A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS
ã Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học.
ã Nắm được đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu được ý nghĩa của văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn
ã Bước đầu vận dụng kiến thức trên để đọc hiểu văn bản.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Dựa vào phong cách chức năng ngôn ngữ, có thể chia làm mấy kiểu văn bản? Nêu đặc điểm của kiểu văn bản khoa học và kiểu văn bản hành chính.
3- BÀI MỚI.
Trong chương trình ngữ văn THCS, em đã được học một số văn bản Chiếu dời đô Văn bản nào được coi là văn bản văn học?Văn bản văn học có những đặc điểm gì?
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 11- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 23 tháng 9 năm 2006
Ngữ văn. Tiết 11.
Văn bản văn học
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS
Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học.
Nắm được đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu được ý nghĩa của văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn
Bước đầu vận dụng kiến thức trên để đọc hiểu văn bản.
b- Các bước tiến hành.
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
Dựa vào phong cách chức năng ngôn ngữ, có thể chia làm mấy kiểu văn bản? Nêu đặc điểm của kiểu văn bản khoa học và kiểu văn bản hành chính.
3- Bài mới.
Trong chương trình ngữ văn THCS, em đã được học một số văn bản Chiếu dời đô…Văn bản nào được coi là văn bản văn học?Văn bản văn học có những đặc điểm gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc SGK và trả lời câu hỏi)
- Văn bản văn học được hiểu theo cả nghĩa rộng, và nghĩa hẹp. Thế nào là văn bản hiểu theo nghĩa rộng, thế nào là văn bản hiểu theo nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản theo nghĩa rộng và văn bản theo nghĩa hẹp?
- Nhìn một cách khái quát, văn bản văn học có những đặc điểm gì?
- Ngôn từ của văn bản văn học có mấy đặc điểm?
(GV nêu và hướng dẫn HS phân tích đặc điểm về ngôn ngữ trong một số câu ca dao hoặc câu thơ)
- Ngôn ngữ trong câu ca dao trên có gì đặc biệt?
I- Khái niệm văn bản văn học
+ Theo nghĩa rộng văn bản văn học bao gồm tất cả những văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết. Ví dụ:
Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Làng, Bến Quê…
+ Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu. Ví dụ…
Căn cứ vào sự hư cấu và sáng tạo.
II- Đặc điểm của văn bản văn học
4 đặc điểm.
1- Đặc điểm về ngôn từ.
3 đặc điểm
a- Tính hình tượng và thẩm mĩ
Xét ví dụ:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Hai câu ca dao nói việc tát nước đêm trăng.
- Tính nghệ thuật và thẩm mĩ của ngôn từ văn học thể hiện như thế
nào?
- Trong truyện này Dế Mèn tự kể chuyện đời mình, vậy ngôn ngữ đó có phải là ngôn ngữ của Dế Mèn không?
(GV cho HS đọc đoạn thơ trong bài Ta đi tới của Tố Hữu rồi đặt câu hỏi)
- Ngôn từ này có điểm gì khác với ngôn từ trong đời sống?
- Hình tượng văn học có đặc điểm gì?
Nhưng ta không thấy một từ ngữ nào thể hiện điều đó. Bởi ngôn ngữ có sự chọn lọc…
đ Các yếu tố ngôn ngữ…được lựa chọn, trau chuốt, sắp xếp theo một tổ chức đặc biệt, nhiều khi khác thường…
b- Tính hình tượng
Xét ví dụ: Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
Đó là do nhà văn tưởng tượng mình là Dế Mèn mà viết ra.
c- Tính biểu tượng và đa nghĩa
Trong đời sống từ Mẹ là đối tượng xác định cụ thể. Còn Mẹ trong bài Ta đi tới mang ý nghĩa biểu tượng.
Xét ví dụ: Hai câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
2- Đặc điểm về hình tượng
GV chọn một đoạn thơ hoặc văn xuôi miêu tả chân dung nhân vật để đọc lên cho HS nghe, ví dụ đoạn miêu tả chân dung nhân vật Chí Phèo.
- Hình tượng là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên…
- Hình tượng là phương tiện giao tiếp đặc biệt. Là một thông điệp nhà văn biểu hiện tư tưởng, tình cảm…
3-Luyện tập.
a- Bài tập 1: (GV chia đôi bảng một bên là văn bản văn học hiểu theo nghĩa rộng, một bên là văn bản văn học hiểu theo nghĩa hẹp).
b-Bài tập 2:Đoạn trích Truyện Kiều là đoạn thơ tả cảnh từ gần đến xa, phong cảnh hiện ra dần dần. Đó là tính nghệ thuật. Vẻ đẹp của cảnh chiều tà trong trẻo gợi sự quyến luyến. Đó là tính thẩm mĩ.
4- Củng cố nâng cao.
Ngôn từ và hình tượng trong văn bản văn học có những đặc điểm làm nên tính nghệ thuật và thẩm mĩ của văn học. Ngôn từ được tổ chức đặc biệt, có tính biểu tượng, đa nghĩa; hình tượng là sản phẩm của sáng tạo, hư cấu và là phương tiện giao tiếp đặc thù.
5 - Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Van ban van hoc.doc