A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh:
- Có được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và Văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết VN (văn học Trung đại và văn học Hiện đại).
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của văn học VN.
+ Con người trong văn học VN.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học VN.
B. PHƯƠNG TIỆN THỨC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK , SGV.
- Thiết kế bài dạy học.
- Tài liệu tham khảo.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các hình thức thảo luận nhóm, phát vấn và GV thuyết giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để các em có nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta cùng tìm hiểu Tổng quan văn học VN.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1, 2- Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2
Ngày soạn: 20/ 8/ 2008.
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh:
- Có được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và Văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết VN (văn học Trung đại và văn học Hiện đại).
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của văn học VN.
+ Con người trong văn học VN.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học VN.
B. PHƯƠNG TIỆN THỨC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK , SGV.
- Thiết kế bài dạy học.
- Tài liệu tham khảo.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các hình thức thảo luận nhóm, phát vấn và GV thuyết giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để các em có nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta cùng tìm hiểu Tổng quan văn học VN.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tiết 1:
HĐ1: Tìm hiểu mục I SGK.
TT1: Cho học sinh đọc mục I .
Nền văn học Việt Nam được cấu thành bởi mấy bộ phận?
TT2:
Khái niệm? Đặc trưng cơ bản? Các thể loại chính?
Bằng hiểu biết của mình., em hãy làm sáng rõ một đặc trưng cơ bản của văn học dân gian ?
(vd: hò chèo đò, múa đi cấy, hò giã gạo ... ) đó là những hoạt động gắn bó các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng ...
HĐ 2:
TT1: GV cho HS đọc SGK.
Cho biết ba thời kì lớn của văn học Việt Nam?
Trình bày những nét lớn về văn học chữ Hán?
Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
Trình bày những nét lớn về văn học chữ Nôm?
HS khác bổ sung, trình bày.
GV nhận xét, kết luận.
Tiết 2:
TT2: HS trả lời câu hỏi:
Trình bày những nét lớn của VH giai đoạn từ XX đến nay về:
Chữ viết.
Qui mô.
Thể loại.
Nội dung và nghệ thuật.
.
HS khác bổ sung, trình bày.
GV nhận xét, kết luận.
HĐ3: Tìm hiểu con người VN qua văn học.
GV chia lớp học thành 4 nhóm để thảo luận.
Nhóm 1: Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
Gợi ý: - Đọc 1 số câu thơ văn thể hiện TYTN?
- Có 1 số tác giả dùng thơ văn để thể hiện lí tưởng, đạo đức, TY q/h cuộc sống. Em hãy c/m?
à - Làng quan họ quê tôi
- Khi nào Ngàn Hống hết cây,
Sông Lam hết nước họ này hết quan.
- Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn…
- Thiên nhiên gắn với quan niệm đạo đức thẩm mĩ: Tùng, cúc, trúc, mai…
- Thơ Xuân Quỳnh (Sóng), HCM( Cảnh khuya)
GV nhận xét, kết luận.
Nhóm 2: Con người VN trong quan hệ với quốc gia dân tộc.
Gợi ý: - C/ người VN có ý thức ntn với q/ gia DT?
- Nội dung cụ thể?
à VH yêu nước: q/h đất nước; tự hào truyền thống văn hóa, đấu tranh; sẵn sàng hi sinh.
- Đọc 1 số câu thơ văn để c/m?
à NQ Sơn Hà, Hịch TS, Tiểu đội xe không kính..
GV bổ sung, kết luận.
Nhóm 3: Con người VN trong quan hệ xã hội.
- Con người VN ước mơ về 1 XH ntn?
- Họ tạo ra được những giá trị gì của tpvh?
à HS c/m bằng TPVH: Tấm Cám, Truyện Kiều, Chí Phèo, Lão Hạc…
GV nhận xét, kết luận.
Nhóm 4: Con người VN và ý thức bản thân.
- Con người VN ý thức về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng ntn?
