Giáo án Tuần 6 tiết 12- Trả bài làm văn số 1

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được cách thức làm văn biểu cảm ; phát hiện những lỗi còn mắc phải về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt,

 - Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý.

 - Có ý thức sửa chữa những lỗi còn mắc phải.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Soạn giáo án, SGK, bài viết của học sinh

 - HS: Chuẩn bị dàn ý trước ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP

Gợi mở, vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp:

 2. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 6 tiết 12- Trả bài làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết 12 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được cách thức làm văn biểu cảm ; phát hiện những lỗi còn mắc phải về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt,… - Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý. - Có ý thức sửa chữa những lỗi còn mắc phải. II. CHUẨN BỊ - GV: Soạn giáo án, SGK, bài viết của học sinh - HS: Chuẩn bị dàn ý trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP Gợi mở, vấn đáp IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: HĐ của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Ghi lại đề bài lên bảng, hướng dẫn hs phân tích đề (Câu 2) - HS: Phân tích đề, lập dàn ý Ýkiến nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, hướng dẫn hs lập dàn ý hoàn chỉnh. HĐ 2 - GV:+ Nhận xét ưu nhược điểm bài viết của HS + Nêu những lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt + Chọ một số lỗi trên viết lên bảng và gọi HS lên bảng sửa lại cho đúng + Tuyên dương những bài không có những lỗi trên, trình bày sạch đẹp, văn có bố cục. - HS: Theo dõi, ghi chép rút kinh nghiệm. HĐ3 -GV: Nhắc nhở HS đọc lại và rèn luyện thêm ở nhà để khắc phục những lỗi còn mắc phải. -HS: Đọc lời phê của GV, sửa lỗi. I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý 1. Tìm hiểu đề: * Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ. * Yêu cầu về kĩ năng: Biết phát biểu cảm nghĩ thực sự của bản thân; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,… * Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu ngôi trường mình sắp theo học - Cảm nghĩ về những ngày đầu bước vào lớp 10: + Lúc biết được kết quả tuyển sinh. + Khi đặt chân đến ngôi trường mới. + Những ngày chuẩn bị nhập học, ngày khai giảng, … - Những dự định cho cuộc sống mới, chặng đường học tập mới 2. Lập dàn ý: a. Mở bài b. Thân bài c. Kết bài II. Nhận xét chung Ưu điểm: Nhược điểm: III. Trả bài kiểm tra 3. Hướng dẫn tự học: Đọc kĩ lại bài viết, rèn luyện thêm ở nhà để khắc phục những lỗi còn mắc phải, soạn trước đoạn trích Ra-ma buộc tội. Đọc thêm RA – MA BUỘC TỘI (Trích Ra-ma-ya-na – Sử thi Ấn Độ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Quan niệm của người An Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lí tưởng. - Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi An Độ :thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu kịch tính, giọng điệu kể chuyện. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tính cách, tâm lí nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật. II. CHUẨN BỊ -GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, -HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP Gợi mở, vấn đáp, thảo luận,… IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV giới thiệu ST Ra-ma-ya-na - HS đọc nội dung tóm tắt trong phần Tiểu dẫn HĐ 2 - GV: Cho HS đọc đoạn trích (đọc diễn cảm đúng những suy nghĩ nội tâm, chuyển biến tâm trạng các nhân vật) Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta như thế nào? Hoàn cảnh ấy có tác động gì đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của họ? - HS:Phát biểu, tìm dẫn chứng sgk chứng minh. - GV: Nhận xét, phân tích Khái quát - GV: Ra-ma giao tranh với Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì ? Lí do để chàng ruồng bỏ Xi-ta ? - HS: Trao đổi, thảo luận Trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. - GV: Nhận xét, phân tích Khái quát - GV: +Xi-ta đáp lại lời buộc tội của Ra-ma như thế nào ? Tâm trạng của nàng lúc đó ra sao ? +Xi-ta đã hành động như thế nào? Ý nghĩa? - HS: Phát biểu, chứng minh. - GV: Nhận xét, phân tích Khái quát - HS: Trả lời câu hỏi 4 sgk -GV: Nhận xét, giảng giải. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích ? - HS: Trả lời: Qua hành động, ngôn ngữ đối thoại-> Sự xung đột nội tâm, bộc lộ phẩm chất bên trong. HĐ3 -GV: Hãy nêu những suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của đoạn trích này. -HS: Phát biểu - GV: nhận xét và bổ sung. Gọi 1 HS đọc lại Ghi nhớ. