A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
* Hiểu được tính chất, yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận.
* Biết cách nêu luận điểm trên cơ sở tài liệu được cung cấp.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ, một số tư liệu khác.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
GV tổ chức giờ dạy theo hướng gợi mở, đi từ một số ví dụ cụ thể qua đó cho HS khái quát lên đặc điểm yêu cầu của luận điểm.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II- KIỂM TRA BÀI CŨ
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 101- Luận điểm trong bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15 tháng 3 năm 2007
Ngữ Văn. Tiết: 101
Luận điểm trong bài văn nghị luận
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
* Hiểu được tính chất, yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận.
* Biết cách nêu luận điểm trên cơ sở tài liệu được cung cấp.
b- Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ, một số tư liệu khác.
c- Cách thức tiến hành.
GV tổ chức giờ dạy theo hướng gợi mở, đi từ một số ví dụ cụ thể qua đó cho HS khái quát lên đặc điểm yêu cầu của luận điểm.
d- Tiến trình lên lớp.
i- ổn định tổ chức
ii- Kiểm tra bài cũ
iii- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Thế nào là văn nghị luận?
- Thế nào là luận điểm? Luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận?
- Hãy xác định luận điểm trong đọan văn sau.
- GV cho HS làm bài tập số 1, 2 trong SGK. (Có thể chia nhóm cho HS làm)
GV cho HS nhận xét về những luận điểm mà học sinh đã nêu qua đó cho HS rút ra những yêu cầu của luận điểm.
- Luận điểm có những yêu cầu gì?
GV có thể chia thành hai nhóm cho HS thực hành hai bài tập này.
- Nêu các bước tìm, xây dựng một luận điểm
- Qua việc tìm hiểu hãy rút ra những thu hoạch của bản thân em về bài học
1- Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?
- Văn nghị luận là loại văn trình bày những quan điểm, tư tưởng của người viết về một vấn đề: một tác gia văn học, một tác phẩm, một giai đoạn...
- Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định, hay phủ định
”Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học Việt Nam phát triển dưới các triều đại phong kiến. Nó bao gồm hai bộ phận văn học phát triển song song: văn học dân gian và văn học viết; bộ phận văn học viết gồm hai thành phần (văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm). Trên những chặng đường thịnh suy của chế độ phong kiến, của vận mệnh dân tộc và nhân dân, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết lúc hòa hợp, lúc có mặt đối lập- nghĩa là hòa hợp ở xu hướng này, đối lập ở xu hướng khác”
- Luận điểm trong đoạn văn này là: Văn học Việt Nam thời kì trung đại bao gồm hai bộ phận.
2-Yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận.
Bài tập số1:
Câu a) Trong xã hội ”Truyện Kiều” đồng tiền làm cho con người đổi trắng thay đen, biến hôn nhân tình yêu chỉ là chuyện mua bán, khiến bọn sai nha trở nên táng tận lương tâm.
Câu b) Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du kêu lên, bày tỏ thái độ trước thế lực của đồng tiền.
Câu c) Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền có thể sai khiến, làm bất cứ một việc gì kể cả xấu xa tồi tệ nhất với con người.
Bài tập số 2:
Hai câu tục ngữ có vẻ trái ngược nhau. Luận điểm bao quát là Học thầy là quan trọng, cần thiết, nhưng học bạn cũng không kém phần quan trọng.
Những yêu cầu của luận điểm:
+ Đúng đắn: nghĩa là phải phù hợp với lẽ phải đã được thừa nhận.
+ Sáng rõ: nghĩa là phải chuẩn xác không mập mờ, không mâu thuẫn.
+ Tập trung: nghĩa là phải hướng vào chủ đề của bài văn.
+ Mới mẻ: Nghĩa là không lặp lại những điều người khác đã viết.
3- Luyện tập.
Bài tập số3:
Câu a và câu b có chung một luận điểm: Đọc sách là cách học tập tốt nhất.
Câu c, luận điểm là: đọc sách phải suy nghĩ thì mới bổ ích.
Câu d và câu e, luận điểm là: đọc sách là điều thú vị
Câu g : Nhiều người đọc sách là biểu hiện của nền văn minh của một nước.
Bài tập số 4.
Một số luận điểm về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
a) Nhận thức toàn diện về sự vật là khó bởi nhận thức của mỗi người có hạn.
b) ở đời phải biết lắng nghe, học hỏi y kiến người khác để làm giàu kiến thức cho mình.
c) Khi tìm hiểu sự vật, chỉ căn cứ vào hiểu biết của mình mà bác bỏ y kiến người khác là không nên.
d) Hãy nhìn thẳng vào hạn chế của mình mới đi đến nhận thức sự vật một cách toàn diện.
4- Các bước tạo lập luận điểm.
Phải học tập suy nghĩ tìm tòi, liên hệ thực tế, đọc sách báo…
5- Củng cố
- Khái niệm luận điểm.
- Những yêu cầu của luận điểm.
- Cách tạo lập luận điểm
III- Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Luan diem trong bai van nghi luan.doc