Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 79 - Đọc văn: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1.Mục tiêu:

 a.Về kiến thức: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.

 - Thấy được sự tài hoa, tinh tes trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

 b.Về kĩ năng: Đọc - hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc.

 c.Về thái độ: biết đồng cảm sâu sắc với nỗi đau buồn của con người.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10; bài soạn; bài giảng Powerpoit.

 b.Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2); đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thơ; tìm hiểu thêm về thể ngâm khúc; bài soạn.

3.Tiến trình bài học:

 *Ổn định tổ chức: 10A1:

 10A2:

 10A3:

 a.Kiểm tra: vở soạn, miệng:

 Câu hỏi: Anh/chị có nhận xét gì về quan niệm anh hùng của Tào Tháo thể hiện trong đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”, trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung?

 Đáp án: Tào Tháo là nhân vật gian hùng vì vậy quan niệm của ông ta về người anh hùng cũng không phải là quan niệm đúng đắn: Thể hiện tập trung ở câu nói “Anh hùng là người trong bụng có trí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” cho thấy quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo là quan niệm của giai cấp áp bức, bóc lột trong xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ: muốn đè đầu cưỡi cổ dân chúng, làm bá chủ thiên hạ.

 b.Nội dung bài mới:

 *Giới thiệu bài mới: Khi Nguyễn Du và Truyện Kiều chưa ra đời, một trong những đỉnh cao của Văn học Việt Nam TK XVIII là tác phẩm “Chinh phụ ngâm” do Đặng Trần Côn viết. Đây là bài ca dài, lời thở than của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến ở xa, khao khát cuộc sống lứa đôi trong hoà bình yên ổn của người phụ nữ. Để thấy được điều đó, ngày hôm nay chúng ta học bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 79 - Đọc văn: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 10A1: 10A2: 10A3: Tiết 79 - Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh Phụ ngâm) Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm. 1.Mục tiêu: a.Về kiến thức: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi. - Thấy được sự tài hoa, tinh tes trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. b.Về kĩ năng: Đọc - hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc. c.Về thái độ: biết đồng cảm sâu sắc với nỗi đau buồn của con người. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10; bài soạn; bài giảng Powerpoit. b.Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2); đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thơ; tìm hiểu thêm về thể ngâm khúc; bài soạn. 3.Tiến trình bài học: *ổn định tổ chức: 10A1: 10A2: 10A3: a.Kiểm tra: vở soạn, miệng: Câu hỏi: Anh/chị có nhận xét gì về quan niệm anh hùng của Tào Tháo thể hiện trong đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”, trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung? Đáp án: Tào Tháo là nhân vật gian hùng vì vậy quan niệm của ông ta về người anh hùng cũng không phải là quan niệm đúng đắn: Thể hiện tập trung ở câu nói “Anh hùng là người trong bụng có trí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” cho thấy quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo là quan niệm của giai cấp áp bức, bóc lột trong xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ: muốn đè đầu cưỡi cổ dân chúng, làm bá chủ thiên hạ. b.Nội dung bài mới: *Giới thiệu bài mới: Khi Nguyễn Du và Truyện Kiều chưa ra đời, một trong những đỉnh cao của Văn học Việt Nam TK XVIII là tác phẩm “Chinh phụ ngâm” do Đặng Trần Côn viết. Đây là bài ca dài, lời thở than của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến ở xa, khao khát cuộc sống lứa đôi trong hoà bình yên ổn của người phụ nữ. Để thấy được điều đó, ngày hôm nay chúng ta học bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. *Bài mới: Hoạt động của gv & hs Nội dung chính *Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn - GV yêu cầu HS dựa vào phần tiểu dẫn ở SGK nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm? - HS trình bày. - GV chuẩn xác (slide 2, 3,4) *Hoạt động 2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn đọc: đọc với giọng buồn, đều đều, nhịp chậm rãi, chú ý các điệp từ, điệp ngữ bắc cầu. - GV mở đoạn ngâm, HS nghe cảm nhận. - GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS 1 đến 2 HS đọc, nhận xét. - HS đọc chú thích chân trang. - GV hỏi: hãy chia bố cục đoạn trích và khái quát nội dung đoạn trích? HS trả lời. GV chuẩn xác, slide 5, 6. *Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản: - GV hỏi: những động tác của chinh phụ có gì đặc biệt? GV: Một mình ở nhà, lẻ loi ngoài hiên, đi đi lại lại, quanh quẩn, buông rèm, cuốn rèm bao nhiêu lần,...Những động tác, cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa của chinh phụ cốt chỉ để biểu lộ tâm trạng cô đơn lẻ loi của nàng. Nỗi lòng không biết san sẻ cùng ai. -GV hỏi: + Tìm điệp ngữ bắc cầu và phân tích tác dụng nghệ thuật của nó? + Những câu hỏi tu từ có dụng ý gì? + Hình ảnh ngọn đèn, hoa đèn gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh biểu tượng quen thuộc nào trong bài ca dao trữ tình mà em đã học? + Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu“...khá thương”? HS lần lượt trả lời. GV chuẩn xác, slide 7,8,9,10 GV bình: người chinh phụ đối diện với ngọn đèn khi đêm tối cô quạnh, đèn đã cạn, ngọn đèn đã thành hoa lửa mà vẫn vò võ một người in hình vào bức rèm kia. Nàng muốn giãi bày tâm trạng, nàng tin rằng chỉ có đèn biết tâm sự của mình. Nhưng rồi lại phủ nhận, đèn có biết cùng như không biết, bởi đèn làm sao chia sẻ được tấm lòng này.Do vậy, khối đau trong lòng chỉ riêng mình thiếp chịu. (Liên hệ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”, tâm trạng Thuý Kiều). I. Tiểu dẫn : 1. Tác giả, dịch giả : SGK (86) 2.Tác phẩm “ Chinh phụ ngâm ” a. Thể loại : *Về nguyên tác : - Viết bằng chữ Hán. - Dung lượng : gồm 476 câu thơ, làm theo thể trường đoản cú. * Bản diễn Nôm : - Dung lượng : gồm 412 câu thơ. - Làm theo thể song thất lục bát. b.Hoàn cảnh sáng tác : Làm vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII, chiến tranh phong kiến liên miên. II.Đọc – hiểu văn bản: 1.Đọc: a. Đọc văn bản: SGK (87 + 88) b. Giải thích từ khó: SGK (87 + 88) c. Vị trí đoạn trích và bố cục: *Vị trí : - Từ câu 193-216. - Diễn biến tâm trạng của chinh phụ khi chinh phu xa nhà. *Bố cục: + 8 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. + 8 câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên. + 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu. 2.Tìm hiểu văn bản: a. 8 câu đầu: *Hành động: + “Dạo ... từng bước”. + “Ngồi rèm.. đòi phen”. Lặp đi, lặp lại đều đặn, nhàm chán, tẻ nhạt. Một vòng tròn nhớ thương, chờ đợi triền miên không dứt đang mòn mỏi gặm nhấm con người trong nỗi cô đơn. *Ngoại cảnh: - Con chim thước vẫn vô tình im bặt càng diễn tả nỗi buồn lẻ loi đến cô đơn. - Điệp ngữ bắc cầu “Đèn biết chăng-đèn có biết”. Diễn tả tâm trạng buồn triền miên kéo dài lê thê. - Câu hỏi tu từ “Đèn biết chăng- đèn chẳng biết” như lời than thở, nỗi khắc khoải đợi chờ. - Hình ảnh “ngọn đèn”, “hoa đèn” cùng với hình ảnh cái bóng trên tường của chính mình: thể hiện khao khát đồng cảm, sẻ chia. - Câu “..... khá thương”: giọng độc thoại lại chuyển qua giọng kể, lời nhận xét đồng cảm của nhà thơ - người kể chuyện. cực tả nỗi cô đơn và khao khát được đồng cảm sẻ chia nhưng hoàn toàn vô vọng của người chinh phụ trong đêm vắng. c.Củng cố, luyện tập: Nội dung, nghệ thuật của 8 câu thơ đầu (slide 13) d. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng, trình bày mạch tự tình của văn bản. - Chuẩn bị bài tiếp tiết thứ 2.

File đính kèm:

  • docTinh canh le loi cua nguoi chinh phu(2).doc