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Sử thi “Ra-ma-ya-na” 2. Vị trí đoạn trích II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta: - Không gian cộng đồng : trước sự chứng kiến của anh em, bạn hữu, tướng khỉ, quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa. - Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma: + Tâm trạng mâu thuẩn: yêu thương, xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua. + Ngôn ngữ của Ra-ma không hoàn toàn chân thực với những suy nghĩ sâu kín trong lòng chàng - Tâm trạng, ngôn ngữ của Xi-ta: + Tâm trạng: xấu hổ, muốn chôn vùi cả hình hài, thân xác; nỗi xót xa, tủi thẹn của một người vợ và của một con người (một hoàng hậu) trước cộng đồng. + Ngôn ngữ lúc đầu bộc lộ quan hệ riêng tư (chàng - thiếp), sau chuyển sang quan hệ XH (“Hỡi đức vua”), rồi thưa với thần Lửa thiêng liêng b. Lời buộc tội của Ra-ma: - Động cơ cứu Xi-ta: - Lí do khiến Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta: => Ra ma yêu thương vợ nhưng rất trọng danh dự, bổn phận và trách nhiệm . (Người anh hùng lí tưởng) c. Lời đáp và hành động của Xi-ta: - Trước thái độ ruồng bỏ của Ra-ma, Xi-ta đau khổ tột cùng. - Lời đáp. - Hành động bước lên giàn lửa. => Xi-ta đức hạnh, thuỷ chung.(Người phụ nữ lí tưởng) 2. Nghệ thuật 3. Ý nghĩa văn bản - Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người An Độ cổ đại, bài học vô giá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay. - Người An Độ tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi” 4. Hướng dẫn tự học: - Hoạt động theo nhóm, phân vai, thể hiện đoạn trích dưới dạng một hồi kịch. - Soạn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sư. Tiết 16,17 Bài viết số 2 (kèm file) Tiết: 18 ChỌn sỰ viỆc, chi tiÊt tiêu biỂu trong bài văn tỰ sỰ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Khái niệm sự việc, chi tiết trong văn bản tự sự. - Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự. - Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học. - Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể. II. CHUẨN BỊ - GV: Soạn giáo án, SGK, SGV - HS:Đọc và soạn bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Nêu câu hỏi trong SGK - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét và cho ví dụ Sự việc Tấm hóa thân có các chi tiết: hóa thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị. Chốt ý chính HĐ2 - HS: Thảo luận câu hỏi 1 và câu hỏi 2. Trình bày 1. a) Tác giả dân gian kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông xưa. b) Đó là sự việc và chi tiết tiêu biểu , nếu bỏ qua thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ và tính cách của nhân vật sẽ không được nổi bật (Mị Châu ngây thơ, cả tin) 2, Chọn sự việc “Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha” + Con đường dẫn 2 người đến nghĩa địa. Hai người đứng trước ngôi mộ thấp bé. + Anh thắp hương, cuối đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe như muốn khóc. + Anh thì thầm điều gì không rõ, hình như anh muốn nói với cha anh nhiều lắm. Một người cha hiền lành lúc nào cũng quan tâm tới con. + Anh như muốn cất lên tiếng gọi : Cha ơi ! nhưng nghẹn ngào không nói thành lời. - GV: Nhận xét từng ý kiến và bổ sung Từ kết quả thảo luận, hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự - HS:Trả lời - GV: Chốt lại ý chính HĐ3 - GV: Cho hs hoạt động nhóm + Nhóm 1: Bài tập 1 + Nhóm 2: Bài tập 2 - HS: Trao đổi, đại diện trình bày bảng đọc và trả lời 2 câu hỏi luyện tập. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, gợi ý hs sửa chữa. I. Khái niệm 1. Tự sự: phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Sự việc tiêu biểu: là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện và gắn với nhân vật chính trong tác phẩm tự sự. 3. Chi tiết tiêu biểu: là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc thêm sinh động. II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu - Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện. - Sự việc, chi tiết phải góp phần khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật. - Sự việc, chi tiết phải “hiện thực hóa” được chủ đề của văn bản. - Sự việc, chi tiết phải bất ngờ, hấp dẫn. III. Luyện tập 1.a) Không thể bỏ sự việc đó vì nó có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc truyện và góp phần mtả diễn biến tâm trạng nhân vật cũng như làm rõ chủ đề của truyện b) Rút ra kinh nghiệm: khi lựa chọn sự việc,chi tiết tiêu biểu, cần thận trọng cân nhắc kĩ càng sao cho sự việc, chi tiết ấy góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn và tập trung biểu hiện chủ đề, ý nghĩa của truyện. 2.a)Trong đoạn trích“Uy-lít-xơ trở về”,Hô-me-rơ kể lại cuộc gặp mặt của 2 vợ chồng Uy sau 20 năm xa cách b) Tác gỉa chọn sự việc Pê-nê-lốp thử chồng bằng những chi tiết, đặc điểm của chiếc giường. Đây là sự việc tiêu biểu với 1 số chi tiết đặc sắc như Pênêlôp nhờ nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi phòng, Uy giật mình, rồi nói rõ đặc điểm của chiếc giường. 3. Hướng dẫn tự học: - Tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một số văn bản đã học. - Đọc trước Tấm Cám. Duyệt tuần 6 -17/9/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 10 2012T6.doc
Giáo án liên quan