A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Qua bài học, bước đầu cảm nhận được cảnh ngộ, nỗi niềm của người phụ nữ, người nông dân thời xa.
- Nắm được nghệ thuật so sánh, ẩn dụ và cách sử dụng biểu tượng trong ca dao.
2.Kỹ năng: Phân tích cảm nhận ca dao.
3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, cảm th.ông với nỗi bất hạnh của con người.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: kt miệng 5.
1. Câu hỏi: ?Vì sao ca dao thường mượn hình ảnh cây đa bến nước, con đò để diễn tả nghĩa tình của con người. Hãy nêu ý nghĩa của biểu tượng này và tâm sự của con người trong từng bài. Từ đó, tìm hiểu quan niệm của nhân dân về tình và nghĩa?
2. Đáp án:
- ở làng quê Việt Nam không gì quen thân, gần gũi, gắn bó bằng hình ảnh cây đa, bến nước, con đò. 3đ
- Bởi lẽ từ nơi ấy gắn bó biết bao kỉ niệm gặp gỡ, chia li của con người cùng chung làng, chung xóm. 3đ
- Vì vậy, ông bà ta thường mượn hình ảnh cây đa, bến nước, con đò làm biểu tượng diễn tả tình nghĩa con người. Cây đa cổ thụ, bến nước là những vật cố định tượng trưng cho người ở lại. Con đò và khách bộ hành tượng trưng cho người ra đi.4đ
III. Bài mới.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 33 Đọc hiểu- Ca dao than thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 3/11 Giảng ngày 4/11
Tiết: 33 Môn :Đọc hiểu.
Ca dao than thân
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Qua bài học, bước đầu cảm nhận được cảnh ngộ, nỗi niềm của người phụ nữ, người nông dân thời xa.
- Nắm được nghệ thuật so sánh, ẩn dụ và cách sử dụng biểu tượng trong ca dao.
2.Kỹ năng: Phân tích cảm nhận ca dao.
3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, cảm th.ông với nỗi bất hạnh của con người.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: kt miệng 5’.
1. Câu hỏi : ?Vì sao ca dao thường mượn hình ảnh cây đa bến nước, con đò để diễn tả nghĩa tình của con người. Hãy nêu ý nghĩa của biểu tượng này và tâm sự của con người trong từng bài. Từ đó, tìm hiểu quan niệm của nhân dân về tình và nghĩa?
2. Đáp án :
- ở làng quê Việt Nam không gì quen thân, gần gũi, gắn bó bằng hình ảnh cây đa, bến nước, con đò. 3đ
- Bởi lẽ từ nơi ấy gắn bó biết bao kỉ niệm gặp gỡ, chia li của con người cùng chung làng, chung xóm. 3đ
- Vì vậy, ông bà ta thường mượn hình ảnh cây đa, bến nước, con đò làm biểu tượng diễn tả tình nghĩa con người. Cây đa cổ thụ, bến nước là những vật cố định tượng trưng cho người ở lại. Con đò và khách bộ hành tượng trưng cho người ra đi.4đ
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Bên cạnh những câu hát bộc lộ nghĩa tình trong yêu thương đằm thắm, ca dao còn thể hiện sự than thở về cuộc đời, những cảnh ngộ đắng cay để từ đó bộc lộ phẩm chất và đòi quyền sống cho con người.
2. Nội dung:
I. Tìm hiểu chung
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
? Nội dung chính thể hiện trong 5 bài ca dao trên là gì ? Nội dung cơ bản của mỗi bài ca dao ? chia nhóm ?
Độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Đều là lời than thân về tình duyên về thân phận của mình.
- Bài 1,2,3: Cô gái than vì tình duyên, không có quyền quyết định hạnh phúc.
- Bài 4: cô gái than vì khát vọng tình yêu không thành.
- Bài 5: Thân phận người lao động.
II. Đọc – hiểu 20’
1. Bài 1, 2, 3
? Ba bài ca dao nói về số phận nào của ngời phụ nữ trong xã hội cũ? Phân tích giá trị biểu cảm của bài 1, 2.
?Sắc thái tình cảm của ba bài 1, 2, 3 có gì khác nhau?
Độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Ba bài ca dao 1, 2, 3 đều đề cập tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không chủ động, có quyền quyết định hạnh phúc của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, gia đình.
