Giáo án Tiết 50 Đọc hiểu- Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43)

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức:

 Cảm nhận được tư tưởng tình cảm của nhà thơ biểu hiện qua cảnh ngày hè và nghệ thuật sử dụng từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi.

 Thấy được ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi sáng tạo một thể thơ viết bằng Tiếng Việt.

2. Kỹ năng: Cảm nhận, phân tích tác phẩm văn học trung đại.

3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn học.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) . Trên báo Văn nghệ tháng 8 năm 1957, nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận viết "Cảnh vật trong thơ Nguyễn Trãi là cảnh vật đầy tư tưởng. Cảnh vật có tư tưởng mà ra. Nguyễn Trãi thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cách, không bắt nó thành non bộ của mình, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này". Bài thơ Nôm "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi là một biểu hiện cụ thể của tinh thần ấy.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 50 Đọc hiểu- Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 28/11 Giảng ngày29/11 Tiết: 50 Môn : Đọc hiểu. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43) Nguyễn Trãi A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Cảm nhận được tư tưởng tình cảm của nhà thơ biểu hiện qua cảnh ngày hè và nghệ thuật sử dụng từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi. Thấy được ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi sáng tạo một thể thơ viết bằng Tiếng Việt. 2. Kỹ năng: Cảm nhận, phân tích tác phẩm văn học trung đại. 3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn học. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Trên báo Văn nghệ tháng 8 năm 1957, nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận viết "Cảnh vật trong thơ Nguyễn Trãi là cảnh vật đầy tư tưởng. Cảnh vật có tư tưởng mà ra. Nguyễn Trãi thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cách, không bắt nó thành non bộ của mình, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này". Bài thơ Nôm "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi là một biểu hiện cụ thể của tinh thần ấy. 2. Nội dung: I. Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung. 8’ 1. Tác giả.4’ HĐ của HS HĐ của HS Kiến thức cần đạt ?Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất 1442. + Ông đã để lại di sản phong phú về quân sự, văn hoá, văn học cho nước nhà. - Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ. Vị trí của nó đã đợc định là đặt nền móng cho thơ tiếng Việt thời trung đại. Bố cục của tập thơ chia làm 4 phần: + Vô đề: Gồm những bài thơ không có đầu đề nhng đợc sắp xếp theo các mục ngôn chí (nói lên chí hớng), mạn thuật (kể một cách tản mạn, Tự thán (tự than), tự thuật (tự nói về mình), bảo kính cảnh giới (gơng báu răn mình) + Môn thì lệnh (thời tiết) + Môn hoa mộc (cây cỏ) + Môn cầm thú (thú vật) - Nội dung “Quốc âm thi tập” phản ánh t tởng, tình cảm, vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi. Đó là t tởng nhân nghĩa sáng ngời, yêu nớc thơng dân, hoà cảm với thiên nhiên. - Nghệ thuật: Sáng tạo thể thơ Nôm đờng luật, xen câu lục ngôn với thất ngôn. 2. Văn bản 4’ Giải nghĩa các từ khó Đọc SGK SGK ?Xác định chủ đề bài thơ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bài thơ miêu tả cảnh ngày hè, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi. Đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân. II. Đọc - hiểu 1. Sáu câu đầu7’ ?Cảnh ngày hè được miêu tả với chi tiết nào? Thể hiện sức sống như thế nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Cảnh ngày hè . + Màu xanh của lá hoè, mở thành tán rộng che rợp cả không gian “Hoè lục ... trương”. + Hoa lựu khoe màu đỏ chói chang bên hiên nhà “Thạch lựu hiên ... thức đỏ”. + Sen hồng trong ao toả mùi hương thơm