GV nhận xét, kết luận.
HĐ4: GV hướng dẫn HS tổng kết bài.
TT1: VHVN có những bộ phận nào? Phát triển ra sao? Qua những tác phẩm VH, em tự bồi dưỡng được những gì?
TT2: Gọi 2 HS trả lời. GV kết lại.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học VN:
Các bộ phận hợp thành của văn học VN
CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VN.
Văn học dân gian
Văn học viết
.
Thể
loại
I
Chữ
Viết
I
Khái
niệm
I
Thể
loại
I
Đặc
Trưng
I
Khái
Niệm
II. Qúa trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
1. Thời kì từ TK X à XIX (VH Trung đại)
a. Văn học chữ Hán :
- Chính thức hình thành từ TK X và tồn tại cho đến hết TK XIX.
- Là cầu nối để văn học VN tiếp nhận tư tưởng văn hoá phương Đông, đồng thời tiếp thu các thể loại VH Trung Quốc, dẫn đến sự hình thành thể loại của văn học Việt Nam.
- Tác phẩm tiêu biểu: SGK.
b. Văn học chữ Nôm :
- Có từ TK XII, phát triển mạnh ở thế kỉ XV và đạt đến đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII đầu tk XIX.
- Văn học chữ Nôm khẳng định những thành tựu của văn học dân tộc:
* Thể hiện ý chí độc lập, tinh thần tự cường, xây dựng nền văn hiến riêng cho dân tộc.
* Làm phong phú thêm cho thể loại của văn học dân tộc.
* Đóng góp cho nền văn học dân tộc những tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương.
2. Thời kì từ TK XX đến nay ( VH hiện đại).
a. Chữ viết: Chữ Quốc ngữ.
b. Qui mô lớn: Công chúng tiếp nhận, số lượng, chất lượng, tác giả, tác phẩm.
c. Hệ thống thể loại: Không ngững phát triển, hoàn thiện (thơ mới, tiểu thuyết tự lực văn đoàn)
d. Kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống: Chịu ảnh hưởng của những nền văn hoá lớn trên thế giới.
e. Đạt nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật.
* Tiểu kết: VHVN đạt được những thành tựu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật; có những tác giả tên tuổi; nền văn học có vị trí xứng đáng trong văn học toàn nhân loại.
III.Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
- Con người VN yêu tự nhiên.
- TY thiên nhiên là một đề tài quan trọng.
- Hình tượng thiên nhiên:
+ gắn với lí tưởng đạo đức ( VHTĐ)
+ gắn với tình yêu quê hương, cuộc sống ( VH HĐ).
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:
- Con người VN có ý thức xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ.
- Có một nền văn học yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử VHVN ( nhiều kiệt tác).
à CN yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
- Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ của con người về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
- Các nhà văn tố cáo xã hội bất công, đòi quyền sống cho người bất hạnh.
à Giá trị hiện thực và nhân đạo được hình thành từ cảm hứng xã hội.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
- Đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân ( VHTĐ)
- Đề cao cá nhân ( VHHĐ) nhưng không đối lập với cộng đồng
- Xu hướng chung: hướng đến đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
IV. Kết luận:
- VHVN có 2 bộ phận phát triển qua 3 thời kì, thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm của người VN.
- Học văn học dân tộc là để bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tự hào về văn hóa dân tộc.
3. Củng cố:
Văn học trung đại và văn học hiện đại có mối quan hệ với nhau không? Vì sao?
Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam, tiến trình phát triển của văn học VN.
Qua bài Tổng quan văn học VN, em cần phải làm gì để gìn giữ và phát huy tinh hoa văn học nước nhà?
HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 3
Ngày soạn: 22/ 08/ 2008.
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Hiểu được khái niệm giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Có được những kiến thức cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (hai quá trình trong GT, các nhân tố giao tiếp).
- Có kỹ năng lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
- Rèn luyện thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B. PHUƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK , SGV.
