A. Mục tiêu cần đạt
1. Tri thức
Giúp học sinh: - Hiểu được cách lí giải của dân gian về nguyên nhân mất nước Âu Lạc và bài học lịch sử sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật truyền thuyết
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn với những nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
- Hình thành ý thức trách nhiệm với đất nước, dân tộc
B. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập I
- Sách giáo viên ngữ văn 10 tập I
- Giáo án
C. Cách thức tiến hành
- Kết hợp các phương pháp đọc hiểu văn bản: diễn giảng, phát vấn, thảo luận
D. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra SGK, vở soạn
3. Giới thiệu bài mới
4. Dạy – học bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9375 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 11: đọc văn truyện An dương vương và Mị châu – Trọng thủy (tiết 2) (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2012
Ngày dạy: 15/9/2012
Lớp dạy: 10 A3
Tiết 11: Đọc văn
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY (Tiết 2)
(Truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt
Tri thức
Giúp học sinh: - Hiểu được cách lí giải của dân gian về nguyên nhân mất nước Âu Lạc và bài học lịch sử sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật truyền thuyết
Thái độ
Có thái độ đúng đắn với những nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
Hình thành ý thức trách nhiệm với đất nước, dân tộc
Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập I
- Sách giáo viên ngữ văn 10 tập I
- Giáo án
C. Cách thức tiến hành
Kết hợp các phương pháp đọc hiểu văn bản: diễn giảng, phát vấn, thảo luận
Tiến trình lên lớp
1.Ổn định tổ chức
Kiểm tra SGK, vở soạn
Giới thiệu bài mới
Dạy – học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
Những sai lầm của ADV là gì?
+ HS trả lời
Vì đâu có những sai lầm đó? Hậu quả của chúng là gì?
+ HS trả lời
Chi tiết ADV tự tay chém con gái cho thấy điều gì?
+ HS trả lời
Chi tiết ADV cầm sừng tê giác bảy tấc xuống biển thể hiện điều gì?
+ HS trả lời
Qua nhân vật ADV, em rút ra bài học lịch sử gì?
+ HS trả lời
Liệt kê các chi tiết liên quan đến nhân vật Mị Châu?
+ HS trả lời
Chi tiết, Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần thể hiện điều gì?
+ HS trả lời
Hành động rắc lông ngỗng của Mị Châu cho thấy điều gì?
+ HS trả lời
- Lời kết tội của Rùa Vàng có ý nghĩa gì?
Lời khấn của Mị Châu thể hiện điều gì?
Sự hóa thân của Mị Châu thể hiện điều gì?
Qua nhân vật Mị Châu, em rút ra bài học gì?
+ HS trả lời
Nhận xét về nhân vật Trọng Thủy?
+ HS trả lời
- Hình ảnh ngọc trai – nước giếng có ý nghĩa gì?
+ HS trả lời
II. Đọc – hiểu văn bản
Nhân vật An Dương Vương
a. ADV xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước
b. An Dương Vương làm mất nước
- Những sai lầm của ADV:
+ Gả Mị Châu cho Trọng Thủy
+ Cho Trọng Thủy ở rể
+ Vẫn ung dung ngồi đánh cờ khi quân Triệu Đà đến; cười nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?”
→ Nhà vua đã hả hê trong chiến thắng, mất cảnh giác, chủ quan, khinh thường giặc nên dẫn đến họa mất nước nhà tan.
Chi tiết ADV tự tay chém con gái cho thấy:
+ Lời Rùa Vàng giúp ADV tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm
+ Sự công minh của nhà vua: không vì tình riêng, thẳng tay trừng trị kẻ có tội với đất nước
+ Bi kịch đau đớn của nhà vua: quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước lại mắc sai lầm làm mất nước, rất mực yêu thương con gái lại tự tay giết con
+ Nhân dân để Mị Châu gánh phần lớn trách nhiệm, muốn giảm nhẹ tội, giữ danh tiếng cho người anh hùng
Chi tiết ADV cầm sừng tê giác bảy tấc xuống biển:
+ Hình ảnh bi tráng, trầm uất của người anh hùng thất thế
+ Với nhân dân, người anh hùng không chết mà hòa vào khí thiêng sông núi và trường tồn cùng đất nước
c. Bài học lịch sử
Luôn có ý thức xây dựng và phát triển đất nước
Không bao giờ được ngủ quên trong chiến thắng, mất cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù
2. Nhân vật Mị Châu
Lén cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần thể hiện:
+ Quá tin chồng, quên rằng chồng từng là kẻ thù của đất nước
+ Khờ khạo, nhẹ dạ, mất cảnh giác, mơ hồ về bản chất của chiến tranh xâm lược
Rắc lông ngỗng cho thấy:
+ Chưa từng nghi ngờ Trọng Thủy, luôn mong đoàn tụ cùng chồng
+ Vì tình riêng mà quên trách nhiệm công dân
Lời kết tội của Rùa Vàng:
+ Thức tỉnh Mị Châu
+ Đại diện cho quốc gia, dân tộc kết tội kẻ có tội với đất nước
Lời khấn của Mị Châu thể hiện:
+ Bi kịch đáng thương của Mị Châu: bị lừa dối
+ Khẳng định sự trung thành của nàng với đất nước
Sự hóa thân: ngọc thạch, ngọc trai
+ Giúp Mị Châu minh oan với dân tộc
+ Sự công bằng, vị tha của nhân dân
Bài học lịch sử:
+ Không được mất cảnh giác với âm mưu xâm lược
+ Sáng suốt dung hòa tình riêng và trách nhiệm công dân
3. Nhân vật Trọng Thủy
- Vừa là tên gián điệp vừa là chồng của Mị Châu: hoàn thành sứ mệnh của tên gián điệp → phản bội tình yêu
- Vừa là kẻ chiến thắng vừa là kẻ mất vợ: vinh quang chiến thắng đi cùng với nôic đau mất vợ
→ đầy bi kịch, là nạn nhân của chiến tranh xâm lược
Hình ảnh ngọc trai – nước giếng là sáng tạo độc đáo của dân gian:
+ Minh chứng cho sự hối hận và tình yêu chân thành của Trọng Thủy
+ Khẳng định mối tình bất tử của Mị Châu – Trọng Thủy
+ Truyền thống nhân văn của nhân dân: bao dung, vị tha
Khái quát giá trị nội dung của truyền thuyết này?
+ HS trả lời
- Nêu những chi tiết thuộc cốt lõi lịch sử, những chi tiết hư cấu trong truyền thuyết?
III. Tổng kết
Giá trị nội dung
Cách lí giải dân gian về nguyên nhân mất nước Âu Lạc
Nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước, cá nhân – dân tộc
Giá trị nghệ thuật
Sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố tưởng tượng, hư cấu
Củng cố, dặn dò
Bài học lịch sử rút ra qua truyền thuyết này là gì?
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự và bài Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự
Người duyệt Người soạn
Lê Văn Sáu Nguyễn Thị Ngân
File đính kèm:
- Truyen An Duong Vuong va Mi ChauTrong Thuy(1).doc