Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 :Truyện an dương vương và mị châu- Trọng thuỷ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Nắm được một vài nét cơ bản về truyền thuyết . Biết cách tóm tắt tác phẩm.

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu: Vai trò của ADVương trong sự nghiệp giữ nước.

- Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua tác phẩm.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 Các bước lên lớp:

 Kiểm tra bài cũ:

 Giới thiệu bài mới:

 Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần, khiến con người sinh ra lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ thù nảy sinh những mưu sâu, kế độc. Đấy cũng là nguyên nhân trả lời câu hỏi Vì sao An Dương Vương mất nước. để thấy rõ, chúng ta tìm hiểu truyền thuyết " An Dương Vương và Mị Châu- Trọng

 Thuỷ "

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 :Truyện an dương vương và mị châu- Trọng thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/9/200 truyện an dương vương Tiết theo PPCT: 11.12 và mị châu- trọng thuỷ ------------------------------------ A. Mục tiêu bài học: - Nắm được một vài nét cơ bản về truyền thuyết . Biết cách tóm tắt tác phẩm. - Rèn kĩ năng đọc- hiểu: Vai trò của ADVương trong sự nghiệp giữ nước. - Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua tác phẩm. D.tiến trình dạy học Các bước lên lớp: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần, khiến con người sinh ra lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ thù nảy sinh những mưu sâu, kế độc. Đấy cũng là nguyên nhân trả lời câu hỏi Vì sao An Dương Vương mất nước. để thấy rõ, chúng ta tìm hiểu truyền thuyết " An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ " Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt ( HS đọc SGK ) Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? (HS đọcVB+giải nghĩa từ khó) Truyền thuyết được chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn? Hãy tóm tắt tác phẩm trong 10 dòng ? A.D.Vương thực hiện những kế sách gì trong sự nghiệp giữ nước của mình? Quá trình xây thành của A.D.Vương được miêu tả như thế nào? Những chi tiết đó có ý nghĩagì? Thái độ của tác giả dân gian thể hiện như thế nào đối với vai trò của A.D.Vương? Xây thành xong nhà vua đã nói gì với rùa vàng? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này? I.Tìm hiểu chung: 1.Tiểu dẫn: - Vài nét về truyền thuyết: + Truyền thuyết là thể loại phát triển dồi dào, phong phú tạo thành dòng chảy liên tục. Nó phản ánh hai nội dung lớn là dựng nước vàgiữ nước. + Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ có tới 3 bản kể: . Một là " Rùa vàng " trong " Lĩnh Nam chích quái " . Hai là " Thục kỉ An Dương Vương "trong " Thiên Nam ngữ lục " bằng văn vần. . Ba là " Mị Châu- Trọng Thuỷ " -truyền thuyết ở vùng Cổ Loa. => Truyền thuyết" An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ ". 2. Văn bản: a. Bố cục: - Truyền thuyết được chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1 từ đầu đến " Bên kia xin hoà " -> Nội dung: Miêu tả quá trình, công lao của An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước. + Đoạn 2 phần còn lại -> Nội dung: Nêu rõ bi kịch mất nước, nhà tan và thái độ của tác giả DG với từng nhân vật trong truyền thuyết. b. Tóm tắt truyền thuyết: - Tóm tắt tác phẩm : + ADV nối tiếp sự nghiệp vua Hùng, dời dô về Cổ Loa . + Vua xây thành nhưng xây lại đổ, sau nhờ Rùa vàng giúp mới xây xong. + Rùa vàng còn tặng vua một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc. +Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, nhờ nỏ thần, ADV giữ được nước. + Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, ADV vô tình gả con gái . + Tọng Thuỷ đánh cắp bí mật nỏ thần, Triệu Đà cử binh sang đánh Âu Lạc. + ADV thua trận, cùng con gái chạy khỏi Loa Thành. + Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, Nhà vua chém chết con rồi đi xuống biển. + Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Châu, nhảy xuống giếng tự tử. + Máu Mị Châu thành ngọc trai, đem rửa nước giếng thì nó sáng hơn. II. Đọc- hiểu: 1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ: - A.D.Vương đã thực hiện các kế sách: + Dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng ( Cổ Loa ) để phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông -> Quyết định sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của A.D.Vương. + Cho xây 9 vòng thành ốc, đào hố sâu, tìm người chế tạo vũ khí ( nỏ thần)... -> Thể hiện tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm chống giặc của vua tôi Âu lạc. - Quá trình xây thành của A.D.Vương: + Thành đắp tới đâu lại lở tới đó + Lập đàn cầu đảo bách thần, giữ mình trong sạch ( trai giới ) + Nhờ cụ già mách bảo -> Rùa vàng giúp nhà vua xây thành, trong"nửa tháng thì xong" {-> truyền thuyết phản ánh những sự kiện trên bằng các chi tiết kì ảo. Những chi tiết đó nhằm khẳng định việc làm của ADVương " được lòng trời, hợp lòng dân " và tính chất chính nghĩa của công cuộc dựng nước,giữ nước của ADVương. => Dựng nước quả là môt việc gian nan, vất vả. tác giả dân gian một lòng ngưỡng mộ và ca ngợi công lao, vai trò của A.D.vương . Nhà vua đã tìm mọi cách để xây được thành. - Nhà vua cảm tạ rùa vàng. Song vẫn tỏ ra băn khoăn:" Nếu có giặc thì lấy gì mà chống? " -> Băn khoăn ấy thể hiện ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đất nước. Bởi lẽ dựng nước đã khó khăn, giữ nước càng khó khăn hơn. Xưa nay dựng nước phải đi liền với giữ nước. -> Có được nỏ thần, A.D.Vương đã đánh lui đội quân xâm lược của Triệu Đà. => Kết thúc phần một là cảnh quân Triệu Đà thua to, không dám đối chiến, bèn xin hoà. Điều đó nêu cao bài học cảnh giác giữ nước, khẳng định vai trò của A.D.Vương và thái độ ca ngợi của nhân dân đối với hành động có ý nghĩa lịch sử đó. -Củng cố: quá trình xây dựng đất nước của A.D.Vương. -Hướng dẫn: -Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 26/9/200 truyện an dương vương Tiết theo PPCT: 11.12 và mị châu- trọng thuỷ ------------------------------------ A. Mục tiêu bài học: -Thấy được bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu của truyền thuyết . -ý thức lịch sử của ND được phản ánh trong truyền thuyết. - Hiểu được một số nét đặc sắc về nội dung và NT của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua tác phẩm. B.Các bước lên lớp: Các bước lên lớp: sĩ số Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Nhờ có nỏ thần, ADVương đã đánh lui đội quân xâm lược của Triệu Đà. Song thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần, con người sinh ra chủ quan, khinh địch. thất bại làm cho kẻ thù tìm mưu sâu, kế độc. Đay cũng là nguyên nhân dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan.. Bi kich đó được thể hiện như thế nào , thái độ của tác giả dân gian với từng nhân vật ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Em hãy tìm các tình tiết truyện dẫn đến bi kịch mất nước và lí giải nguyên nhân của nó qua các chi tiết ? Em có suy nghĩ gì về câu nói của Rùa vàng và hành động của nhà vua ở cuối tác phẩm? Nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu và bài học rút ra từ bi kịch này là gì? Theo em, tại sao Trọng Thuỷ lại tự vẫn sau khi đã giúp Triệu Đà chiếm được Âu Lạc? Cái chết đó nói lên điều gì về con người Trọng Thuỷ? Theo truyền thuyết ở vùng Cổ Loa, Trọng Thuỷ không tự vẫn mà khi ngó xuống giếng bị oan hồn của Mị Châu kéo xuống và dìm chết. Kết cục nào có lí hơn? Tại sao? Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Những chi tiết đó góp phần thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật như thế nào? Bài tập: Trình bày ý kiến của em về hình ảnh " Ngọc trai- nước giếng "qua 2 ý kiến trái ngược nhau? 2.Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu: a. Bi kịch mất nước: - Các tình tiết dẫn đến bi kịch mất nước: + Triệu Đà lập mưu cầu hòa, rồi cầu hôn con cho con trai -> Hôn nhân Mị Châu- Trọng Thuỷ là một cuộc hôn nhân nhằm mục đích xâm lược. Triệu đà đã sẫn có âm mưu đen tối; còn ADVương thì mất cảnh giác đã nhận lời. + ADVương cho Trọng Thuỷ ở rể Âu Lạc là "nuôi ong tay áo", là sự mất cảnh giác trầm trọng tạo cơ hội cho kẻ thù tự do vào sâu lãnh thổ đất nước. + Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần là vô tình tiếp tay cho âm mưu của 2 cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện sớm. + Triệu Đà cất binh sang xâm lược, ADVương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ và nói rằng :" Đà không sợ nỏ thần sao? " -> tư tưởng chủ quan, khinh địch. {-> Hai cha con ADVương vì chủ quan, mất cảnh giác đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đưa Âu Lạc đến diệt vong. đó là bài học đắt giá về thái độ mất cảnh giác đối với kẻ thù - Tất cả những biểu hiện ấy không thể có ở người cầm đầu đất nước . - Trước mặt hai cha con là biển rộng, sau lưng là kẻ thù đuổi tới. Rùa vàng thét lớn: " Giặc ngồi sau lưng ..." -> chính là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình mà phẩn quốc của Mị Châu -> Lời tuyên án đó lập tức khiến