- Thiết kế bài dạy học.
- Tài liệu tham khảo.
- Đèn chiếu hay bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức hoạt động dạy tại lớp trên cơ sở cung cấp những câu hỏi gợi ý cho học sinh tích cực chuẩn bị ở nhà; phát vấn theo hướng quy nạp kiến thức, có kết hợp với thuyết giảng, luyện tập.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
Phần kiểm tra bài cũ sẽ lồng ghép vào trong quá trình dạy bài mới.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Hàng ngày, con người khi giao tiếp với nhau đêu không thể thiếu phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Để hiểu sâu hơn về quá trình giao tiếp, chúng ta tìm hiểu bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hoạt động của GV và HS
HĐ1:
TT1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
Em hãy cho biết một số hoạt động giao tiếp xảy ra thường ngày trong cuộc sống?
(nói chuỵên với chuyện với bạn bè, hỏi thăm đường...).
Mục đích của việc trao đổi giao tiếp là gì? (ví dụ như các em nói chuyện với bạn bè, thầy đang trao đổi với các em ...)
à Bộc lộ tình cảm, trao đổi thông tin, nhận thức tập hợp sức mạnh ...
Khi thầy đang GT với các em, thầy phải sử dụng phương tiện gì?
à Lời nói ( ngôn ngữ), Phấn ( tín hiệu hình ảnh ),
Nội dung cần đạt
I. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, thái độ ...
GV kết luận: Như vậy từ xưa đến nay con người có thể dùng nhiều phương tiện giao tiếp như: hình ảnh, tín hiều (đốt khói, phất cờ) âm thanh (đốt pháo) ... nhưng PTGT quan trọng nhất là ngôn ngữ.
Vậy thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ ?
TT2: Học sinh tìm hiểu văn bản 1 SGK:
GV gọi học sinh đọc văn bản.
Nhận xét và hướng dẫn học sinh khác đọc, thâm nhập văn bản theo đúng giọng nhân vật, khí thế của hội nghị Diên Hồng.
HS trả lời các câu hỏi:
Trong văn bản trên ai giao tiếp với ai? Địa vị và quan hệ như thế nào?
à - Vua: đứng đầu một Quốc gia.
- Các bô lão: Đại diện cho toàn dân.
Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
à Thời nhà Trần (1285) tại điện Diên hồng, trong lúc nước ta đang đứng trước hoạ xâm lăng của quân Mông - Nguyên.
Nội dung giao tiếp giữa vua và các bô lão là gì?
à Tình hình đất nước đang lâm nguy cần phải vạch ra sách lược đúng đắn, đánh hay hoà?
Mục đích của hội nghị Diên Hồng là gì?
à Tìm kế sách đối phó quân giặc, thống nhất ý chí toàn dân, tập hợp sức mạnh.
Vậy, những nhân tố nào tham gia trong HDGT?
Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung GT, phương tiện GT, cách thức GT.
GV nhận xét, kết luận.
HS xét Bài tập 2 để hiểu hơn về hoạt động giao tiếp.
TT3: Hướng dẫn học sinh thảo luận BT 2 (5 phút).
Nhóm 1: Ở văn bản tổng quan về văn học VN, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa nhân vật nào với nhân vật nào, các nhân vật có đặc điểm gì về trình độ, tuổi tác?
Xét từ phía người viết: Các tác giả sách giáo khoa, có trình độ chuyên môn văn học...
- Xét từ phía người đọc: HS có trình độ tuổi tác, trình độ như thế nào ...
Nhóm 2: Xác định hoàn cảnh của HĐGT?
Hoạt động giao tiếp có tổ chức, HS tiếp nhận tri thức mới dưới sự hd của GV.
Nhóm 3: Trình bày đề tài, lĩnh vực và tóm lược nội dung của bài tổng quan văn học?
à Nội dung thuộc lĩnh vực văn học, đề tài tổng quan văn học VN, gồm các vấn đề cơ bản ...