- Bài ca 1 và 2 đều sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Đối tượng để so sánh là “tấm lụa đào” và “giếng giữa đàng”.
+ “Tấm lụa đào” gợi ra vẻ đẹp vừa mềm mại, óng ả và duyên dáng của ngời phụ nữ, ấy thế mà chẳng thể "biết vào tay ai".
+ “Giếng giữa đàng” một địa điểm vừa cụ thể lại vừa mang tính khái quát; Giếng nước ấy vừa trong, vừa mát chứ không phải là giếng đục.
=> Sự so sánh ở hai bài chung quy là khẳng định vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giản dị của người phụ nữ hiện có. Nhưng thật xa xót cả hai người phụ nữ trong hai bài ca không chủ động và có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Tấm lụa đào hoàn toàn phụ thuộc vào người mua ở giữa chợ. Cũng như vậy, giếng nớc giữa đàng làm sao ngăn cấm người qua lại, ai người rửa mặt, ai người rửa chân?
- Sắc thái tình cảm ở ba bài có khác nhau. Nếu ở bài một và hai, người phụ nữ không quyết định được số phận của mình thì bài ba lại thể hiện tình cảm, tiếng nói của người con gái phải lấy chồng quá sớm (tảo hôn).
2. Bài 4
?Mối liên hệ giữa hai câu đầu và 4 câu thơ cuối? Qua tâm trạng của nhân vật trữ tình hãy phân tích mâu thuẫn đáng thương giữa niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi và thân phận người con gái trong xã hội phong kiến ngày xa. Những hình ảnh so sánh khác nhau thể hiện sắc thái khác nhau nh thế nào trong những nỗi sợ của người con gái?
Độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Hai câu đầu mượn vật thể thiên nhiên bộc lộ tâm sự thầm kín. Hòn đá rắn chắc kia cũng thay đổi theo năm tháng huống chi tuổi xuân con người.
+ Cô gái khao khát hạnh phúc “muốn kết nghĩa giao hoà”, “kết tóc ở đời” nhưng lại không dám nói ra.
+ Sự ám ảnh cô là sợ cha, sợ mẹ và sợ cả tình cảm của chàng trai nữa.
=>Thân phận người con gái : Khao khát hạnh phúc có nhiều mà mình không thể quyết định được. Sợ thì sợ đấy mà thương vẫn cứ thương. Điều này đã trở thành bị kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu thương, khao khát mà lo sợ thì cứ ám ảnh. Thật đáng thương...
- Bài ca sử dụng hình ảnh so sánh khác nhau để thể hiện nỗi sợ của cô gái.
+ Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.
Nỗi sợ cha, mẹ đợc so sánh với biển (rộng), với trời (cao) bởi trong xã hội quyền uy cha mẹ “đặt đâu con ngồi đấy”.
+ “Sợ rằng mây bạc trên trời mau tan”. Bạc có nghĩa là mỏng. Hình ảnh “mây bạc” được lấy làm ẩn dụ chỉ tình yêu của chàng trai đẹp đấy nhưng mong manh không bền chặt. Đây mới chỉ là nỗi lo sợ nhất về sự không bền chặt. Tuy nỗi lo sợ ấy không bằng biển, bằng trời nhưng nó ám ảnh, nó quyết định cuộc đời, thân phận của cô gái.
3. Bài 5
Chia nhóm hướng dẫn hs thảo luận.
4 tổ 4 nhóm.
Tổ 1.
?Phân tích tính cách con cò trong bài ca dao?
tổ 2.
? Giải thích nghĩa cụm từ “tôi có lòng nào” và hình ảnh ẩn dụ “nước trong” “nước đục”?
Tổ 3.
? Tâm sự của con cò thể hiện điều gì...?
Tổ 4.
?Con cò thường là hình ảnh biểu tượng của ai? Vì sao?
Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp
- Hai câu ca dao đầu “Con cò ... xuống ao”
Mới đọc, ta thấy có một nghịch cảnh. Cò thường kiếm ăn ban ngày, không kiếm ăn ban đêm. Con người phải đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt lại gặp phải chuyện rủi ro, không may mắn. Người nông dân xa phải đi làm thuê làm mướn ở phương xa. Họ tranh thủ làm cả đêm nữa để tăng tiền công, tiền thưởng. Song họ gặp chuyện chẳng lành.