ADVương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch của mình. - Hành động "rút gươm chém Mị Châu " là hành động quyết liệt, dứt khoát của ADVương đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn mằn của nhà vua ( Hành động đó cũng gợi cảm nghĩ về một hoàn cảnh quyết liệt, thảm khốc của chiến tranh, khi trước mặt cha con ADVương là biển rộng, còn sau lưng giặc đuổi sắp đến, người cha không còn cách nào khác đã phải vung gươm giết con mình rồi cùng Rùa vàng đi vào cõi thần linh bất tử ) b. Bi kịch tình yêu: - Nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu: + Mối tình giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ là một mối tình éo le. Bởi mối tình của họ luôn đan cài với sự nghiệp giữ nước Âu Lạc. + Mị châu quá tin yêu chồng mà đắc tội với non sông. + Trọng Thuỷ là một tên gián điệp đội lốt con rể, có sẵn âm mưu chiếm bí mật nỏ thần. Song trước người vợ xinh đẹp, chân thành như Mị Châu, Trọng thuỷ đem lòng yêu mến vợ thật sự . -> Mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong một con người : Tham vọng chiếm được Âu Lạc [ Tham vọng trọn tình với người đẹp -> Trọng Thuỷ không thể thực hiện được cả 2 điều ấy => Thể hiện bi kịch tình yêu. Giúp vua cha thôn tính được Âu Lạc - Trọng Thuỷ [ Tìm đến cái chết bất đắc dĩ -> Bởi lẽ Trọng Thuỷ đã gây ra bao cảnh đau thương - Nước mất, nhà tan- Trọng Thuỷ phải tìm đến cái chết, bởi anh ta không thể giải quyết được mâu thuẫn trong con người của mình. ( Cái chết đó đã gợi chút lòng thương cảm của người đọc đời sau. Bởi TrọngThuỷ cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.) - Để oan hồn của Mị Châu kéo Trọng Thuỷ xuống rồi dìm chết -> Thể hiện lòng căm thù, uất ức của nhân dân với kẻ thù xâm lược. -> Kết cục này không hợp lí, bởi: Cái giếng không liên quan đến Mị Châu [ Vì bị dày vò ân hận -> Tự tìm đến cái chết {-> Kết cục như truyền thuyết ADVương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là hợp lí hơn. 3. Những yếu tố kì ảo và ý nghĩa của tác phẩm: - Những yếu tố kì ảo và ý nghĩa: + Rùa vàng giúp ADVương xây thành ốc -> Đề cao tính chất đúng đắn của việc xây thành, đắp luỹ -> Hành động đó của vua được cả thần và người đồng tình ủng hộ + Nỏ thần làm bằng móng rùa, bắn một phất chết hàng vạn tên giặc -> Thần thánh hoá sức mạnh của vũ khí trong tay người Âu Lạc và khẳng địng tinh thần cảnh giác, chuẩn bị chống giặc ngoài của ADVương. + Máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc -> Minh chứng cho lòng trong trắng mà bị lừa dối của nàng -> Phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của nàng và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của ND đối vơí nàng - Đó là oan tình của Mị Châu được hoá giải. + ADVương cầm "sừng tê bảy tấc" theo Rùa vàng đi xuống biển -> ND thương tiếc vị vua anh hùng của mình nên không muốn ông chết. Bởi vậy chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng trở về đã thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của họ. * Bài học sâu sắc rút ra từ cảnh nước mất nhà tan: - Đề cao tinh thần cảng giác, không chủ quan khinh thường trước bất cứ hoàn cảnh nào. Đặc biệt ohải phân biệt rõ bạn- thù và không đựơc ỷ lại vào vũ khí. - Phải đặt quyền lợi DT đát nước trên quyền lợi cá nhân, gia đình mình. Kể cả tình yêu của mỗi người cũng vậy. - thấy được thái độ đúng mực của tác giả dân gian đối với từng nhân vật trong truyền thuyết - Nghệ thuật của truyền thuyết khi lựa chọn các chi tiết thần kì. - ý kiến thứ nhất: Mối tình 2 người không ohải là tình yêu chung thuỷ, bởi: + Mị Châu đã kịp nhận ra mình bị lừa- kẻ lừa lại chính là người nàng thương yêu nhất- Hơn nữa cái giá mà nàng phải trả cho sự nhẹ dạ là chính sinh mạng của mình, của người cha thân yêu và số phận của cả DT -> Không thể chung tình với một kẻ lừa dối như vậy. + Trước khi chết, MChâu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, nàng không xin tha chết, chỉ xin" biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù" -> Không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ, nó chỉ là hình ảnh của nỗi oan tình được hoá giải. - ý kiến thứ 2: Hình ảnh ngọc trai- nước giếng là hình ảnh khép lại câu truyện -. Không phải là biểu hiện của tình yêu chung thuỷ, mà là sự thể hiện tập trung nhất nhận thức về lịch sử. Đồng thời, là sự cảm thông của ND đối với nhân vật trong truyện. Củng cố: Hướng dẫn học bài: - Đọc và tóm tắt t/p - Nắm được nội dung bài học - Chuẩn bị " Tấm Cám" Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc11.12Truyen An duong vuong.doc
Giáo án liên quan