Nhóm 4: Mục đích của GT là gì?
- Xét phía người viết: Cung cấp những tri thức chuẩn về văn học cho HS
- Xét về phía người đọc: Lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ năng ...
Nhóm 5: Người viết đã sử dụng phương tiện và cách thức tổ chức như thế nào?
Dùng ngôn ngữ viết, có nhiều thuật ngữ chuyên ngành.
Văn bản có bố cục chặt chẽ rõ ràng.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
TT3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu 2 quá trình trong hoạt động giao tiếp.
HS trả lời các câu hỏi:
Qua 2 ví dụ trên, hãy xác định điểm giống và khác nhau về mối quan hệ hoạt động trao đổi giữa các nhân vật giao tiếp ?
à Giống nhau: Đều có quá trình truyền thông tin và nhận thông tin
Khác nhau: văn bản 1 là HĐGT bằng ngôn ngữ nói các nhân vật có sự luân phiên thay đổi vai GT cho đến khi đạt đích. Văn bản 2 là HĐGT bằng ngôn ngữ viết, vai viết và vai đọc là cố định.
Vậy HĐGT có những quá trình nào ?
GV kết luận:
- Qúa trình tạo lập văn bản: do người nói, viết vận dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung thông tin và đặc điểm với người tiếp nhận tạo nên văn bản.
- Quá trình lĩnh hội văn bản: Do người đọc và người nghe tiếp nhận giải mã, lĩnh hội, phản hồi thông tin.
Hai quá trình này có mối quan hệ như thế nào? Muốn có hiệu quả trong giao tiếp, chúng ta phải làm gì?
à Hoạt động giao tiếp có vai trò quan trọng đối với con người. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải rèn luyện thường xuyên về kĩ năng tạo lập và lĩnh hội văn bản.
1. Khái niệm: SGK.
2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp :
a. Nhân vật GT :
- Người nói( người viết).
- Người nghe( người đọc).
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Địa điểm, vùng văn hoá, bối cảnh lịch sử ...
c. Nội dung giao tiếp:
d. Mục đích giao tiếp: Có thể 1 hoặc 2
e. Phương tiện và cách thức giao tiếp: GT tự do, GT có mục đích.
3. Quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản trong HĐGT:
Hoạt động GT diễn ra chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết), gồm 2 quá trình:
- Quá trình tạo lập văn bản: Do người nói hoặc người viết thực hiện.
- Quá trình lĩnh hội văn bản: Do người nghe hoặc người đọc tiếp nhận, giải mã và lĩnh hội.
à Hai quá trình này có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau.
3. Củng cố: Em hãy phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ? (HS cần phân tích được các nhân tố giao tiếp sau: nhân vật GT: người mua và người bán; hoàn cảnh GT: ở chợ, lúc chợ đang họp; nội dung giao tiếp: trao đổi, thoả thuận về mặt hàng, giá cả ...; mục đích GT: mua được hàng, bán được hàng).
HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 4
Ngày soạn: 24/ 8 / 2008.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
Hiểu được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam .
Hiểu rõ vai trò, vị trí và những giá trị to lớn của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc .
Giáo dục HS có thái độ trân trọng với các di sản văn hoá tinh thần của dân tộc .
B. PHƯƠNG TIỆN VĂ CÂCH THỨC TIẾN HĂNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Tranh ảnh nếu có.
2. Cách thức tiến hành: GV có thể tổ chức theo một buổi cenima, các hình thức minh hoạ.
C. TIẾN TRNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
2. Giới thiệu bài mới: Ở chương trình PTCS các em đã được học, được cung cấp một lượng kiến thức vô cùng phong phú về văn học dân gian. Bài học hôm nay sẽ góp phần củng cố kiến thức của các em một cách có hệ thống và khái quát nhất.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV vẽ sơ đồ trên bảng
Nhắc lại khái niệm văn học dân gian.
HĐ1: Học sinh đọc mục I SGK.