mát. Hồng liên trì ... mùi hương” + Tiếng người lao xao vọng lại từ làng làm nghề chài lưới “Sao xao chợ cá ... ngư phủ” + Ve sầu kêu liên tục, vang dội như tiếng đàn “Dắng dỏi cầm ve ... tịch dương” Bức tranh ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế. Đó là màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu, hương thơm của loài sen, ve sầu kêu tháng hạ, điểm vào bức tranh thiên nhiên vừa đẫm màu sắc, sôi nổi của âm thanh và rất giàu sức sống. Bức tranh ấy hiện lên cụ thể bao nhiêu chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp nhất định phải xuất phát từ một thế giới quan lành mạnh, bao trùm lên là tấm lòng yêu nước, yêu đời của ức Trai. 2. Các biện pháp nghệ thuật của bài thơ. 5’ ? Phân tích các biện pháp nghệ thuật của bài thơ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên giàu sự sống. Nhà thơ đã tập trung những giác quan và lựa chọn những từ ngữ có sức gợi tả. + Đó là những tính từ gợi cảm giác. - Ngày trường ngày dài - Hoè lục hoa hoè màu vàng tươi xen lẫn lá màu xanh - Tán hợp giương tán cây toả rộng che rợp mặt đất - Thức đỏ hoa lựu màu đỏ như lửa - Tiễn mùi hương ngát mùi hương của hoa sen. Những tính từ tạo ra ấn tượng và cảm giác này giúp người đọc nhận ra cảnh vật gần gũi, quen thuộc hàng ngày. Sự vật đều căng đầy sức sống. + Những động từ: * Phun, đùn, giương gợi tả sức sống chất chứa từ bên trong sự vật tràn ra. * Lao xao, dắng dỏi diễn tả không khí nhộn nhịp của chiều hè. Tất cả đều tạo ra ấn tượng giúp người đọc nhận ra sự vật từ trạng thái tĩnh chuyển sang động. Sự sống sôi nổi hẳn lên. Cách đặt câu (đảo trật tự từ) “Lao xao chợ cá ...” “Dắng dỏi cầm ve ...” Tác giả nhằm nhấn mạnh âm thanh sôi nổi của sự sống con người. Đây đâu chỉ đơn thuần về nghệ thuật. Sự sống đã tìm đến cách diễn đạt ấy một cách tinh tế. 3. Khát vọng của tác giả.8’ ?Cảnh ngày hè được miêu tả thể hiện tâm trạng và mong ước gì của tác giả? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Có hai tâm trạng và một niềm tha thiết lớn đối với đời. + Đó là tâm trạng nhàn rỗi, thư thái. “Rồi hóng mát thuở ngày trường” Câu thơ tạo ra ba nhịp: Rồi / hang mát / thuở ngày trường. Nhịp điệu ấy diễn ra trạng thái thanh nhàn. Đó là trạng thái ngồi không. Ngồi không thì thấy ngày dài lắm (ngày trường). Nguyễn Du từng miêu tả. “Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” Khi người ta buồn (có tâm sự) thì thời gian một ngày có cảm giác dài đằng đẵng. Nên câu thơ thứ nhất phản ánh một tâm trạng thư thái, nhà thơ thả hồn mình với thiên nhiên. Cũng có thể hiểu về ở ẩn chỉ là thế bắt buộc. + Tâm trạng thứ hai của nhà thơ là sự phấn khởi, sôi nổi trong nét bút miêu tả cảnh ngày hè. * Các câu thơ 2, 3, 4, 5, 6. Cảnh vật thiên nhiên đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, toả hương. Tất cả đều sôi nổi bởi những âm thanh râm ran, không khí rộn rã hẳn lên. + Một khát vọng, một nỗi niềm tha thiết lớn với đời. Cảnh vật được miêu tả theo trí tưởng tượng của con người. Cảnh quyện với tình để biểu hiện một khát vọng, một nỗi niềm tha thiết lớn. Nhà thơ phút chốc quên hoàn cảnh của riêng mình. Nhà thơ muốn xà vào, muốn thu lấy tất cả cái tươi tắn, sự sôi nổi, với hương đời, gắn bó với con người. Cái triết lí của nhà nho “Tiên u hậu lạc” (Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) lại bừng dậy, ông mong mỏi “Lẽ có ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phơng” Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình hạnh phúc cho nhân dân. Nhà thơ đặt ra điều giả định. Lẽ ra có khúc đàn nam phong của vua Thuấn, mỗi khi khúc đàn ấy gẩy lên thì mưa thuận gió hoà, nhân dân làm ăn sung sướng, no đủ. Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, tấm lòng của ức Trai mong muốn người cầm đầu đất nước phải quan tâm nhiều hơn nữa tới nhân dân. Không phải mong mỏi có khúc đàn Nam phong thực sự mà mong mỏi nhà vua hãy như vua Nghiêu, vua Thuấn thời cổ đại Trung Quốc suốt đời chỉ biết chăm lo tới dân. Lòng của ức Trai rộng lớn, bao dung như biển cả, mát mẻ như đất phù sa mầu mỡ. Đó là tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết đến trọn đời. 4.Phá luật Đường 5’ ?Bài thơ khác với thơ luật Đường ở chỗ nào? Các câu lục ngôn có ý nghĩa gì về tiết tấu nhịp điệu? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Nhìn vào số câu (8), cách gieo vần và lối đối ngẫu ở 4 câu giữa, ta thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Song nó có hai điểm khác với thơ luật Đờng. + Câu 1 và 8 chỉ có 6 chữ. + Câu 3 và 4 ngắt nhịp 3/4 (thơ Đờng là 4/3) Vì vậy câu 1 và 8 là những câu độc lập. Vì vậy nó làm cho sự tiết tấu và nhịp điệu bài thơ cũng đa dạng Câu 1 ngắt nhịp 1/2/3 Câu 2 ngắt nhịp 4/3 hoặc 1/3/3 Câu 3 ngắt nhịp 3/4 Câu 4 ngắt nhịp 3/4 Câu 5 ngắt nhịp 4/3 Câu 6 ngắt nhịp 4/3 Câu 7 ngắt nhịp 4/3 Câu 8 ngắt nhịp 3/3 3. Củng cố, luyện tập. 10’ a. Củng cố 2’ ?Khái quát nội dung bài học? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Bài thơ tả cảnh ngày hè đầy sức sống + Cây cối xanh tốt + Màu sắc đa dạng + Toả hương thơm + Rộn rã âm thanh… - Cảnh thể hiện một tâm hồn sôi nổi gắn bó yêu đời và khao khát về cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân ở muôn phơng. - Bài thơ thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của Nguyễn Trãi trong lối dùng từ, đặt câu và lối thơ lục ngôn xen thất ngôn. b.Bài tập nâng cao 8’ Tìm hiểu cảm hứng thiên nhiên trong một số bài thơ của Nguyễn Trãi? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Những bài thơ: - Côn Sơn ca (được học ở THCS) - Bến đò xuân đầu trại - Cuối xuân tức sự… Khi viết về thiên nhiên, Nguyễn Trãi không đơn thuần miêu tả thiên nhiên đầy thi vị mà gửi gắm vào đó cái tình của con ngươì nặng lòng với đất nước quê hương, gắn bó với con người. Có thể xem đây là một nguyên tắc khi tìm hiểu cảm hứng thiên nhiên trong một số bài thơ của Nguyễn Trãi. Ví dụ minh hoạ: - Nguyễn Trãi miêu tả thiên nhiên ở nhiều góc độ. Ông đã từng “quét tuyết” để đón trăng, đón mây, “mời núi vào nhà”, nằm trên đá “như nằm chiếu êm”. Cảnh Côn Sơn thật đẹp. Nó không chỉ đẹp vì có suối, có cây mà còn ngân nga khúc nhạc. Côn Sơn có suối rì rầm Ta nghe nh tiếng đàn cầm bên tai Tiếng suối không chỉ có nhạc tình và nhịp điệu, nó có cả giai điệu và trở thành một thứ đàn. Cảm nhận về thiên nhiên nhiều khi thật tinh tế: Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem Tàu chuối ở thời non tơ phong nhuỵ giống như ống quyển đựng bức tình thư. Cảnh vật cũng kín đáo, e ấp, giữ gìn như con người. Đến những câu thơ này. Thơ xong, cửa thấy nguyệt vào Trăng thật gần gũi và gắn bó. Nhà thơ tạo ra được tiếng nói tri âm với vầng trăng của tự nhiên. Mới thấy con người đã vượt lên hoàn cảnh của chính mình để yêu mình, yêu người và cũng thật yêu đời. Con người có lúc nổi giữa thiên nhiên. Ông chài hát lên ba lần thì khói trên mặt hồ đã rộng Chú bé chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì trăng lên cao giữa trời Và: Còn một non xanh là cố nhân Thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn con người “Đói thì ăn những rễ tùng và hớp những tia nắng” Thiên nhiên còn góp phần thanh lọc làm cho trong sạch tâm hồn Nguyễn Trãi: Trong hiên nhìn mây núi thì không có vinh nhục nữa Cây thông trong cảm quan của Nguyễn Trãi như một người bạn ở chốn “Lâm tuyền”. Cây thông làm được nhiều việc như giường cột của “nhà cả” (nhà lớn). Sự dày dạn gió sương của cây thông càng khoẻ khoắn vững vàng. Cây thông tượng trưng cho người quân tử còn là thứ thuốc quý “Dành còn để trợ dân này”. Rõ ràng thiên nhiên không phải là phong hoa tuyết nguyệt cho thoả ý thích về cái đẹp của con ngườì, nó góp phần giáo dục con người hành động để suốt đời đấu tranh vì nhân nghĩa. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là biểu hiện bản chất và lí tưởng cao đẹp. * tham khảo 1. Cái tên của bài thơ mang tính chất giáo huấn (Gương báu răn mình) nhưng thực chất đây lại là một bài thơ trữ tình về cảnh, về người. Qua bài thơ có thể thấy được một tâm hồn nghệ sĩ rất giàu cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật cũng tràn đầy những ước mơ bình dị mà cao đẹp về cuộc sống của nhân dân. 2. Về cảnh vật thiên nhiên Câu mở đầu cho thấy hình ảnh nhà thơ trong một ngày rỗi rãi, nhàn tản, nhưng rỗi rãi nhàn tản một cách không bình thường vì đây là những ngày Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn (1438-1442). Tuy vẫn đang làm quan nhưng ông không được nhà vua trọng dụng như trước, vì thế không có việc gì cần kíp, có thể ngồi hóng mát cả ngày trường. Ba câu tiếp theo và câu sáu "Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương" là sự cảm nhận cảnh vật thiên nhiên của một tâm hồn ung dung, thư thái, thiết tha yêu đời. Đó là một bức tranh đầy sức sống: cây hoè đang độ phát triển, cành là xanh tươi toả rộng; cây lựu trước hiên nhà vẫn đang trổ hoa đỏ rực; ao sen đầy những đài sen màu xanh, không còn thoang thoảng hương thơm như trước; tiếng ve vẫn râm ran, inh ỏi... Cảnh vật một buổi chiều cuối hè ấy đã được thi nhân đón nhận cả bằng thị giác "hoè lục", "thức đỏ", bằng khứu giác "mùi hương", bằng thính giác "dắng dỏi cầm ve". Tuy là một buổi chiều, nhưng không hề im lìm tĩnh lặng. Có thể thấy rõ điều đó qua những từ tượng hình, tượng thanh gây ấn tượng mạnh mẽ: đùn (cành lá cứ như sinh sôi ngay trước mắt), phun (màu đỏ của hoa lựu không phải toả ra, rực lên mà như sức sống chất chứa bị dồn nén đang bật ra, trào ra), dắng dỏi (âm thanh rộn rã, chói gắt lại được nhấn mạnh bằng biện pháp đảo ngữ). Tóm lại, tâm hồn nhà thơ đã hoà vào cảnh vật, cùng chung cái sắc điệu tươi vui, ấm áp của mọi vật xung quanh. 3. Về cuộc sống con người Câu thơ "Lao xao chợ cá làng ngư phủ" gợi tới những âm thanh sống động trong sinh hoạt hằng ngày của đời sống con người. ở đây từ tượng thanh lao xao cũng được nhấn mạnh bằng biện pháp đảo ngữ đã thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn Nguyễn Trãi: lao xao không chỉ gợi sự vui tai mà còn gợi sự vui mắt bởi cảnh đông đúc, nhộn nhịp, hoàn toàn khác với xáo xác hoặc xao xác là nhốn nháo, rã rời. Điều đó chứng tỏ thi nhân không chỉ vui với cảnh vật mà còn vui với cuộc sống của ngời dân lao động nên đã đón nhận những âm thanh bình dị ấy không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn. Hai câu cuối kết đọng biết bao suy tư của nhà thơ. Ông vui với thiên nhiên, với con người, nhng hơn thế ông còn khao khát hành động để giúp đời giúp nước. Niềm khát khao ấy thể hiện ở ước mơ có được cây đàn của vua Thuấn để ca ngợi cảnh thái bình, hay nói đúng hơn, đó là ước mơ: làm sao có được một triều đại thái bình thịnh trị như đời Nghiêu Thuấn để nhân dân muôn nơi đợc sống trong sung sướng, hạnh phúc, yên vui. ước mơ xuất phát từ những gì chưa có. Thời Nguyễn Trãi chưa có cảnh "Dân giàu đủ khắp đôi phương". Do đó hai câu thơ nặng trĩu đau đời và sâu lắng một tinh thần trách nhiệm cao cả. 4. Nhìn chung, bài thơ có những điểm cách tân về nghệ thuật so với thơ Đường, đặc biệt là câu chữ và cách dùng hình ảnh rất tự do. Mở đầu là câu sáu chữ, kết thúc cũng là câu sáu chữ; hình ảnh chợ cá và âm thanh lao xao của đời thường là những nét hiện thực dân dã mà văn chương cổ điển rất kiêng kị vì có vẻ dung tục, không gợi sự thanh cao. Về nội dung, bài thơ chất chứa bao tâm sự: nếu sáu câu đầu cho thấy bề ngoài của tâm sự ấy là trạng thái vui vẻ, an nhàn thì hai câu cuối cho thấy bên trong của tâm sự ấy là nỗi buồn đau u uất gì không làm được gì để giúp đời giúp nước, là niềm mong muốn mọi người dân lành được sống cuộc đời hạnh phúc, yên vui. Đoàn Đức Phơng, (Văn học 10, NXB Giáo dục, 1995) C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Học thuộc lòng bài thơ - phần dịch thơ. - Đọc 3 baài đọc thêm, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 50.doc