Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản

Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

Tiến trình dạy học

 - Kiểm tra bài cũ

 - Giới thiệu bài mới

- Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.

 

 

doc170 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết Ngày soạn: / / 2007 Tổng quan Văn học Việt Nam Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật. Phương tiện thực hiện SGK, SGV Thiết kế bài học Tiến trình dạy học - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới - Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam? - Yêu cầu học sinh(H/S) đọc mấy dòng đầu của sách giáo khoa(SGK) từ “Trải qua hàng…tinh thần ấy” +Nội dung của phần này? Theo em đó là phần gì của bài tổng quan văn học ? I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam -Yêu cầu học sinh đọc phần I (SGK) Từ Văn học Việt Nam bao gồm “Văn học viết” +Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn? 1.Văn học dân gian (H/s đọc từ văn học dân gian cộng đồng) + Hãy trình bày những nét lớn của văn học dân gian? (Tóm tắt những nét lớn của sách giáo khoa) 2.Văn học viết (H/S đọc SGK từ “Văn học viết”, “Kịch nói”) SGK trình bày nội dung gì? Hãy trình bày khái quát về từng nội dung đó? II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam (Lần lượt gọi học sinh đọc rõ từng phần) +Nhìn tổng quát văn học Việt Nam có mấy thời kì phát triển? + Nét lớn của truyền thống thể hiện trong văn học Việt Nam là gì? 1. Thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) - Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học Việt Nam có gì đáng chú ý? (H/S đọc tài liệu SGK) - Vì sao văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc? (H/S đọc SGK) - Hãy chỉ ra những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học trung đại? - Hãy kể tên những tác phẩm của văn học trung đại viết bằng chữ Nôm. Em có suy nghĩ gì về sự phát triển thơ Nôm của văn học trung đại? 2. Thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay) (H/S đọc lần lượt phần này trong SGK) -Văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay được gọi bằng nền văn học gì? Tại sao lại có tên gọi ấy? - Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì? - Gọi H/S thay nhau đọc SGK. + Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1975 Từ 1975 đến nay. Mỗi phần cho H/S trả lời: - Nêu đặc điểm văn học của thời kì vừa đọc (những nét lớn). - Giai đoạn sau so với giai đoạn trước có gì khác biệt? Về thể loại văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay có gì đáng chú ý? + Từ đầu thế kỉ XX đến 1975 + Từ 1975 đến nay về thể loại của văn học có gì đáng chú ý? + Nhìn một cách khái quát ta rút ra những quy luật gì về văn học Việt Nam? III. Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam - Gọi H/s đọc phần mở đầu và 1SGK 1.Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên + Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? (Giáo viên gợi ý cho H/S căn cứ vào SGK để phát hiện ra những nét cơ bản về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thể hiện trong văn học). 2.Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc (H/S đọc phần 2 SGK) + Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào? 3. Phản ánh quan hệ xã hội (Gọi H/S đọc phần 3 SGK) Văn học Việt Nam đã phản mối quan hệ xã hội như thế nào? Phản ứng ý thức bản thân (H/S đọc phần 4 SGK) - Văn học Việt Nam phản ánh ý thức bản thân như thế nào? - Em hiểu thế nào về thân và tâm? - Thân và tâm được thể hiện như thế nào trong văn học? Xu hướng chung của văn học Việt Nam là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng? Củng cố Học song bài này cần lưu ý những điểm nào? -Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt Nam. +Nội dung SGK: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân đã sáng tạo những giá trị tinh thần. Văn học Việt Nam là bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy. Đây là phần đặt vấn đề của bài tổng quan văn học Việt Nam. + Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn: *Văn học dân gian *Văn học viết + Khái niệm văn học dân gian: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân. + Các thể loại của văn học dân gian: Truyện cổ dân gian bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Thơ ca dân gian bao gồm tục ngữ, ca dao, vè, truyện thơ. Sân khấu dân gian bao gồm chèo, tuồng, cải lương. + Đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. - Khái niệm về