TT1: Em hãy làm rõ, văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ?
GV: V dụ : Bài “ Cày đồng đang buổi ban trưa”.
- Những từ nào trong bài cho ta thấy sự vất vả của người nông dân?
Ban trưa, thánh thót, đắng cay....
- Nghệ thuật gì được sử dụng?
+ So sánh, đối ý
à Như vậy, để tái hiện cuộc sống lao động vất vả, để nhắn nhủ con người biết quý trọng lao động, tác giả dân gian đã vận dụng những từ ngữ, hnh ảnh có tính chất tượng hình và tượng thanh => Sản phẩm nghệ thuật ngôn từ
GV: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Đặc điểm về cách dùng từ (Giản dị, dễ hiểu
Lối nói ẩn dụ, mối quan hệ đk- kq)
Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ?
Hát đối đáp nam nữ, hò giã gạo ...
GV: phân tích cho hs thấy rõ Đó là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được chắt lọc, gọt giũa từ đời sống, dồi dào tính nhạc nhờ sự biến đổi luyến láy qua các làn điệu.
TT2: Cho hs đọc mục 1.
Em hiểu truyền miệng có nghĩa là gì?
GV: ghi nhớ theo kiểu nhập tâm, phổ biến bằng lời nói, hát, diễn cho người khác xem …
Vì sao vhdg lại phải lưu truyền bằng miệng ?
GV: Chưa có chữ viết, phản ánh lao động và phục vụ lao động, …
Truyền miệng như thế nào? Theo thời gian, theo không gian.
Theo em có những hình thức truyền miệng nào? à Nói, hát, kể, diễn.
GV: cho hs biểu diễn một số bài, trích đoạn ngắn.
TT3: Cho hs đọc mục 2.
Cách hiểu của em về khái niệm tập thể?
GV: (Số đông, nghĩa hẹp là nhóm người, nghĩa rộng là cộng đồng dân cư )
Quá trình sáng tác tập thể diễn ra theo qui trình như thế nào?
HĐ2:
GV: Cho HS đọc mục II SGK.
TT1: Cho HS nhắc lại các thể loại?
TT2: Nêu 1 số định nghĩa? Cho vd?
HĐ3:
GV cho HS đọc mục III.
TT1: Tóm tắt những giá trị cơ bản của VHDG?
GV cho HS trình bày nhanh theo 3 nội dung trên ?
TT2: GV gợi ý học sinh tm kiến thức cụ thể để minh họa cho 3 giá trị văn học dân gian.
HĐ4: Hướng dẫn HS kết luận.
Thế nào là VHDG? Phương thức tồn tại? giá trị?
KHÁI NIỆM VHDG
Đặc trưng
Giá trị
Thể loại
I. Đặc trưng văn học dân gian VN:
1. Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:
a. Sản phẩm nghệ thuật ngôn từ:
- Ngôn ngữ giản dị dễ hiểu, có giá trị biểu đạt cao.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
b. VHDG tồn tại nhờ truyền miệng:
+ Truyền miệng theo thời gian, theo không gian
xướng
nói
+ Những hình thức truyền miệng
hát
kể
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể:
Cá nhân khởi xướng à tập thể tiếp nhận à Lưu truyền từ đời này sang đời khác à từ địa phương này đến địa phương khác à Sản phẩm cuối cùng hoàn chỉnh, không mang dấu ấn cá nhân mà mang dấu ấn của tập thể.
II.Hệ thống thể loại của văn học dân gian:
Gồm 12 thể loại, chia làm 3 nhóm:
Truyện dân gian (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ)
Thơ dân gian ( tục ngữ, câu đố, ca dao, vè)
Sân khấu dân gian.
III.Những giá trị cơ bản của Vh dân gian:
GIÁ TRỊ VHDG
Gía trị thẩm mỹ, tạo bản sắc riêng cho văn học
GIÁO DỤC
ĐẠO LÍ
KHO TRI
THỨC PHONG
PHÚ
IV. Kết luận:
- VHDG tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng.
