A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS
* Hiểu và cảm nhận được nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ.
* Thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, âm điệu trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật người cung nữ.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
Giáo án, SGK, SGV
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm kết hợp trao đổi thảoluận trả lời câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II- KIỂM TRA BÀI CŨ.
Nêu những giá trị nội dung nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5716 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 106, 107- Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích cung oán ngâm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 4 tháng 4 năm 2007
Ngữ văn. Tiết 106, 107.
Nỗi sầu oán của người cung nữ
(Trích cung oán ngâm)
Nguyễn Gia Thiều
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS
* Hiểu và cảm nhận được nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ.
* Thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, âm điệu trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật người cung nữ.
b- Phương tiện thực hiện.
Giáo án, SGK, SGV
C- Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm kết hợp trao đổi thảoluận trả lời câu hỏi.
d- Tiến trình lên lớp
i- ổn định tổ chức
ii- Kiểm tra bài cũ.
Nêu những giá trị nội dung nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
iii- Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc SGK và trả lời câu hỏi)
Nêu những ý chính của phần tiểu dẫn.
- Xác định vị trí và bố cục đoạn trích
- Bốn khổ thơ đề cập nội dung gì?
- Cuộc sống của người cung nữ được miêu tả qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cuộc sống đó?
- Qua cách miêu tả đó em có nhận xét gì về cuộc sống của người cung nữ?
- Phân tích diễn biến tâm trạng của người cung nữ
- Phân tích từ ngữ, hình ảnh được sử dụng trong đoạn trích.
- Tâm trạng oán hận của người cung nữ được thể hịên qua câu thơ nào?
- Qua tâm trạng này, thân phận của người cung nữ và hình ảnh của vua chúa hiện lên như thế nào?
- Qua việc phân tích tìm hiểu, hãy trình bày những cảm nhận của em về đoạn trích.
I- Tìm hiểu chung
1- Vài nét về tác giả Nguyễn Gia Thiều và tác phẩm Cung oán ngâm.
+ Tác giả: Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) hiệu là Hi Tôn, làm quan được phong tước hầu nên gọi là Ôn Như Hầu
Sự nghiệp văn học: có hai tập thơ chữ Hán chữ Nôm có hai tập. Song sáng tác của ông bị thất lạc chỉ còn lại Cung oán ngâm.
+ Tác phẩm: là khúc ca ai oán của người cung nữ...
2- Đoạn trích.
+ Vị trí: từ câu 209 đến câu 244.
+ Bố cục: có thể chia 2 phần
II- Đọc- hiểu
* Bốn khổ đầu:
Cuộc sống của người cung nữ.
Cung quế.
Lầu đãi nguyệt
Gác thừa lương
Phòng tiêu
Cửa châu...
Sử dụng hình ảnh có sức gợi cảm cao
Ngôn ngữ có chọn lọc trang trọng
Một cuộc sống sang trọng. Nàng sống trong nhung lụa nhưng cô đơn vò võ một mình.
* Đoạn còn lại.
Tâm trạng sầu oán, uất ức của người cung nữ.
+ Trước hết đó là nỗi buồn.
Nỗi buồn được thể hiện qua không gian, thời gian.
Trong cung quế
Giữa đêm năm canh
Ngồi chờ trăng lên trong đêm mưa- chờ điều không xảy ra
Ngồi hóng mát giưa gác thừa lương
Một mình nơi phòng tiêu lạnh vắng như đồng
Giữa cung điện ảm đạm vẻ thu
- Đó là những từ ngữ có sức gợi cảm mạnh mẽ: Khoảnh, hoa rữa, nhụy tàn, bướm nỡ thờ ơ...
- Những từ Hán Việt trong trọng đài các đặt bên cạnh từ Nôm na bình dị.
Những từ ngữ đó làm nổi bật khung cảnh xa hoa tráng lệ của cung vua với cảnh sống âm thầm, cô quạnh của người cung nữ.
+ Đó còn là tâm trạng oán hận.
Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng
(Phân tích, bình phẩm về hai câu thơ)
- Người cung nữ bị bỏ rơi, không được tự do, bị trói buộc, bởi làm cung tần mĩ nữ của vua chúa.Vì thế nàng hết ngày lại đêm chờ đợi. Nhưng càng chờ đợi thì càng vô vọng...Nàng ý thức tuổi xuân đi qua, nàng sẽ chết dần chết mòn, héo hon sầu muộn, và nàng hiểu người đã từng yêu thương mình là người giết mình nhưng không phải bằng gươm đao mà bằng cái u sầu...
- Bộ mặt của vua chúa:
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân
Chơi cho hoa rữa nhụy tàn lại thôi
Đóa là những kẻ độc ác gây ra những nỗi bất hạnh cho biết bao người con gái, chôn vùi tuổi thanh xuân của họ
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật:
Nghệ thuật phân tích tâm trạng kết hợp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Ngôn ngữ trang trọng kết hợp những ngôn ngữ nôm na bình dị
2- Nội dung:
Những biện pháp nghệ thuật đó thể hiện nỗi sầu oán của người cung nữ. Thông qua tâm trạng của người cung nữ, tác giả muốn thể hiện sự cảm thông của mình đối với những người cung nữ, Đồng thời lên tiếng tố cáo bộ mặt tàn bạo của vua chúa.
iii- Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Noi sau oan cua nguoi cung nu.doc