Giáo án Ngữ văn 10 tiết 111- Luyện tập về từ hán việt

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Hiểu được nghĩa và cách dùng một số từ Hán Việt trong bài tập. Qua đó trau dồi ý thức thường xuyên rèn luyện về khả năng hiểu nghĩa và cách dùng những từ Hán Việt khác.

 * Vân dụng một cách hợp lí trong việc đọc- hiểu và làm văn, viết văn.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - Giáo án, SGK, bảng phụ ( máy chiếu)

 - Hệ thống một số từ HánViệt

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng củng cố lí thuyết và hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt qua các bài tập.

D- TIẾN TRÌNH

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Nêu những giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 111- Luyện tập về từ hán việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15 tháng 4 năm 2007. Ngữ văn. Tiết 111. Luyện tập về từ hán việt a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Hiểu được nghĩa và cách dùng một số từ Hán Việt trong bài tập. Qua đó trau dồi ý thức thường xuyên rèn luyện về khả năng hiểu nghĩa và cách dùng những từ Hán Việt khác. * Vân dụng một cách hợp lí trong việc đọc- hiểu và làm văn, viết văn. b- Phương tiện thực hiện - Giáo án, SGK, bảng phụ ( máy chiếu) - Hệ thống một số từ HánViệt c- Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo hướng củng cố lí thuyết và hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt qua các bài tập. d- Tiến trình i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Nêu những giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều iii- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Xác định nghĩa của từ tái và từ sinh trong ví dụ Phân biệt nghĩa của cá từ trùng sinh, hồi sinh, tái sinh. Sắp xếp chúng theo nhóm nghĩa. - Phát hiên chỗ sai và chữa lại cho đúng. - Cho biết ý kiến của em về hai chữ tái bản trong các câu. 1- Bài tập 1. a) + Tái: lần thứ hai, lại, trở lại lần nữa Sinh: đẻ ra, sống + Tái sinh: sống lại ở kiếp sau b) Các từ có nghĩa như tái sinh: tái bản, tái giá, tái cử, tái diễn, tái hợp.... c) Tái hồi: trở lại nơi cũ, người cũ Tái hồi Kim Trọng: Sau mười lăm năm, Thúy Kiều trở về với người yêu cũ- Kim Trọng. 2- Bài tập 2 a) Phân tích nghĩa từ trùng sinh, hồi sinh với tái sinh. Đặt câu với mỗi từ. Trùng sinh: sống ở kiếp này một lần nữa Hồi sinh: Sống, làm cho sống lại Tái sinh: sống lại ở kiếp sau Đặt câu: Cây cối như được hồi sinh sau trận bão Người ta vẫn quan niệm là có chuyện hồi sinh b) Nêu các nét nghĩa của từ sinh. + Trùng sinh: sinh nhật, sinh quán, sinh thành, giáng sinh, sản sinh, song sinh. + Sinh(sống): sinh học, sinh ngữ, sinh tố, sinh lí... 3- Bài tập 3 + Chỗ sai là chữ tái giá. Chữ này chỉ dùng cho người phụ nữ đi lấy chồng khác. Còn bố của Tấm là đàn ông không thể dùng chữ này được. + Chữa lại: Mẹ Tấm chết, người cha lấy người đàn bà khác sinh ra Cám. 4- Bài tập 4. a) Quyển sách này được tái bản lần đầu có nghĩa là in lại lần thứ hai. b) Tương tự như vậy tái bản có thể được in lại lần thứ hai, ba, ... Khi nói tái bản lần thứ ba là cuốn sách được in lại lần thứ tư. IIi- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docLuyen tap ve tu Han Viet.doc