Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 55- Luyện tập về biện pháp tu từ

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Củng cố hiểu biết về các biện pháp tu từ ẩn dụ, nói giảm nói tranh, nói quá.

2. Kỹ năng:Biết vận dụng kiến thức vào đọc - hiểu và làm văn.

3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ để đạt hiệu quả giao tiếp.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) .

 

2. Nội dung:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 55- Luyện tập về biện pháp tu từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 8/12 Giảng ngày 9/12 Tiết: 55 Môn : Luyện tập về biện pháp tu từ A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Củng cố hiểu biết về các biện pháp tu từ ẩn dụ, nói giảm nói tranh, nói quá. 2. Kỹ năng:Biết vận dụng kiến thức vào đọc - hiểu và làm văn. 3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ để đạt hiệu quả giao tiếp. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . 2. Nội dung: 1. ẩn dụ 8’ ?Tục ngữ có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã". “Giọt máu đào, ao nước lã” chỉ cái gì? Từ đó rút ra thế nào là ẩn dụ tu từ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - “giọt máu đào” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống. - Ao nước lã là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống. Đó là những người dưng nước lã. - Cả câu tục ngữ khẳng định: Những người có chung một huyết mạch dù xa bao nhiêu đời vẫn gần gũi hơn những người không có quan hệ huyết thống. - Từ đó rút ra: ẩn dụ là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm. ?Phân tích tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao sau: “Bây giờ mận ... chưa ai vào” Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Mận, đào, lối vào vườn hồng là những ẩn dụ tu từ. Nói xa xôi chuyện mận, đào để nói chuyện về đôi ta. Cái lối vào vườn hồng vòng vèo và kín đáo ấy thực chất là sự tỏ tình. ẩn dụ làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này. 2.Nói giảm, nói tránh 7’ ?Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh qua các câu thơ trong bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bác Dương thôi đã... ngậm ngùi lòng ta - Làm sao... lên tiên - Bác chẳng ở... làm thương. Các biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh là: + Thôi đã thôi rồi + Vội về ngay + Chán đời + Lên tiên + Chẳng ở. Biện pháp tu từ này làm giảm nỗi đau thương, mất mát 3. Nói quá 8’ ?Hãy phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: - “Thuận vợ ... cạn” - “Cái nết ... cái đẹp” Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn Đây là biện pháp tu từ nói quá (phóng đại). Đây là cách nói phóng đại sự việc nhằm khẳng định sức mạnh của tình cảm vợ chồng. Trong gia đình mối quan hệ vợ chồng vô cùng quan trọng. Họ yêu thương đoàn kết sẽ tạo nên không khí êm ấm, làm việc gì cũng nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao. + Cái nết đánh chết cái đẹp Đây là biện pháp tu từ ẩn dụ. Nết chỉ phẩm chất tốt đẹp. “Cái đẹp” chỉ hình thức bề ngoài. Cả câu tục ngữ coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài. “Đánh chết” là so sánh khẳng định hơn hẳn. 3. Củng cố, luyện tập 20’ Tự đặt: - 2 câu ẩn dụ - 2 câu nói giảm nói tránh - 2 câu nói quá 4 tổ thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. a) + Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm + Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng. b) Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở - Cháu mời cụ dùng bữa. c) Nói một tấc đến trời - Giận bầm gan tím ruột. - Cơn bão số 1 đã đi qua. Sóng đã yên, biển đã lặng: Nhưng cơn bão trong cuộc sống hàng ngày thì vẫn còn tiếp diễn. + Sóng và biển được lấy làm hoán dụ chỉ cuộc sống bình yên sau cơn bão. + Cơn bão ẩn dụ chỉ sự tàn phá mất mát hàng ngày và hậu quả của nó. C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Hoàn thiện các bài tập. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc trước bài Liên tưởng tưởng tượng sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 55.doc
Giáo án liên quan