Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 28 làm văn -Trả bài viết số 1

A. Mục tiêu bài học: giúp hs

1.Kiến thức:

- Nhận ra những ưu và khuyết điểm của mình trong bài viết Số 1 về nội dung, cũng phương pháp nghị luận.

 - Biết nhận ra các lỗi hành văn, dùng từ đặt câu, dựng đoạn và sửa lỗi.

 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng triển khai và trình bày bài văn.

3.Thái độ, tình cảm: Giáo dục học sinh tình yêu môn văn, có nhận thức đúng với một vấn đề của xã hội.

B. Phương pháp

Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

C. Phương tiện dạy học.

1.Giáo viên: Chấm bài, tổng hợp điẻm, nhận xét đánh giá bài viết số 1.Ra đề, đáp án, biểu điểm bài viết số 2.

2. Học sinh: Ôn tập về kiểu bài nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận văn học.

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: Không.

 2. Giới thiệu bài mới: * Lời vào bài (1) Để giúp các em tự nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và làm tốt bài viết số2, Ta sẽ cùng nhìn lại bài viết số 1.

 3. Nội dung.

A. Trả bài số 1

I. Tìm hiểu đề (15)

1. Chép lại đề

Em hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu ngạn ngữ "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhng hoa quả lại ngọt ngào".

2. Nêu yêu cầu của đề

 

?Đề yêu cầu làm nổi bật nội dung gì?

- Đề yêu cầu phải giải thích và chứng minh một vấn đề thuộc về đời sống xã hội. Sau khi vào đề. Bài viết thể hiện được nội dung qua các bước sau:

a) Giải thích khái niệm của đề bài

- Học vấn là gì?

*Quá trình nhận thức. Đó là con đường phấn đấu rèn luyện trong học tập, nâng cao hiểu biết của con người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 28 làm văn -Trả bài viết số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 22/10 Giảng ngày: 23/10 TIẾT: 28 MÔN : Làm Văn . Trả bài viết số 1 A. Mục tiêu bài học: giúp hs 1.Kiến thức: - Nhận ra những ưu và khuyết điểm của mình trong bài viết Số 1 về nội dung, cũng phương pháp nghị luận. - Biết nhận ra các lỗi hành văn, dùng từ đặt câu, dựng đoạn … và sửa lỗi. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng triển khai và trình bày bài văn. 3.Thái độ, tình cảm: Giáo dục học sinh tình yêu môn văn, có nhận thức đúng với một vấn đề của xã hội. B. Phương pháp Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.Giáo viên: Chấm bài, tổng hợp điẻm, nhận xét đánh giá bài viết số 1.Ra đề, đáp án, biểu điểm bài viết số 2. 2. Học sinh: Ôn tập về kiểu bài nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận văn học. D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: Không. 2. Giới thiệu bài mới: * Lời vào bài (1’) Để giúp các em tự nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và làm tốt bài viết số2, Ta sẽ cùng nhìn lại bài viết số 1. 3. Nội dung. A. Trả bài số 1 I. Tìm hiểu đề (15’) 1. Chép lại đề Em hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu ngạn ngữ "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhng hoa quả lại ngọt ngào". 2. Nêu yêu cầu của đề ?Đề yêu cầu làm nổi bật nội dung gì? - Đề yêu cầu phải giải thích và chứng minh một vấn đề thuộc về đời sống xã hội. Sau khi vào đề. Bài viết thể hiện được nội dung qua các bước sau: a) Giải thích khái niệm của đề bài - Học vấn là gì? *Quá trình nhận thức. Đó là con đường phấn đấu rèn luyện trong học tập, nâng cao hiểu biết của con người. - Chùm rễ đắng không ngọt ngào, diễn tả những khó khăn gian khổ mà quá trình học tập phải nếm trải. - Hoa quả ngọt ngào Thành quả của học tập b) Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra - Tại sao quá trình nhận thức, tu dưỡng để có học vấn phải trải qua gian khổ (rễ đắng) để có thành quả. + Học tập là một quá trình tự đào tạo, phải khổ luyện mới thành tài. + Muốn chiếm lĩnh được tri thức đòi hỏi bản thân người học phải tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn. Quá trình ấy không dễ dàng chút nào. + Học phải đi đôi với hành, phải kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Thực hành với người học đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt. Đây thực sự là quá trình thể nghiệm đời sống. Thực hiện tốt quá trình ấy, chúng ta sẽ đạt được học vấn nhất định. Đấy cũng là thành quả ngọt ngào đem đến cho mình. - Chứng minh làm rõ lí lẽ giải thích + Trở thành nhà bác học vĩ đại, Ac-si-met đã khổ công như thế nào trong sự tìm tòi thực tế để rút ra kết luận “Một vật nhúng trong nước được đẩy lên với một lực bằng trọng lượng của vật”. + Không ai sinh ra đã trở thành nhà khoa học, trở thành người thầy mà phải qua rèn luyện, tu dưỡng. + Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết điều này qua bài thơ tứ tuyệt. Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời ngời cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công Bác Hồ là tấm gương tu dưỡng rèn luyện trong thử thách, hi sinh mới trở thành nhà tư tưởng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả nhân loại. Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh Nguyễn Du phải trải qua những ngày sống gian khổ ở Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tĩnh, phải nếm trải cảnh đời đói cơm, ốm đau không có thuốc ... mà trở thành một thiên tài. - Nhiều tấm gương của những người khuyết tật, chịu khó rèn luyện để trở thành người có ích. II. Trả bài, kết quả (2’) 1. Trả bài 2. Kết quả Lóp sĩ số Vắng Đ9,10 Đ8 Đ7 Đ6 Đ5 Đ4 Đ3 Đ2 Đ1 Đ0 10C 46 0 0 0 2 8 28 8 0 0 0 0 III. Nhận xét (10’) ? Em hãy tự nhận xét về ưu, nhược điểm trong bài viết cua mình? * Ưu điểm - Xác định đúng yêu cầu đề bài - Bài viết có bố cục, đúng kiểu bài. * Nhược điểm - Còn sai nhiều lỗi chính tả - Nhiều em bài viết còn sơ sài, diễn đạt lủng củng - Một số bài viết còn ẩu, ý thức làm bài yếu IV. Chữa lỗi (15’) ? Em hãy đọc lỗi trong bài viết của mình, đưa ra cách chữa lỗi đó? a. Lỗi ngữ âm – chính tả + Chi thức -> Tri thức + Dèn luyện à Rèn luyện + Tu rưỡng à Tu dưỡng + Chính sác à Chính xác. + Thậm trí à Thậm chí b. Lỗi dùng từ. - Khổng Tử qui tập học trò. -> qui tụ. - Hiện nay tính cách cần cù -> tính cần cù... d. Lỗi hành văn + Quá trình con đường nhận thức -> Quá trình nhận thức hoặc con đường nhận thức. + Là con đường phấn đáu của học sinh bây giờ, ngày nay -> Là con đường phấn đấu của học sinh ngày nay. 4. Củng cố, luyện tập: 1’ GV nhắc lại yêu cầu trình bày một bài làm văn . E. Hướng dẫn học bài : 1’ - Đọc kĩ lại bài viết của mình, soát và sửa lỗi. - Những bài điểm yếu yêu cầu viết lại, cần hoàn thành. - Đọc các bài văn mẫu và học tập kinh nghiệm. - Ôn lại kiểu bài nghị luận xã hội. - Đọc bài những câu hát tình nghĩa, soạn bài theo câu hỏi sgk. Giờ sau học VH.

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc
Giáo án liên quan