văn học viết: Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả. - Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. - Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kỳ. * Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX gồm văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi). Thơ gồm thơ cổ phong, đường luật, từ khúc. Văn biền ngẫu gồm phú, cáo, văn tế. * Chữ Nôm: có thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói. * Từ thế kỷ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn tiểu thuyết, kí (Bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). Trữ tình có: Thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói. + Văn học Việt Nam có hai thời kì phát triển. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học trung đại. Nền văn học này hình thành và phát triển theo mối quan hệ của văn học khu vực Đông á và Đông Nam á, có mối quan hệ với văn học Trung Quốc… + Văn học hiện đại hình thành từ thế kỉ XX và vận động phát triển trong mối quan hệ và giao lưu quốc tế. Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Âu- Mĩ. + Truyền thống văn học Việt Nam thể hiện hai nét lớn: đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. - Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, văn học Việt Nam có điểm đáng chú ý là: Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Nó ảnh hưởng của nền văn học trung đại tương ứng. Đó là văn học trung đại Trung Quốc. - Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lí do để quyết định văn học viết bằng chữ Hán. - “Thánh Tông di thảo” của Lê Thánh Tông - “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ - “Việt điện u linh tập” của Lí Tế Xuyên Xuyên. - “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ (kí) - “Nam triều công nghiệp” của Nguyễn Khoa Chiêm. - “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái: tiểu thuyết chương hồi. - Về thơ chữ Hán: + Nguyễn Trãi với “ức Tai thi tập” - Nguyễn Bỉnh Khiêm “Bạch Vân thi tập” - Nguyễn Du với “Bắc hành tạp lục” - “ Nam trung tạp ngâm” - Về thơ chữ Hán của Cao Bá Quát. - Nguyễn Trãi với “Quốc âm thi tập” - Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” - Lê Thánh Tông với “Hồng Đức quốc âm thi tập”. - Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. - “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. - “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái. - Nhiều truyện Nôm khuyết danh như: “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Phạm Công Cúc Hoa… * Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao. - Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại: Sở dĩ có tên như vậy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Việt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. - Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn + Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1975 + Từ 1975 đến nay - Đặc điểm văn học Việt Nam ở từng thời kì có khác nhau. * Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, văn học Việt Nam đã bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại, cụ thể tiếp xúc với văn học châu Âu. Đó là nền văn học tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ. Do đó nó có nhiều công chúng bạn đọc. Những tác giả tiêu biểu là: Tản Đà; Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn (thời kì đầu). * Từ 1930 đến 1945(thời kì cuối) xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Huy Cận, Nam Cao, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên… Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học trung đại và văn học dân gian, vừa tiếp nhận ảnh hưởng của văn học thế giới để hiện đại hoá. Biểu hiện: có nhiều thể loại mới và cũng ngày càng hoàn thiện. * Từ 1945 đến 1975 sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra triển vọng nhiều mặt cho văn học Việt Nam. Nhiều nhà văn nhà thơ lớp trước đã đi theo cách mạng và khoác ba lô đến với kháng chiến cống hiến tài năng và sức lực thậm chí bằng cả xương máu cho cách mạng, cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc. Phải kế thừa những tấm gương hi sinh anh dũng như Nam Cao, Trần Đăng, Thâm Tâm… trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Nguyên Thi, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn diện và có đường lối đúng đắn chỉ đạo văn nghệ gắn liền với sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhân dân ta. Thành tựu chủ yếu dành cho dòng văn yêu nước và cách mạng. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã đem lại những phạm vi phản ánh mới, cảm hứng mới để văn học yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. Nó gắn liền với những tên tuổi như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng và đội ngũ nhà văn chiến sĩ như: Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa. - Thơ, văn xuôi nghệ thuật, văn xuôi chính luận viết bằng chữ quốc ngữ có một số tác phẩm có ý nghĩa mở đầu. - Công cuộc hiện đại hoá về thơ, truyện giai đoạn 1930. - 1945 tiếp tục đẩy mạnh trong các giai đoạn sau: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán, thơ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, truyện và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh là những thành tựu lớn của văn học nước ta ở thế kỉ XX. - Từ 1975 đến nay, các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng CNXH, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới mẻ của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài của văn học là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài lịch sử viết về chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ hào hùng với nhiều bài học. - Văn học Việt Nam đạt được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới. Văn học Việt Nam với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại. + Với thế giới tự nhiên - Văn học dân gian với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của ông cha ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên. - Với con người, thiên nhiên còn là người bạn thân thiết, hình ảnh núi, sông, bãi mía, nương dâu, đồng lúa, cánh cò, vầng trăng, dòng suối… tất cả đều gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của văn học Việt Nam. - Thiên nhiên mang những dáng vẻ riêng biệt ở từng vùng, từng miền. Vào văn học, thiên nhiên cũng mang nét riêng ấy, nó góp phần làm nên tính đa dạng trong văn chương. - Trong sáng tác văn học trung đại, hình ảnh thiên nhiên thường gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mỹ. Hình ảnh cây tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng của nhà Nho. Các đề tài ngư, tiều, canh, mục thể hiện lí tưởng thanh tao của những con người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong, không màng danh lợi. + Với quốc gia, dân tộc - Con người Việt Nam sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. Đất nước lại trải qua nhiều những thử thách chống kẻ thù xâm lược. Vì vậy, một nền văn học yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. Đó là tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc (văn hoá, truyền thống dựng nước và giữ nước). Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc, dám quả thân vì nghĩa lớn. Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước như “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Tuyên ngôn độc lập”, nhiều tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh. Đặc biệt, nền văn học Việt Nam ở thế kỉ XX là nền văn học tiên phong chống đế quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu giá trị của Văn học Việt Nam. - Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức đau khổ. Văn học dân gian với các thế loại: truyện cười, ca dao, tục ngữ đã vạch mặt giai cấp thống trị tàn bạo. Truyện thơ, kí sự, tiểu thuyết từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị, quan tâm tới đời sống nhân dân, đòi quỳên sống cho con người. Những tác giả tiêu biểu như: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng. Một nền văn học giàu sắc thái nhân văn và đậm đà màu sắc nhân đạo. Từ mối quan hệ xã hội, văn học đã hình thành chủ nghĩa hiện thực nhất là từ 1930 trở lại đây. Ngày nay chủ nghĩa yêu nước, nhân đạo đang xây dựng được những mẫu người lí tưởng. Con người biết phát huy vẻ đẹp truyền thống vừa biết phat huy vẻ đẹp truyền thống vừa biết làm giàu cho quê hương đất nước, cho mình. - Trước khi hiểu văn học Việt Nam đã phản ánh ý thức bản thân như thế nào, ta không thể không tìm hiểu thế nào là ý thức cá nhân. ở mỗi con người có hai phương diện: -Thân và tâm luôn luôn song song tồn tại nhưng không đồng nhất. - Thể xác và tâm hồn - Bản thân và văn hoá - Tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha -ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng - Các tôn giáo lớn như Nho- Phật- Lão giáo đều đề ra nguyên tắc xử lí mối quan hệ giữa hai phương diện này. Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình đấu tranh, lựa chọn để khẳng định một đạo lí làm người trong sự kết hợp hài hoà giữa hai phương diện. Vì lí do và nguyên nhân khác nhau ở những giai đoạn nhất định, văn học đề cao một trong hai mặt trên. Cả dân tộc phải chống ngoại xâm, chống đỡ với thiên nhiên, con người Việt Nam phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức trách nhiệm xã hội, tinh thần hi sinh đến mức khắc kỉ. Giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII hoặc giai đoạn văn học 1930- 1945. ý thức cá nhân được đề cao. Đó là quyền sống của cá nhân con người, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu. Những tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Thời kì 1930- 1945 nổi lên với văn xuôi lãng mạn, thơ mới lãng mạn và một số tác phẩm như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao, truyện của Thạch Lam. Song dù giai đoạn nào, xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng một đaọ lí làm người với nhân phẩm tốt đẹp như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa , đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân. - Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam. - Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. - Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam. Lưu ý: Mỗi giai đoạn nên nhớ thành tựu: tác giả và tác phẩm tiêu biểu. E. Tham khảo “ Văn học là xương sống của nền văn hoá dân tộc. Nếu nó làm đúng theo chức năng xã hội của nó, thì văn học là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy đủ cuộc sống về mọi khía cạnh, vật chất và tinh thần, những ý nghĩ, tình cảm và mơ ước, là hơi thở và nhịp đập của trái tim, ít nhất là của một thế hệ. Văn học trước hết nói lên sức sống của cộng đồng dân tộc đẻ ra nó. Chính nó, cùng với các nghành nghệ thuật mà nó là hạt giống, là bằng chứng hùng hồn của sức sống ấy. Vì vậy, trách nhiệm của nó đối với xã hội là vun xới, bồi đắp, làm toả hương vị và thanh sắc của sức sống ấy, đồng thời dọn dẹp, quét tước những bụi bậm, rác ghét trên cơ sở của xã hội và ở từng cá nhân. Dĩ nhiên, không phải một tác phẩm văn học hoặc một thể loại sáng tác văn học có thể làm hết những nhiệm vụ nói trên, hoặc trả lời cho tất cả những câu hỏi do cuộc sống đặt ra. Lấy lời nói làm công cụ, làm vũ khí, văn học là thứ nghệ thuật mà tư duy của con người sản sinh ra. Khả năng sáng tạo của nó đòi hỏi và đẻ ra nhiều hình thức diễn đạt, nhiều thể loại… Dù theo thể loại nào, một công trình sáng tác văn học là có giá trị nếu nó phác ra được một bức tranh làm rung động tâm hồn, truyền cho người xem tranh một sự thông cảm đối với cái đáng kính, đáng yêu, đáng khích lệ, cũng như một lòng phẫn nộ, căm ghét đối với những điều bất công, tàn bạo, phi đạo lý”. (Nguyễn Khánh Toàn, Lời tựa, Tổng tập văn học Việt Nam, tập I Nxb Khoa học xã hội, H, 1980) “Văn học Việt Nam là thành tựu sáng tạo chung của tất cả các dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Các dân tộc đó trong quá trình lịch sử lâu dài, đã cùng nhau chung lưng đấu cật, đổ máu và mồ hôi để khai phá thiên nhiên và đấu tranh chống nạn ngoại xâm: bảo vệ đất nước, đồng thời sáng tạo ra một nền văn hoá chung của Tổ quốc Việt Nam. Nền văn hoá chung ấy bao hàm những sắc thái địa phương đa dạng và phong phú. Văn học Việt Nam, bộ phận quan trọng của nền văn học ấy, được nhận thức như là bao gồm văn học của dân tộc Việt và của các dân tộc thiểu số anh em”. Huỳnh Lý, Lịch sử văn học Việt Nam, tập I Nxb Khoa học xã hội, H, 1980) Tiết Ngày soạn: / / 2007 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ A. Mục tiêu bài học - Giúp HS: - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏ D.Tiến trình dạy học - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới. Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngư thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài học hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu ngữ điệu 1. Gọi H/S đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK a. Các nhân vật giao tíêp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? b. Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào? c. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu? vào lúc nào? khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử, xã hội gì?) d. Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? đề cập tới vấn đề gì? e. Mục đích của giao tiếp là gì? cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không? 2. Qua bài “Tổng quan về văn học Việt Nam”, hãy cho biết: a. Các nhân vật giao tiếp qua bài này? b. