A – Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của VHVN: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được quá trình phát triển của văn học viết VN : văn học trung đại và văn học hiện đại .
Nắm vững hệ thống vấn đề về : thể loại của văn học, con người trong văn học.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học đã được học.
B - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên(G):+Tài liệu: SGK,SGV.
+ Phương pháp: diễn thuyết , đàm thoại phát vấn .
- Học sinh( H):+ Đọc SGK, trả lời câu hỏi phần 1,2 SGK(14,15)
C - Tiến trình tiết học:
* ổn định lớp .
* Kiểm tra bài cũ.
* Bài mới : Giáo viên giới thiệu : Nền văn học VN phát triển khá sớm, từ thời viễn cổ trải qua chiều dài lịch sử trên 4000 năm dựng nước và giữ nước. Nó mang sức sống mãnh liệt, mang tính chiến đấu cao và tư tưởng nhân đạo cao cả. Nền VHVN là một bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần của nhân dân VN.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1-2: Văn Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2: Văn
Tổng quan văn học Việt Nam
A – Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của VHVN: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được quá trình phát triển của văn học viết VN : văn học trung đại và văn học hiện đại .
Nắm vững hệ thống vấn đề về : thể loại của văn học, con người trong văn học.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học đã được học.
B - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên(G):+Tài liệu: SGK,SGV.
+ Phương pháp: diễn thuyết , đàm thoại phát vấn .
- Học sinh( H):+ Đọc SGK, trả lời câu hỏi phần 1,2 SGK(14,15)
C - Tiến trình tiết học:
* ổn định lớp .
* Kiểm tra bài cũ.
* Bài mới : Giáo viên giới thiệu : Nền văn học VN phát triển khá sớm, từ thời viễn cổ trải qua chiều dài lịch sử trên 4000 năm dựng nước và giữ nước. Nó mang sức sống mãnh liệt, mang tính chiến đấu cao và tư tưởng nhân đạo cao cả. Nền VHVN là một bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần của nhân dân VN.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
*Hs đọc trải qua…tinh thàn ấy”
-Nội dung?
-Là phần nào của bài? *Văn bản gồm mấy phần , nội dung của từng phần?
H: trả lời
G: ghi bảng.
*VHVN được hợp thành bởi mấy bộ phận văn học?
? Kể tên một số tp VH DG đã học hoặc đọc thêm?
1 học sinh đọc to phần VHDG , cả lớp theo dõi rồi tóm lược những ý chính.
G: lắng nghe, nhận xét và kết luận.
? Kể tên những tác phẩm, tác giả đã được học và biết của VHV?
H/s đọc phần VHV.VHV là gì?
Tìm hiểu SGK và cho biết ? Có gì khác nhau giữa VHDG và VH viết?
VHV VN được viết bằng những thứ chữ nào?
- VHTĐ VN được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm :
? VHVN phát triển qua mấy thời kì?
( GV giải thích rõ cho H về cách phân chia 2 thời kì VHTĐ và VHHĐ: VHTĐ là sản phẩm của văn hóa phương Đông, còn VHHĐ là sản phẩm của sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông truyền thống và văn hóa phương Tây)
H theo dõi SGK để rút ra những ý chính .
Hãy CM cho mỗi thời kì bằng những tác phẩm đã học?
VHHĐ có diện mạo ntn?nêu những tác giả tiêu biểu
GV lấy các ví dụ minh họa:
Mười mấy năm xưa ngọn bút lông.
Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng.
Bây giờ anh đổi lông ra sắt.
Cách kiếm ăn đời có nhọn không.
(Tản Đà)
GV: - Tiểu thuyết chương hồi, văn xuôi chữ hán trong VHTĐ tuân thủ trật tự thời gian; nhưng kết cấu tiểu thuyết trong VHHĐ theo quy luật tâm lí.
Thơ đường luật có niêm luật vần định số câu chữ rất chặt chẽ; Thơ mới và thơ HĐ tương đối tự do về vần, nhịp , số câu, số chữ.
Kịch nói hiện đại khác với kịch hát truyềnthống
GV lấy VD: Tả chân dung Thúy Kiều , Nguyễn Du dùng công thức sẵn có để tả; còn Chí Phèo, Thị Nở của Nam Cao lại tả chi tiết, tả thực.
? Em hãy tự lấy VD để phân tích.
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Con người Việt Nam có mối quan hệ với TG tự nhiên ntn?
GV cho HS lấy VD phân tích.
-Cách nhìn nhận đánh giá khái quát VHVN.
-Phần ĐVĐề cho bài “Tổng quan VHVN”
I. Đọc –hiểu cấu trúc văn bản:
3 phần
II. Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1. Các bộ phận hợp thành của VHVN.
VHVN= VHDG+VHV
a. Văn học dân gian
VD: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh, lợn cưới áo mới, Đẽo cày giữa đường....., tục ngữ, ca dao...
- Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Những đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
-Thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết…
b. Văn học viết:
VD: Hịch tướng sĩ( Trần Quốc Tuấn)
Bình Ngô đại cáo( Nguyễn Trãi)
Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
Lão Hạc ( Nam Cao)
Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận)....
- Khái niệm: VH viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm vhv mang dấu ấn của tác giả.
* Chữ viết của văn học Việt Nam.
- Chữ Hán: là văn tự của người Hán, được dùng từ thế kỷ X.
- Chữ Nôm : là chữ viết cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra, được dùng để sáng tác từ thế kỷ XIII.
- Chữ quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt, được dùng để sáng tác từ thể kỷ XX.
* Hệ thống thể loại của VH V.
- Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:
+ VH chữ Hán: văn xuôi( truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi...); thơ ( thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc...); văn biền ngẫu( phú, cáo, văn tế..).
+ VH chữ Nôm: thơ ( thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
- Từ đầu thế kỷ XX đến nay:
+ Tự sự : tiểu thuyết, truyện ngắn, kí( bút kí, tùy bút, phóng sự ).
+ Trữ tình: thơ trữ tình, trường ca.
+ Kịch: kịch nói, kịch thơ.
2. Quá trình phát triển của VH viết VN
a. Văn học trung đại ( Vh từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
- VHV VN hình thành từ thế kỉ X.
-VHTĐ được viết bằng chữ H và chữ N
+ VHV bằng chữ Hán :
• Ra đời từ TK X và tồn tại cho đến TK XIX
• Thành tựu: thơ văn yêu nước, thơ thiền thời Lý- Trần, văn xuôi , các tác phẩm của những nhà thơ lớn( NQSH, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát....) . Văn xuôi: BNĐC, Hịch tướng sĩ…
( VH thời kì này chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đạo giáo, phật giáo đặc biệt là văn hoá Trung Hoa.)
+ VH V bằng chữ Nôm:
• Phát triển mạnh từ TK XV, đạt tới đỉnh cao ở cuối TK XVIII- đầu XIX.
• Thành tựu về thơ: tiếp thu và sáng tạo thể thơ Đường luật , hình thành các thể loại văn học dân tộc như thể thơ lục bát, song thất lục bát...
• Sự phát triển của văn học Nôm gắn liền với những truyền thống lớn của VHTĐ như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực . Đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học dân tộc.
b. Văn học hiện đại( VH từ đầu TK XX đến hết TK XX)
- VHVNHĐ chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
- VHVNHĐ một mặt kế thừa tinh hoa của VH truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của nền VH lớn trên thế giới dể hiện đại hóa.
Vd: Thơ mới.
Văn xuôi:NTT, VTP, NCH, NC…
- Một số điểm khác biệt của VHHĐ với VHTĐ:
+ Về tác giả: Nếu tác giả VHTĐ không sống bằng văn thì các nhà văn hiện đại lấy việc viết văn làm nghề.
+ Về đời sống văn học: VHHĐ đi vào đời sống nhanh hơn , mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn VHTĐ.
+ Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói... dần thay thế thể loại cũ.
+ Về thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ. VHTĐ là lối viết ước l, sùng cổ, phi ngã; VHHĐ là lôis viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cái tôi cá nhân.
- Thành tựu:
+ Trước CMT8:
Đầu TK XX: VH kế thừa tinh hoa của VH truyền thống, bước đầu có sự đổi mới, HĐH.
Thơ mới, tiểu thuyết tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán.
+ Sau CMT8: Thơ kháng chiến chốngPháp, thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí.
*/ (1945-1975)Cả nước chung một con đường, chung một tiếng nói, một hành động. VH được đặt lên hàng đầu làm nhiệm vụ tuyên truyền, chiến đấu, gd chính trị, ca ngợi nhữn anh hùng trên mặt trận vũ trang, nhan dân với tổ quốc.
Thơ ca k/c: THữu, NĐT, C.Hữu…PTD, LAX..
Văn xuôi Bùi Đức ái, Nguyễn Thi, Tô Hoài, NMC. KL…
*/ (1975-nay)VH thực sự chuyển mình sau ĐH Đảng lần thứ 6 -1986.
VH mở rộng đề tài : chống tiêu cực và quan niệm toàn diện về con người. Con người được nhìn nhận đánh giá trên phương diện công dân, đời tư, xh và tự nhiên, ý thức và tinh thần.
Thành tựu : nhiều nhất về văn xuôi.
3. Con người Việt Nam qua văn học
Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người.
a. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Trong quan hệ của con người với thế giới tự nhiên, hình thành tình yêu thiên nhiên => hình thành các hình tượng NT.
+ VHDG: kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo chinh phục thế giới TN.
+ VHTĐ: hình tượng TN gắn liền với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ.
+ VHHĐ: hình tượng TN thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi...
b. Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc
Do lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta nên VHVN tập trung thể hiện lòng yêu nước đa dạng, phong phú, được kết tinh thành chủ nghĩa yêu nước.
c. Con người VN trong quan hệ xã hội
Xây dượng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc VN.
- VHDG: tố cáo, đả kích , chế giễu GC thống trị ức hiếp nhân dân.
- VHTD: phơi bày cảnh đời đau khổ của nhân dân, đòi GC thống trị quan tâm đến đời sống cảu nhân dân, tôn trọng quyền sống của con người, ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
- VHHĐ: quá trình nhân dân bắt tay xây dựng XHCN với lí tưởng nhgân đạo cao đẹp, nhiều niềm tin và sự hứng khởi.
d. Con người VN và ý thức về bản thân
- Xây dựng đạo lí làm người với nhều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái thủy chung, tình nghĩa vị tha, đức hy sinh...
III- Ghi nhớ: SGK
IV- Luyện tập: Làm bài tập trong sách bài tập
4. Củng cố:
- Nêu lên những khác biệt của VHTĐ với VHHĐ?
- Con người VN qua VH?
C- Dặn dò
1. Nắm chắc các nội dung.
2. Kể tên các tcác giả VHTĐ và VHHĐ.
3. Làm các bài tập trong sách bài tập.
4. Chuẩn bị các hoạt động bằng giao tiếp ngôn ngữ.
File đính kèm:
- Tong quan ve van hoc Viet Nam(1).doc