- VHDG gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt.
- Có giá trị nhận thức, gd, thẩm mĩ.
3. Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK
Tìm những dẫn chứng nhằm minh họa cho phần 1, 2, 3, ở phần III
4. Dặn dò:
- Học thuộc và nắm vững bài cũ.
- Tìm hiểu bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (phần luyện tập trang 20)
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 5.
Ngày soạn: 28/ 8 / 2008.
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Như tiết 3.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH: Như tiết 3
2. Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS làm bài tập theo hình thức phát vấn kết hợp thảo luận nhóm.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
GV cho 2 hs trình bày nội dung ghi nhớ ở tiết 3.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Để góp phần khắc sâu những kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng ta cùng tiến hành giải quyết một số bài tập Tr 20, 21.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ2: GV hướng dẫn HS giải bài tập trong SGK.
TT1: HS trả lời các câu hỏi:
Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
Thời điểm diễn ra hoạt động GT? Thời điểm ấy thích hợp với những cuộc trò chuyện ntn?
Nhân vật “anh” nói về điều gì? Mục đích?
Cách nói của”anh” có phù hợp với nội dung và mục đích GT không?
HS khác bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
TT2: Học sinh trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Mục đích?
Cả 3 câu trong lời ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng đều dùng để hỏi hay còn có mục đích GT khác?
Lời nói của nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong GT ntn?
GV mời HS khác bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
TT3: GV lớp thành 4 nhóm để thảo luận.
Nhóm 1: Hồ Xân Hương giao tiếp với người đọc vấn đề gì?
Nhóm 2:Mục đích GT?
Nhóm 3:Sự GT diễn ra bằng phương tiện, từ ngữ, hình ảnh ntn?
Nhóm 4: Những căn cứ nào giúp người đọc lĩnh hội bài thơ?
Lần lượt đại diện mỗi nhóm trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
TT4: GV gợi ý, cho HS tự làm.
TT5: GV có thể cho HS thảo luận nhóm hoặc trả lời từng câu hỏi.
Thư viết cho ai? Người viết có tư cách và quan hệ ra sao với người nhận?
Hoàn cảnh cụ thê của người viết và người nhận thư khi ấy?
Thư viết về vấn đề gì?
Bác Hồ viết thư nhằm mục đích gì?
Cách viết của Bác ntn?
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1 :
a. Nhân vật giao tiếp .
Chàng trai, cô gái ở lứa tuổi yêu đương.
b. Hoàn cảnh giao tiếp
Một đêm trăng thanh (Sáng - thanh vắng) . Đây là thời gian thích hợp cho nam nữ thể hiện tâm tình.
c. Nội dung,mục đìch giao tiếp:.Nhân vật ” anh” nói về chuyện “ Tre non đủ lá “ và đặt vấn đề “ Nên chăng “ để tính đến chuyện “ đan sàng “. Tuy nhiên mục đích của câu chuyện không phải là việc đan sàng mà có một hàm ý : Cũng như tre, họ đã trưởng thành , nên tính đến chuyện kết duyên
d. Cách nói của chàng trai (Mượn chuyện tre non đủ lá, chuyện đan sàng) rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp. Cách nói đó vừa mang màu sắc văn chương( thuộc về phong cách văn chương) vừa tế nhị, có hình ảnh, đậm sắc thái tình cảm nên rất dễ đi vào lòng người.