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? c. Nội dung giao tiếp? Về đề tài gì? bao gồm những vấn đề cơ bản nào? d. Mục đích của giao tiếp? - Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào? II. Củng cố - Vua và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp. Mỗi bên có cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, chăn dắt trăm họ. Các bô lão là những người có tuổi đã từng giữ những trọng trách nay về nghỉ, hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị. - Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoặc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra. Các bô lão nghe vua Nhân Tông hỏi, nội dung hỏi: Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói. Lúc ấy vua lại là người nghe. - Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta. - Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung. Hoà hay đánh, nó đề cập tới vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người. - Mục đích giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ đạt mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Cuộc giao tiếp đó đạt được mục đích. - Người viết SGK và giáo viên, học sinh toàn quốc đều tham gia giao tiếp. Họ có độ tuổi từ 65 trở xuống đến 15 tuổi. Từ Giáo sư, Tiến sĩ xuống đến học sinh lớp 10 THPT. - Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông. - Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam. Đồng thời phác hoạ tiến trình phát triển của lịch sử văn học, thành tựu của nó. Văn bản giao tiếp còn nhận ra những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam. - Người soạn sách muốn cung cấp tri thức cần thiết cho người học. Người học nhờ văn bản giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam. - Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học. Đó là khoa học giáo khoa. Văn bản có bố cục rõ ràng. Những đề mục có hệ thống. Lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu. - Qua những bài này rút ra mấy kết luận: 1. Hoạt động giao tiếp phải có nhân vật giao tiếp hoàn cảnh giao tiếp và phương tiện giao tiếp. 2. Giao tiếp phải thực hiện mục đích nhất định 3. Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình. Một là tạo lập văn bản, hai là thực hiện lĩnh hội văn bản. Khái quát văn học dân gian Việt Nam A. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Hiểu được khái niệm về văn học dân gian và ba đặc trưng cơ bản. 2. Định nghĩa về tiểu loại văn học dân gian. 3. Vai trò của văn học dân gian với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới. Đọc những câu thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu sa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay lại gặp người tiên độ trì Cho đến những câu ca dao này: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” Truyện cổ đến ca dao, dân ca tục ngữ, câu đối, sân khấu chèo, tuồng, cải lương, tất cả là biểu hiện của văn học dân gian. Để hiểu rõ chúng ta cũng tìm hiểu văn bản khái quát văn học dân gian Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Văn học dân gian là gì? - Tại sao văn học dân gian là nghệ thuật ngôn từ? + Truyền miệng là phương thức như thế nào? - Tại sao là sáng tác tập thể? - Thế nào là những sinh hoạt khác nhau? II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (H/S đọc từng phần) - Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào? 1. Tính truyền miệng - Em hiểu thế nào là tính truyền miệng? 2. Tính tập thể - Em hiểu thế nào là tính tập thể? 3.Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành) - Em hiểu thế nào là tính thực hành của văn học dân gian? III. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam (H/S đọc lần lượt một phần thể loại nên gọi một em đọc và hỏi) 1. Thần thoại - Thế nào là thần thoại? 2. Sử thi (H/S đọc) - Thế nào là sử thi? - Em hiểu thế nào về quy mô rộng lớn? + Ngôn ngữ có vần, nhịp? + Nhân vật sử thi? + Những biến cố diễn ra? 3. Truyền thuyết (H/S đọc) - Thế nào là truyền thuyết. - Em hiểu thế nào là: + Nhân vật lịch sử? + Xu hướng lí tưởng hóa? 4. Cổ tích (H/S đọc) - Thế nào là truyện cổ tích? - Nội dung của truyện cổ tích? - Nhân vật truyện cổ tích là ai? - Quan niệm của nhân dân trong truyện cổ tích như thế nào? 5. Truyện ngụ ngôn (H/S đọc) - Thế nào là truyện ngụ ngôn? - Nhân vật truyện ngụ ngôn? - Không gian của ngụ ngôn như thế nào? 6. Truyện cư

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 10 CB.doc
Giáo án liên quan