Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 114: Nỗi thương mình

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: giúp học sinh:

 - Hiểu và cảm nhận được tâm trạng đau đớn tủi nhục, cô đơn của Thuý Kiều ở chốn lầu xanh, và ý thức về nhân phẩm của nàng.

 - Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

2. Kĩ năng: giúp học sinh:

 - Củng cố kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích câu thơ hay.

3. Thái độ:

 -Hiểu, cảm thông, sẻ chia với nỗi đau, tâm trạng cô đơn xót xa, tủi nhục của Thúy Kiều khi phải sống cảnh ô nhục chốn lầu xanh.

 -Trân trọng ý thức về nhân phẩm của Kiều.

B. Chuẩn bị:

1. Phương tiện:

 - Thầy: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tư liệu.

 - Trò: sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên tiết trước.

2. Thiết bị: không có

C. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định tổ chức:

 - Ổn định trật tự lớp.

 - Kiểm tra sĩ số:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 114: Nỗi thương mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/3/2011 Tiết 114: NỖI THƯƠNG MÌNH ( Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du ) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: giúp học sinh: - Hiểu và cảm nhận được tâm trạng đau đớn tủi nhục, cô đơn của Thuý Kiều ở chốn lầu xanh, và ý thức về nhân phẩm của nàng. - Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật. 2. Kĩ năng: giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình. - Rèn luyện kĩ năng phân tích câu thơ hay. 3. Thái độ: -Hiểu, cảm thông, sẻ chia với nỗi đau, tâm trạng cô đơn xót xa, tủi nhục của Thúy Kiều khi phải sống cảnh ô nhục chốn lầu xanh. -Trân trọng ý thức về nhân phẩm của Kiều. B. Chuẩn bị: 1. Phương tiện: - Thầy: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tư liệu. - Trò: sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên tiết trước. 2. Thiết bị: không có C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: - Ổn định trật tự lớp. - Kiểm tra sĩ số: Lớp Sĩ số Ngày giảng Ghi chú( tên Hs vắng) 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Trao duyên”. * Yêu cầu: - Đọc thuộc lòng, trôi chảy. - Phát âm đúng, đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng. 3. Bài mới: * Vào bài: Sau khi biết mình bị lừa và bị buộc phải tiếp khách ở lầu xanh, Kiều cảm thấy vô cùng đau đớn, tủi nhục bởi nàng là người có ý thức sâu sắc hơn ai hết về nhân phẩm của minh. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tim hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” để thấy và hiểu tâm trạng của Kiều. Nội dung: Hoạt động của thầy và trò Nội dung, kiến thức cơ bản GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn(SGK- 141). Cho cô biết vị trí đoạn trích “Nỗi thương mình” và nội dung bao trùm cả đoạn trích? GV yêu cầu đọc diễn cảm đoạn trích, giọng xót xa, đau đớn. GV gọi HS chia bố cục: GV giải thích đoạn trích này có thể chia làm 2 hoặc 3 phần đều được tùy theo lập luận của HS. GV Cảnh sống ở lầu xanh của Kiều được thể hiện qua những câu thơ nào? HS: GV: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cảnh sống ở lầu xanh? HS: GV: Đó là những hình ảnh tả thực hay ước lệ? Và ý nghĩa của việc sử dụng bút pháp ước lệ đối với việc thể hiện cảnh ngộ éo le của nhân vật? GV: Sự ước lệ này còn thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của nhà thơ dành cho nhân vật cả mình – ông không nỡ gọi tên cụ thể cuộc sống đọa đày thân xác và nhân phẩm con người mà nàng Kiều đang phải chịu đựng? Gv yêu cầu 1Hs đọc lại 6 câu thơ tiếp theo thể hiện tâm trạng Kiều? GV: Khi nào người ta bị “giật mình”? Hai chữ “giật mình”nói lên cảm xúc gì của nhân vật? GV : Sau cái giật mình ấy là cảm giác tê tái thương mình, và sự xót xa ngân mãi theo lời thơ “giật mình, mình lại thương mình xót xa”, nhịp thơ 2/1/3/2 với sự lặp lại 3 lần của chữ “mình” nhịp thơ như đứt đoạn, như xoáy sâu vào tâm can nhân vật. Dường như chỉ có mình Kiều đau đớn, xót thương cho thân phận nàng mà thôi. Nếu không có cái giật mình thảng thôt giữa đêm tàn canh ấy thì Kiều có lẽ cũng chỉ là những cô gái thanh lâu cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh và bị tha hóa mà thôi. GV: Viết về sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại của Kiều, qua đó Nguyễn Du muốn thể hiện điều gì? GV: Sống giữa cảnh trăng gió lả lơi, trăng gió, Kiều không hòa mình vào dòng chảy đục ngầu ấy, vậy thì tâm trạng của Kiều như thế nào. GV: Những cảnh đẹp nào được miêu tả trong lầu xanh? GV:Vậy thái độ của Thúy Kiều trước những cảnh đẹp xung quanh như thế nào? GV: Qua việc phân tích đoạn trích, hãy cho cô biết những biện pháp nghệ thuật được Nguyễn Du sử dụng? I.Tìm hiểu chung Vị trí đoạn trích: từ câu 1229 -> 1248 ( thuộc phần 2 “Gia biến và lưu lạc”) Nộ dung: miêu tả cảnh sống ô nhục của Kiều ở chon lầu xanh. II.Đọc – hiểu văn bản Đọc – hiểu khái quát: Đọc: Chia bố cục: 2 phần: + Phần 1: 10 câu thơ đầu, cảnh sống ở lầu xanh và tâm trạng của Thúy Kiều. + Phần 2: còn lại, thái độ thờ ơ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui chốn lầu xanh thể hiện ý thức nhân phẩm của nàng. Đọc hiểu chi tiết: a, Cảnh sống xô bồ chốn lầu xanh và tâm trạng của Kiều: * Cảnh sống chốn lầu xanh: - Hiện lên qua 4 câu thơ đầu: cuộc sống nhơ nhớp, xô bồ. - Những từ ngữ, hình ảnh được sử dụng: bướm lả / ong lơi, cuộc say, trận cười… - Điển tích, điển cố: lá gió cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh… Hình ảnh ước lệ. Giúp người đọc dễ hình dung và hình dung ra cụ thể hơn không khí tấp nập, lả lơi, trăng gió trong nhà chứa, đồng thời vẫn giữ được vẻ đẹp thanh tao cho lời thơ, và phần nào bảo toàn được vẻ đẹp của Kiều. * Tâm trạng của Kiều: - Kiều “ giật mình”, xót xa + giật mình là phản ứng của con người trước những tác động đột ngột của môi trường xung quanh, nếu quen rồi thì sẽ không còn phản ứng giật mình nữa. + Kiều giật mình vào thời điểm “khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” => thời điểm nhạy cảm, khi con người ta phải đối diện với chính mình, người ta se dễ xúc động nhất, dễ tủi thân… + Giật mình: sự tự ý thức về bản thân, vừa thương thân xót phận. Cái giật mình nhiều ý nghĩa của Kiều. - Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ: + Quá khứ: phong gấm rủ là => quá khứ tươi đẹp, phú quý, giàu sang + Hiện tại: tan tác, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường… =>Kiều tiếc thương cho thân phận mình bị vùi dập, nàng đau đớn vì sự thay đổi thân phận vị trí của mình… B, Thái độ thờ ơ của Kiều: - Cảnh đẹp chốn lầu xanh: Có gió, tuyết, trăng, hoa =>cảnh thiên nhiên bốn mùa Thái độ của Kiều: + Kiều thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh bởi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” + có thú vui “cầm – kì – thi – họa” =>là vui gượng, bởi nàng không tìm được tri âm. thái độ thờ ơ của Kiều trước mọi cảnh vật xung quanh thể hiện ý thức sâu sắc về nhân phẩm của nàng. c. Đặc sắc nghệ thuật - Ước lệ, sử dụng nhiều điển cố, điển tích. - Phép đối xứng: + tiểu đối: đối giữa các cụm từ trong câu.. + đối giữa các câu trong cặp câu. Phép điệp Ngữ điệu. Tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả. I.Tổng kết Nội dung: Tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục của Thúy Kiều khi phải tiếp khách ở chốn bùn nhơ. Ý thức sâu sắc về nhân phẩm của Kiều. Nghệ thuật: Khai thác triệt để các hình thức đối. Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, điệp từ, điệp ngữ. 4. Củng cố, hệ thống kiến thức: - Trong cảnh thanh lâu ô trọc, Kiều đau đớn, xót xa cho thân phận mình, nàng đau đớn trước sự thay bậc đổi ngôi, sự thay đổi thân phận, giá trị của mình. Đồng thời, đoạn thơ thể hiện ý thức về nhân phẩm của Kiều. - Tài năng của Nguyễn Du: sử dụng ngôn ngữ tài tình, sử dụng phép điệp, phép đối,….có hiệu quả cao. Đặc biệt, khả năng thấu hiểu những biến đổi sâu kín trong tâm hồn con người trong cảnh ngộ khó nói. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: * Bài cũ: - Học thuộc lòng đoạn trích “Nỗi thương mình”. - Nội dung cơ bản của đoạn thơ. - Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. * Bài mới: - Soạn bài “Chí khí anh hùng”. - Định hướng: + Đọc diễn cảm đoạn trích. + Vị trí đoạn trích + Chia bố cục + Vẻ đẹp chí khí của người anh hung Từ Hải. + Đặc sắc về nghệ thuật Phê duyệt của GVHD Thanh Thủy,ngày 20 tháng 3 năm 2011 SVTT Phó Thị Hường

File đính kèm:

  • doctruyen kieu.doc