A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS
* Cảm nhận được thân phận đau đớn tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàng.
* Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Giáo án, SGK, SGV, một số tài liệu về đoạn trích.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, trên cơ sở đó khái quát làm nổi bật giá trị của đoạn trích.
D- TIẾN TRÌNH
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II- KIỂM TRA BÀI CŨ.
Phân tích diễn biến tâm lí của nàng Kiều sau khi trao duyên.
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 114- Nỗi thương mình ( trích truyện kiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan 19 tháng 4 năm 2007
Ngữ văn. Tiết 114.
Nỗi thương mình
( Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du.
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS
* Cảm nhận được thân phận đau đớn tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàng.
* Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
b- Phương tiện thực hiện
Giáo án, SGK, SGV, một số tài liệu về đoạn trích.
c- Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, trên cơ sở đó khái quát làm nổi bật giá trị của đoạn trích.
d- Tiến trình
i- ổn định tổ chức
ii- Kiểm tra bài cũ.
Phân tích diễn biến tâm lí của nàng Kiều sau khi trao duyên.
iii- Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
(HS đọc phần tiểu dẫn)
- Xác định vị trí và bố cục đoạn trích.
- Hãy tìm những chi tiết mà Nguyễn Du đã sử dụng để miêu tả cuộc sống của Kiều ở chốn lầu xanh.
- Để miêu tả cuộc sống ở lầu xanh, Nguyễn Du đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- Qua những chi tiết cùng nghệ thuật nói trên em có thể hình dung cuộc sống ở chốn lầu xanh như thế nào?
- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm trạng của Kiều ở chốn lầu xanh?
- Qua những biện pháp đó hãy nêu những biểu hiện trong tâm trạng của Kiều?
( GV chia nhóm cho HS thảo luận nhóm 1 câu hỏi 1, nhóm 2 câu hỏi 2)
- Trong đoạn trích, Nguyễn Du dành một đoạn miêu tả cảnh. Hãy phân tích ý nghĩa của đoạn thơ tả cảnh đó.
- Qua đoạn trích, hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều?
- Từ những điều đã tìm hiểu trên, hãy rút ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
I- Tìm hiểu chung
1- Vị trí:
- Kiều bị bắt sau khi trốn cùng Sở Khanh...
- Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248. miêu tả tâm trạng Kiều trong cảnh sống ô nhục ở chốn lầu xanh.
2- Bố cục.
Có thể chia đoạn trích thành hai phần:
+ Phần 1 (Bốn câu đầu): Cuộc sống ở chốn lầu xanh.
+ Phần 2 (còn lại): Diễn biến tâm trạng của Kiều.
II- Đọc- Hiểu.
1- Bốn câu đầu.
Cuộc sống của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
Bướm lả ong lơi
Cuộc say, trận cười suốt đêm
Lá gió cành chim
Đưa Tống Ngọc, Trường Khanh.
+ Sử dụng hình ảnh ước lệ: bướm, ong, lá gió cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh. Đây là những hình ảnh ước lệ chỉ khách làng chơi.
+ Điển tích: Tống Ngọc, Trường khanh...chỉ cuộc sống bẽ bàng của Kiều.
+ Nghệ thuật đối:
Bướm lả/ ong lơi
Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm
Sớm đưa/ tối tìm.
Đó là một cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ suồng sã...
2- Đoạn còn lại.
Diễn biến tâm trạng của Kiều ở chốn lầu xanh.
(Khi – lúc)
+ Miêu tả tâm trạng theo diễn biến thời gian.
Một thời gian quá ít ỏi- sau những cuộc vui tiếp khách làng chơi- lúc Kiều sống với chính mình- tự bộc lộ nỗi thương mình.
+ Dùng nghệ thuật đối:
Khi sao >< Giờ sao
. Nghĩa là đối lập giữa quá khứ với hiện tại
Quá khứ tươi đẹp được khái quát trong một câu qua hình ảnh phong gấm rủ là. Hiện tại là: tan tác như hoa giữa đường, mặt dày gió dạn sương, thân bướm chán ong chường.
Một hiện tại đau thương chua xót, của cuộc sống nhớp nhơ.
Những phép so sánh như hoa giữa đường đủ khái quát lên thân phận tủi nhục của Kiều.
. Đối lập giữa người và ta.
Người thì mưa Sở mây Tần. Còn mình thì nào biết có xuân là gì.
+ Đặc biệt là nghệ thuật điệp từ. Điệp từ sao cùng những câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào tâm can nàng Kiều làm nổi lên nỗi đau.
Tâm trạng của Kiều là tâm trạng hốt hoảng khi nhận ra thực cảnh của mình Sau bao phen say tỉnh mới ý thức về mình, mới xót xa, ê chề, nhục nhã. Kiều tự bộc lộ nỗi đau xót cho chính mình.
Đây là đoạn thơ tả cảnh ở chốn lầu xanh. Cảnh đẹp: có gió, có hoa, có tuyết, có trăng. Cảnh tượng trưng cho bốn mùa, nhưng mang nặng tính ước lệ
( Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu)
Thiên nhiên đẹp, cảnh sinh hoạt của con người cũng nhộn nhịp không kém: Cũng cầm, kì, thi, họa
(Đòi phen nét vẽ câu thơ)
Tuy vậy lòng người hoàn toàn trái ngược.
. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
. Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
Tất cả điều đó chỉ một mình Kiều biết. Bề ngoài nàng vẫn phải cố tạo niềm vui để mua vui cho khách làng chơi...
Qua tâm trạng của Kiều, có thể nhận thấy Kiều là một người có nhân cách lớn. Vì cảnh ngộ, nàng phải bán mình, lại bị lừa vào lầu xanh. Trong hoàn cảnh đó, nàng không buông xuôi, mà vẫn ý thức được thân phận. Đó là điều đáng quý của nàng.
III- Củng cố.
+ Nghệ thuật:
Dùng nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật kết hợp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, cùng những biện pháp nghệ thuật như đối, điệp từ, ...
+ Nội dung:
Đoạn trích đã miêu tả thành công tâm trạng của Kiều trong cuộc sống ở chốn lầu xanh. Qua đó người đọc có thể nhận thấy sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cảnh ngộ đáng thương của Kiều.
Đoạn trích phần nào cho ta thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc sử dụng nghệ thuật để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.
III- Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Noi thuong minh.doc