cũng là thái độ phản kháng ban đầu của Tấm. Dần dần thái độ của Tấm càng mạnh mẽ hơn. Cụ thể ở phần một của truyện, Tấm phản kháng nhưng bất lực. Bụt hiện lên để an ủi và ban tặng cho Tấm vật thần kì. ở phần hai của truyện, cuộc đấu tranh quyết liệt nhưng chưa hề thấy Tấm khóc bao giờ và cũng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt. Nhân dân lao động muốn qua nhân vật Tấm thể hiện ý thức của mình. Muốn có hạnh phúc, con ngời phải tự giành giật và giữ lấy thì hạnh phúc mới thực sự bền lâu.
- Do đó, các yếu tố kì ảo cũng có vai trò khác nhau. ở phần một của truyện, Bụt hiện lên phù trợ, giúp Tấm. Từ con cá bống đến đàn chim sẻ và vật báu trả ơn ... tất cả đều do Bụt mang đến cho Tấm. Sang phần hai của truyện ta nhận ra chim vàng anh, xoan đào, khung cửa dệt, quả thị không thay Tấm đấu tranh, chỉ là những vật Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với kẻ thù giành hạnh phúc.
- Sự trở lại làm ngời của Tấm ở cuối truyện thể hiện quan niệm của nhân dân “Thiện thắng ác”, “ở hiền gặp lành”. Quan niệm và mơ ước của nhân dân rất thực tế. Họ không tìm hạnh phúc ở đâu khác mà tìm ngay trong cõi đời này. Tuy nhiên sự hoá thân của Tấm có ảnh hưởng ở thuyết luân hồi của đạo Phật song sự hoá thân ấy chỉ là mượn hình thức bên ngoài của thuyết luân hồi để thể hiện ớc mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. Bởi theo thuyết luân hồi của đạo Phật, kiếp này chịu đau khổ vì tội lỗi từ kiếp trước, sau đó tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn cực lạc. Cô Tấm chết đi sống lại không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn mà quyết giành, giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này. Đây là thể hiện lòng yêu đời và bản chất duy vật của ngời lao động khi sáng tạo truyện cổ tích thần kì.
- Trước hết truyện “Tấm Cám”, thể hiện ước mơ đổi đời của nhân dân lao động. Cô Tấm từ đứa trẻ mồ côi bị hắt hủi, hành hạ, bị tước bỏ quyền lợi vật chất và tinh thần đã vụt đứng dậy đấu tranh không khoan nhợng để giành hạnh phúc, cuối cùng trở thành Hoàng hậu trong xã hội phong kiến ngày xa.
- Thứ hai, truyện thể hiện mơ ước thực hiện công bằng xã hội. Những ngời bị áp bức bóc lột nh Tấm, những người hiền lành nh bà cụ hàng nước đều được hưởng hạnh phúc.
Những mơ ước này đều thể hiện tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời của nhân dân ta khi sáng tạo truyện cổ tích “Trong truyện cổ tích nhân dân lao động không hề biết đến bi quan”.
III. Củng cố. Luyện tập.
- Truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc.
- Truyện phản ánh ớc mơ đổi đời và tinh thần lạc quan của ông cha ta.
- Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố thần kì ở hai phần của truyện có khác nhau. Đặc biệt là sự chuyển biến thái độ, hành động của nhân vật Tấm.
Bài tập nâng cao
- Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì là sử dụng những yếu tố kì ảo trong truyện. Truyện “Tấm Cám” có các yếu tố kì ảo:
+ Bụt hiện lên nhiều lần giúp đỡ và mách bảo Tấm.
+ Con gà biết nói tiếng người: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”.
+ Đàn chim sẻ biết nghe lời Bụt nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo giúp Tấm.
+ Sự hoá thân của Tấm thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị ở phần hai của truyện.
Tất cả đã chứng minh cho đặc điểm của truyện cổ tích thần kì.
Miếng trầu gắn với đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi khách đến nhà ngời ta cho “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu còn gắn liền với hôn nhân. Nhận trầu của người trao là nhận mối tình của mình. Đây là những câu ca dao, tục ngữ:
+ Miếng trầu là đầu câu chuyện
+ Miếng trầu nên dâu nhà ngời
+ Trầu này trầu tính trầu tình
Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta
Trầu này têm tối hôm qua
Giấu thầy, giấu mẹ mang ra mời chàng
+ Mời anh ăn miếng trầu này
Trầu nhạt, trầu mặn, trầu cay, trầu nồng
Dù không nên vợ nên chồng
Ăn dăm ba miếng cho lòng em vui
- Truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” có hình ảnh miếng trầu.
E. tham khảo
Lời của Tấm
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.
Ngời ngoan ở với ngời gian
Dẫu hiền như bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cớp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nớc non.
Tởng rằng yên phận làm con
Miếng trầu cánh phợng vẫn còn thơm môi
Dịu dàng cũng bấy nhiêu thôi!
Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau.
Một lần chết mấy lần đau
Cũng là xá tội cho nhau một lần
Gai hồng giữ lấy hoa hồng
Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa.
ánh Tuyết
C. Hướng dẫn học bài :
- Học vở ghi, nắm vững kiến thức vở ghi..
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Đọc soạn Chử Đồng Tử theo hướng dẫn sgk, lưu ý hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống, sở thích của 2 người trước khi gặp nhau. Cuộc hôn nhân của họ thể hiện ước mơ khát vọng ntn của nd. Cuộc sống và công việc của họ sau hôn nhân cho thấy điều gì về ước mơ khát vọng ?.
Giờ sau học văn học .
File đính kèm:
- tiet 22.doc