Giáo án Phụ đạo tiết 1 + 2 : những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học

 A. Mục tiêu bài :

Nắm được một số đặc điểm chính của văn học Việt Nam

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức : Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG, những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG đã học, hiểu được rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật cua VHDG trong mối quan hệ với nền VH và đời sống văn hóa dân tộc.

2. Kỹ năng : Bước đầu biết cách đọc hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đúng thể loại, biết phân tích vai trò, tác dụng của VHDG qua những tác phẩm.

3. Thái độ : Trân trọng và yêu thích những tác phẩm VHDG của dân tộc, có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về VHDG trong việc đọc hiểu văn bản cụ thể.

C. Ph¬ương pháp

- Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: 10A2

2. Kiểm tra bài cũ:

 Kết hợp trong bài giảng

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phụ đạo tiết 1 + 2 : những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2011 Ngày dạy: 18/8/2011 PHỤ ĐẠO TIẾT 1 + 2 : LỚP 10A2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VHDG ĐÃ HỌC A. Mục tiêu bài : Nắm được một số đặc điểm chính của văn học Việt Nam B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức : Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG, những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG đã học, hiểu được rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật cua VHDG trong mối quan hệ với nền VH và đời sống văn hóa dân tộc. 2. Kỹ năng : Bước đầu biết cách đọc hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đúng thể loại, biết phân tích vai trò, tác dụng của VHDG qua những tác phẩm. 3. Thái độ : Trân trọng và yêu thích những tác phẩm VHDG của dân tộc, có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về VHDG trong việc đọc hiểu văn bản cụ thể. C. Phương pháp - Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 10A2…………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - GV: Chỉ nhắc lại một số thể loại - Hỏi: Sử thi dân gian là gì? HS nhắc lại KN - GV: Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên? - GV: Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là truyền thuyết? HS phát biểu - GV: Cho HS kể một số truyền thuyết đã được học, chỉ ra yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu. HS có thể lấy ngay truyền thuyết ADV & MCTT. - GV: Truyền thuyết này có đặc điểm gì nổi bật? - GV: Truyện cổ tích là gì? HS: nêu cách hiểu qua các tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn THCS - GV: Truyện cổ tích Tấm Cám là truyện thuộc loại gì? GV định hướng cho HS tiếp cận với truyện cổ tích quen thuộc này. I. Những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG đã học. 1. Sử thi dân gian: - Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể về một trong nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại. - Đặc điểm: + Nội dung: Qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và mọi khát vọng của cộng đồng và thời đại. + Nghệ thật: Ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc. 2. Truyền thuyết - Là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện – nhân vật theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của ND với những người có công với đất nước, dân tộc trong cộng đồng dân cư một vùng. - Đặc điểm của truyện ADV & MCTT: + Là một cách giải thích nguyên nhân của việc mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước và về cách ứng xử đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. + Hình tượng nhân vật mang nhiều chi tiết hư cấu nhưng vẫn đảm bảo phần cốt lõi lịch sử. 3. Truyện cổ tích - Là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng nhân vật được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của người lao động. - Truyện cổ tích Tấm Cám: + Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp những lần biến hoá đã thể hiện sức sống trỗi dậy mãnh liệt của con người trước vùi dập của kẻ ác. -> Thiện ác đối lập + NT: Miêu tả sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ thụ động đến kiên quyết chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc. II. Hướng dẫn về nhà - Định nghĩa về một số thể loại VHDG - Đặc điểm của một số thể loại. E. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docPHỤ ĐẠO 1.doc