Giáo án Tiết 59 Đọc hiểu- Tì bà hành

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Cảm nhận được nỗi lòng nhà thơ trước những bất công xã hội gửi gắm qua tiếng đàn và số phận của người ca nữ trên bến Tầm Dương. Thấy được tài nghệ miêu tả hình tợng âm nhạc và sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong tác phẩm.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học TQ, tư duy lôgíc, khoa học.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình cảm và tài năng của nhà thơ.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không.

III. Bài mới.

1.Giới thiệu bài mới ( 1 ) Nguyễn Du đã mượn tiếng đàn ở thành Thăng Long để bày tỏ nỗi cảm thương trước cuộc đời và số phận bất hạnh của người kĩ nữ. Ta cũng bắt gặp nỗi lòng ấy của Bạch Cư Dị khi ông giữ chức quan nhỏ ở đất Giang Châu qua “Tì bà hành”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 59 Đọc hiểu- Tì bà hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 16/12 Giảng ngày 17/12 Tiết: 59 Môn : Đọc hiểu Tì bà hành Bạch Cư Dị Tiết 1 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Cảm nhận được nỗi lòng nhà thơ trước những bất công xã hội gửi gắm qua tiếng đàn và số phận của người ca nữ trên bến Tầm Dương. Thấy được tài nghệ miêu tả hình tợng âm nhạc và sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong tác phẩm. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học TQ, tư duy lôgíc, khoa học. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình cảm và tài năng của nhà thơ. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. 1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Nguyễn Du đã mượn tiếng đàn ở thành Thăng Long để bày tỏ nỗi cảm thương trước cuộc đời và số phận bất hạnh của người kĩ nữ. Ta cũng bắt gặp nỗi lòng ấy của Bạch Cư Dị khi ông giữ chức quan nhỏ ở đất Giang Châu qua “Tì bà hành”. 2. Nội dung: I. Tìm hiểu chung 15’ 1. Tác giả 5’ HĐ của gv HĐ của hs KT cần đạt ?Cho biết nội dung của phần tiểu dẫn? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi + Bạch Cư Dị (772 - 846) tự là Lạc Thiên người tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc. + Thuở nhỏ nếm mùi loạn li. Từ đó đã nảy sinh tư tưởng tiến bộ. *Năm 802 (30 tuổi) đỗ Tiến sĩ. Năm 808 được bổ chức Tả thập di có nhiệm vụ can gián nhà vua. Đây là thời kì ông thu được nhiều thành tựu về thơ. Nhiều bài đã làm cho bọn quý tộc “chau mày”, “nghiến răng” và làm cho nhà vua “thất sắc”. Năm 815 do thẳng thắn can ngăn nhà vua, ông bị giáng chức về làm Tư mã ở Giang Châu. Đây là sự kiện làm thất vọng của một con người vì ông muốn đem tài năng của mình đóng góp cho đời. Chức Tư mã, một chức quan thấp nhất thuộc ngành quân sự, lại ở nơi hẻo lánh, Bạch Cư Dị nhàn rỗi tới mức “Trừ việc chải đầu rửa mặt và ăn ngủ ra chẳng có việc gì khác. + Ông để lại cho đời trên ba ngàn bài thơ. Ông tự chia thơ mình ra 4 loại trong đó có giá trị nhất là thơ phúng dụ và thơ cảm thương. Thơ phúng dụ thường nặng về phê phán xã hội và tính chất phi lí của triều đình. Thơ cảm thương thường thiên về bộc lộ cảm xúc trước cảnh đời thương tâm. “Tì bà hành” là bài thơ nằm trong phần cảm thương. 2. Bài thơ a. Bố cục 7’ ?Xác định bố cục của bài thơ? Mỗi phần nội dung nói gì? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Bài thơ chia làm 3 đoạn + Đoạn 1 từ đầu đến: “áo xiêm khép nép hầu mong giải lời” cảm nhận của nhà thơ qua tiếng đàn của người kĩ nữ. + Đoạn 2 tiếp đó đến: “Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời”. Người kĩ nữ kể về cuộc đời số phận của đời số phận của mình. + Đoạn 3 còn lại, nỗi lòng tri âm của nhà thơ bất hạnh, đa tài, đa cảm. b. Chủ đề 3’ ?Xác định chủ đề của bài thơ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Nỗi cảm thương của nhà thơ trước những bất công của xã hội gửi qua tiếng đàn và số phận người kĩ nữ trên bến Tầm Dương. II.Đọc – hiểu 25’ 1. Sự xuất hiện của ca nữ. 15’ ?Sự xuất hiện của người ca nữ - Tiếng đàn của người ca nữ? Cuộc đời và tâm sự của người ca nữ - cảnh ngộ hiện tại và tâm trạng nhà thơ - tiếng đàn lần cuối và tác động của nó. Giữa cốt truyện và câu truyện nhà thơ kể lại (trong lời tựa); có chỗ nào không giống nhau? Các tổ thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. - Sự khác nhau: + Nhà thơ đã biết trước cuộc đời nàng trước khi yêu cầu nàng gẩy đàn, + Lời tựa không có lời tâm sự giữa nhà thơ và kĩ nữ. + Trong lời kể của người kĩ nữ cụ thể hơn về cuộc đời bất hạnh và đau khổ của mình (những ngày tháng vui cười, mải với trăng hoa mà quên mất tuổi xuân. Lấy người khách thương mải buôn bán chẳng chú ý gì tới nàng). + Lời tựa không có chuyện nhà thơ yêu cầu gảy thêm khúc nữa. + Tâm trạng của nhà thơ tự liên tưởng tới cuộc đời mình, tự làm bài trường ca để tặng. ?Hãy giải thích sự khác nhau đó? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi =>Thơ nghiêng nhiều về tâm trạng, thể hiện cảm xúc còn tựa là lời kể của chính tác giả phải thể hiện cốt truyện. Đấy là nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến sự khác nhau. 3. Quá trình miêu tả tiếng đàn. 10’ ?Nêu những thành công của tác giả khi tả tiếng đàn? Sự hợp lí khi phân bổ miêu tả tiếng đàn được thể hiện như thế nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Tiếng đàn được miêu tả 3 lần. Sự phân bố của mỗi lần rất hợp. + Lần một chỉ là nghe thoáng qua Đàn ai nghe vẳng bên sông Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi Tiếng đàn nghe thoảng qua mà khiến khách và chủ không nỡ chia tay. + Lần gảy thứ hai: Đây là lần gảy biểu hiện tâm trạng của người nghe. Gảy đàn hay đã đành, người nghe cảm nhận được mới là điều muốn nói. Vì vậy phần này miêu tả nhiều hơn. + Lần thứ ba: tiếng đàn chỉ được miêu tả bằng một câu: “Nghe não nuột khác tay đàn trước”. Vì chủ yếu biểu hiện suy nghĩ và trạng thái cảm xúc của nhà thơ bất hạnh, đa tài, và rất giàu niềm nỗi chia sẻ với người cùng cảnh. 3. Củng cố, luyện tập: 1’GV Khái quát kiên thức cơ bản: C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Học thuộc lòng những câu thơ em thấy hay. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Tìm hiểu phần còn lại của tác phẩm :?Phương pháp miêu tả tiếng đàn của người kĩ nữ được thể hiện như thế nào? ?Hãy tìm những âm thanh thể hiện bộ gõ của tiếng đàn. Nghe tiếng đàn em thấy hay nhất ở chỗ nào?Phương pháp miêu tả tiếng đàn còn được thể hiện như thế nào? Vị trí của những câu thơ tả cảnh thiên nhiên trong khi tả tiếng đàn được thể hiện nh thế nào?Nghe tiếng đàn của ngời kĩ nữ, nhà thơ đã trở thành kẻ tri âm, vì sao? Qua lời tự thuật của nhà thơ và kĩ nữ, em thấy cảnh ngộ của hai người có gì giống nhau? Nêu tác dụng của những lời tự thuật đó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng bài thơ?

File đính kèm:

  • doctiet 59.doc