- Cụm từ “Tôi có lòng nào” đặt với câu trước nó “Ông ơi! ông vớt tôi nao”. Đây là tiếng kêu cứu, bầy tỏ lòng chân thật không có điều gì gian dối, ẩn khuất trong việc kiếm ăn của chú cò này. Những ẩn dụ “nước trong”, “nước đục” như muốn khẳng định nếu phải chết cũng phải chọn cái chết cho trong sạch, không chịu chết trong nhơ bẩn, lem luốc để tiếng ở đời.
- Con cò thường là hình ảnh biểu tượng cho người nông dân. Đây là hình ảnh người nông dân hàng ngày vất vả.
Trời mưa quả da vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn.
Còn đây lại là hình ảnh người nông dân làm nghề sông nước
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con
Vì con cò gần gũi với cuộc sống người nông dân hàng ngày.
4.Kết luận 5’
?Liệt kê những hình ảnh so sánh ẩn dụ biểu tượng của chùm ca dao trong bài học. Những hình ảnh này có phổ biến trong ca dao không? Vì sao?.
Độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Trong chùm ca dao đã học, ta thấy có sử dụng:
a. So sánh: Tấm lụa đào, giếng giữa đàng, biển, trời.
b. ẩn dụ: Chợ, bướm vàng, đọt mù u, mây bạc.
c. Biểu tượng: Con cò
Đây là một trong số những hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao cổ truyền, gắn bó với người lao động. Những hình ảnh và biểu tượng đó có khả năng gợi cảm xúc, làm trỗi dậy khả năng liên tưởng của người nông dân xưa.
II. Củng cố 5’
Khái quát kiến thức cơ bản
Nghe, tổng hợp kiến thức.
- Ca dao than thân có số lượng lớn và tiêu biểu cho tiếng nói đòi quyền sống của con người.
- Nó còn là tiếng nói tố cáo, bóc trần bản chất của xã hội phong kiến đè nặng lên kiếp sống người dân.
- Nghệ thuật thờng sử dụng là so sánh, ẩn dụ, biểu tượng có tính truyền thống, quen thuộc với người lao động.
III. Luyện tập.8’
?Làm đề cương giới thiệu chùm ca dao về chủ đề than thân?
a) Đặt vấn đề
Xã hội phong kiến rơi vào sự khủng hoảng và thối nát, con ngời được phản ánh trong văn chương ngoài phê phán và tố cáo còn thể hiện sự than thân trách phận. Một bộ phận ca dao đã thể hiện nội dung ấy.
b) Giải quyết vấn đề
+ Than thở vì không quyết định được hạnh phúc của mình.
“Thân em như miếng cau khô
Người khôn tham mỏng người thô tham dầy”
+ Cùng một chủ đề than thân, ca dao có nhiều cách thể hiện:
*Hình ảnh cây quế giữa rừng: “Em như ... ai hay”
*Hình ảnh cây khế “Trèo lên cây khế... khế ơi:”
*Hình ảnh hạt mưa, tấm lụa đào, giếng giữa đàng + Có nhiều cảnh ngộ khác nhau trong lời ca giúp ta nhận ra sự phong phú của ca dao than thân
*Người làm nghề sông nước
*Người nông dân trên đồng ruộng
*Cô gái than thở và bị ép duyên.
- Nghệ thuật tiêu biểu trong ca dao than thân.
+ So sánh
+ ẩn dụ
+ Biểu tượng
c) Kết thúc vấn đề
Nêu ý nghĩa của vấn đề được phản ánh trong chùm ca dao về chủ đề than thân.
e. tham khảo
1. Chùm ca dao về chủ đề than thân mở đầu bằng “Thân em…” :
- Thân em nh cái cọc rào,
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
- Thân em như miếng cau khô,
Người thanh tham mỏng, ngời thô tham dày.
- Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sơng.
- Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Không tin bóc vỏ mà xem,
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi.
- Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vờn hoa.
- Thân em như con cá rô thia,
Ra sông mắc lới vào đìa mắc câu.
2. Chùm ca dao về hình ảnh con cò :
- Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.
- Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
C. Hướng dẫn học bài :
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.Đọc thuộc lòng các bài ca dao.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc bài ca dao hài hước châm biếm và soạn bài theo hướng dẫn sgk.
Giờ sau học làm văn bài viết số 2 .
File đính kèm:
- tiet 33.doc