A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Nắm được quan niệm của người Án Độ cổ đại về người anh hùng, đức vua mẫu mực,
người phụ nữ lí tưởng
- Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật qua sử thi “Ra-ma-ya-na”.
- Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế dạy học.
- Đèn chiếu hoặc bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, đàm
thoại, phát vấn
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ:
Em hãy phân tích chi tiết tiêu biểu nhất thể hiện phẩm chất khôn ngoan của Pê-nê-lốp?
Dự kiến trả lời: HS cần phân tích được chi tiết thử thách bí mật về chiếc giường để thấy
được phẩm chất khôn ngoan của nhân vật.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Các em đã bắt gặp hình ảnh Đăm Săn người anh hùng của Tây Nguyên-Việt
Nam, người anh hùng Uy-lít-xơ trong sử thi Hy Lạp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về người anh
Hùng Ra-Ma trong sử thi Ấn Độ để từ đó các em có một cái nhìn khái quát về hình ảnh nhân
vật anh hùng lí tưởng: phẩm chất chung nhất của họ là đại diện cho sức mạnh của cộng đồng,
sẵn sàng hi sinh vì cộng đồng.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5219 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 17-18: RA-MA BUỘC TỘI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:17-18
Ngày soạn: 24/ 9/ 08
Đọc văn:
RA-MA BUỘC TỘI
(Trích: Ra-ma-ya-na - Sử thi Ấn Độ)
A. MỤC TIÊu cẦN ĐẠT: hs
- Nắm được quan niệm của người Án Độ cổ đại về người anh hùng, đức vua mẫu mực,
người phụ nữ lí tưởng
- Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật qua sử thi “Ra-ma-ya-na”.
- Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế dạy học.
- Đèn chiếu hoặc bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, đàm
thoại, phát vấn …
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ:
Em hãy phân tích chi tiết tiêu biểu nhất thể hiện phẩm chất khôn ngoan của Pê-nê-lốp?
Dự kiến trả lời: HS cần phân tích được chi tiết thử thách bí mật về chiếc giường để thấy
được phẩm chất khôn ngoan của nhân vật.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Các em đã bắt gặp hình ảnh Đăm Săn người anh hùng của Tây Nguyên-Việt
Nam, người anh hùng Uy-lít-xơ trong sử thi Hy Lạp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về người anh
Hùng Ra-Ma trong sử thi Ấn Độ để từ đó các em có một cái nhìn khái quát về hình ảnh nhân
vật anh hùng lí tưởng: phẩm chất chung nhất của họ là đại diện cho sức mạnh của cộng đồng,
sẵn sàng hi sinh vì cộng đồng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tiết 17
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn của SGK.
TT1: Em hãy nêu vài nét cơ bản về sử thi Ra-ma-ya-na?
Gợi ý: Tầm cỡ, nguồn gốc, ai sưu tầm ghi chép, độ dài?
Có ý kiến: Những gì không có trong Ra-ma-ya-na thì cũng không có đâu trên đất nước Ấn Độ.
TT2: HD HS tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.
(học sinh thảo luận)
TT3: Em hãy nêu vị trí của đoạn trích?
Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu ý của từng phần?
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn trích.
TT1: Ra-Ma và Xi-Ta gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
+ Gặp ở đâu, trước những ai?
+ Rama đứng trên tư cách nào?
à Hoàn cảnh ấy tác động đến tâm trạng, lời nói.
Tiết 18
TT2: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Ra-Ma
- Trước khi buộc tội, Rama tuyên bố gì? Nhận xét giọng nói, thái độ?
- Rama nói với ai? ẩn giấu tâm trạng gì?
Hỡi phu nhân…( ngày thường anh - em)
- Trong Rama có những sự giằng xé nào?
Bổn phận >< tình yêu
Danh dự >< tình yêu
Lòng vị kỉ >< tình yêu
- Rama buộc tội gì? Đọc những câu văn đó? Nhận xét lời buộc tội?
( So sánh Hồ Pam-pa)
- Rama có còn yêu vợ không? Vì sao chàng ruồng bỏ vợ?
Vì danh dự? vì ghen? HS thảo luận nhanh.
à Cả hai.
- Sau khi buộc tội, thái độ Rama ntn?
TT3: Có người cho rằng: trong Rama có 2 con người( cao cả- thấp hèn; tốt- xấu). Ý kiến của em? HS thảo luận.
- Vì sao nd Ấn Độ xây dựng nhân vật như thế?
à gần gũi với con người.
TT4: Phân tích diễn biến tâm trạng của Xita.
- Khi nghe lời buộc tội, tâm trạng Xita ntn? Tìm chi tiết cụ thể?
- Tiếp đó, nàng có phản ứng gì không? Em hiểu điều gì trong lời phân giải: Chàng xem…quyền lực của hắn ?
- Sau lời phân giải để thuyết phục Rama là thái độ gì? Vì sao có thái độ đó?