2. Bài tập 2:
a. Những hành động nói cụ thể : Chào, Chào đáp (A Cổ hả ?), khen ( Lớn tướng rồi nhỉ?), hỏi, trả lời.
b. Không phải cả ba câu đều mang mục đích hỏi . Chỉ có câu thứ ba ( Bố cháu có ...k ?) là mang mục đích hỏi thực sự, do đó A Cổ trả lời đúng vào câu hỏi này ( Thưa ông có ạ !). Còn câu đầu tiên là lời chào đáp ( A Cổ hả?); Câu thứ 2 là một lời khen ( Lớn tướng rồi nhỉ ? ) Do đó A Cổ không trả lời câu hỏi này.
c.Lời nói của 2 ông cháu đã bộc lộ rõ tình cảm, thái độ và quan hệ của 2 người đối với nhau .Các từ xưng hô ( ông cháu ), Các từ tình thái ( Thưa ạ, hả, nhỉ ) đã bộc lộ thái độ kính mến của A cổ đối với người ông và thái độ yêu quí, trìu mến của ông với cháu.
3.Bài tập 3 : Bài thơ thể hiện giao tiếp giữa Hồ Xuân Hương và người đọc.
a - Nội dung: Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ
đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ (nói chung) và của tác giả(nói riêng).
- Mục đích: Khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân
- Diễn tả bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son.
b. Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như trắng, tròn ( vẻ đẹp ), thành ngữ ” bảy nổi ba chìm” ( chìm nổi ), tấm lòng son ( phẩm chất cao đẹp); đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả - người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên - để hiểu và cảm nhận bài thơ.
4.Bài tập 4 Gợi ý:
- Dạng văn bản viết, thông báo ngắn, cần viết đúng thể thức: Mở đầu, triển khai và kết thúc.
- Đối tượng GT:các bạn HS toàn trường.
- Nội dung GT: Hoạt động làm sạch môi trường.
- Hoàn cảnh GT: Trong nhà trường và nhân ngày Môi trường thế giới .
5.Bài tập 5:
a. Nhân vật GT: Bác Hồ viết cho HS toàn quốc.
b. Hoàn cảnh GT: Đất nước vừa giành độc lập. Học sinh lần đầu được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Do đó trong thư có khẳng định quyền lợi và nhiệm vụ của HS.
c. Nội dung GT: Niềm sung sướng vì HS được hưởng nền độc lập, nhiệm vụ và trách nhiệm của HS đối với đất nước; lời chúc của Bác đối với HS.
d. Mục đích GT: Bác chúc mừng HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN dân chủ cộng hoà để xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của hsinh.
e. Cách thức GT: lời lẽ chân thành, gần gũi nhưng cũng rất nghiêm túc xác định trách nhiệm của HS.
3. Củng cố:
GV nhận xét sự chuẩn bị bài của HS.
Qua phần Luyện tập, em rút ra được những gì khi thực hiện việc giao tiếp?
4. Dặn dò:
HS tự tìm thêm ví dụ về HĐGT, phân tích các NTGT.
Chuẩn bị bài: Văn bản.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 06
Ngày soạn: 01/ 09/ 08.
VĂN BẢN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản, kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Sử dụng phương tiện: đèn chiếu hoặc bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 hs tạo lập 1 hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, chủ đề do GV đưa ra.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Nói đến văn bản là nói đến chỉnh thể thống nhất về nội dung và hình thức mang tính hệ thống. Tính hệ thống được thể hiện qua rất nhiều đặc trưng. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các đặc trưng cơ bản.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HĐ1.
TT1:
GV gọi HS đọc 3 ví dụ trong sách giáo khoa. Lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Câu 1: trang 24
à Văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, kinh nghiệm ...Số câu trong 1 văn bản có thể là 1 câu, nhiều câu, có thể bằng thơ hoặc văn xuôi.
Hãy cho biết khái niệm về văn bản?
TT2:
Câu 2 trang 24:
à VB1 trình bày quan niệm sống, VB2 nói đến số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ VB3 xoay quanh chủ đề kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống Pháp.
Vấn đề đó được triển khai nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề, các câu có quan hệ với nhau rất rõ ràng và được liên kết với nhau rất chặt chẽ.
Như vậy, một văn bản có đặc điểm gì về mặt nội dung?
Câu 3 trang 24:
à Văn bản 2 với hình thức câu thơ lục bát
File đính kèm:
- Giao an van 10 16(1).doc