- Cuối cùng, trước thái độ lạnh lùng của Rama, Xita có hành động gì? Hành động đó nói lên phẩm chất gì ở nàng?
- Vai trò của thần lửa trong văn hóa Ấn? à Tin vào điều huyền bí thiêng liêng.
- Đoạn văn đậm chất bi hùng. Ý kiến của em?
TT5: Qua đoạn trích, em thấy Xita là người phụ nữ ntn?
HĐ3: Tổng kết
TT1: Hướng dẫn HS đánh giá thành công về nội dung và nghệ thuật.
à Xây dựng thành công mẫu người lí tưởng: người anh hùng và người phụ nữ.
à Tâm lí phát triển trong những tình huống éo le, nội tâm nhân vật phức tạp hơn nhiều so với sử thi Hy Lạp. Nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính, đan xen giữa hiện thực và thần kì.
TT2: HS đọc Ghi nhớ/ SGK/
I. Giới Thiệu:
1. Sử thi Ra-Ma-Ya-Na:
- Tác phẩm gồm 24.000 câu thơ đôi, chia làm 7 khúc ca.
- Là một trong 2 sử thi lớn nhất của Ấn Độ kể về hoàng tử Ra-ma được đạo sĩ Van-mi-ki sưu tầm trong dân gian và ghi lại bằng thơ.
- Được xem là bộ bách khoa toàn thư của XH Ấn Độ cổ đại, một tuyệt phẩm thi ca, một cuốn “triết lí trường cửu” của đất nước Ấn Độ huyền bí.
- Được xem như là một cuốn kinh thánh - kiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ. Người Ấn Độ tin rằng: chừng nào sông nước chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-Ma-Ya-Na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ ra khỏi tội lỗi.
- Có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống VH Ấn Độ và các nước trong khu vực.
2. Tóm tắt tác phẩm:
SGK
3. Đoạn trích:
a. Vị trí:
- Trích chương 79 trong sử thi Ra-Ma-Ya-Na: Sau khi đánh thắng quỷ vương Ra-va-na ( 78) giải thoát cho Xi-ta, Ra-Ma bị dằn xé nội tâm bởi lòng ghen tuông, danh dự và tình cảm cá nhân.
b Bố cục: (2 phần)
- Từ đầu …. “không chịu được lâu”: cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-Ma.
- Phần còn lại: diễn biến tâm trạng và hành động của Xi-Ta.
II. Đọc - hiểu:
1. Hoàn cảnh tái hợp:
- Hoàn cảnh éo le: gặp nhau trong không gian cộng đồng: tại sân điện, trước nhiều người.
- Rama không những đứng trên tư cách của một người chồng mà còn là một người anh hùng, một vị vua.
à Cuộc tái hợp đã biến thành quan tòa do chính Ra-Ma phán xét vợ mình
2. Diễn biến tâm trạng của Ra-Ma:
a. Trước khi buộc tội:
- Tuyên cáo thắng lợi bằng giọng trịnh trọng, đanh thép, dõng dạc à tự hào tài nghệ của mình trước cộng đồng.
- Nói với vợ nhưng ẩn sau đó là lời lẽ lạnh lùng, giận dữ, có cái gì đó đau đớn mất mát.
Xưng hô khách khí, kiểu cách ( khác bình thường): gọi vợ là phu nhân, xưng ta.
à Ra-Ma vừa là con người cá nhân, vừa là con người của XH (tư cách kép) à nội tâm Rama có sự giằng xé ghê gớm giữa một bên là tôn nghiêm của dòng họ, danh dự một vị vua với một bên là tình yêu cá nhân.
b. Lời buộc tội:
- Lời lẽ thô bạo, tàn nhẫn ( với vợ: mụ ta, vật yêu đương; với các em: xúc phạm).
- Nói thẳng tuột ý nghĩ của mình, không bóng gió, quanh co:
+ Người không còn trinh trắng.
+ Ta khó chịu khi thấy nàng.
- Thái độ giận dữ:
+ Đuổi – đi đâu thì đi.
+ Những câu lặp lại: dòng họ, gia đình… à có cái gì dằn dỗi bên trong.
à Rất yêu vợ nhưng vì danh dự, bổn phận ( có cả ghen tuông), Rama kiềm mình để nói những lời tàn nhẫn chưa từng có.
c. Sau khi buộc tội:
Thấy hối hận, đau khổ, chịu đựng.
à Tâm trạng Rama đầy giằng xé: yêu hết mình mà ghen tuông cực độ, oai phong lẫm liệt nhưng cũng nhỏ nhen tầm thường, có lúc vị tha nhưng có lúc vị kỉ. Bức tranh tối sáng, tốt xấu, cao cả thấp hèn xen lẫn trong tính cách Rama.
à Giữa danh dự và tình yêu, R đã chọn danh dự, hi sinh tình yêu. Tuy chưa thấu tình đạt lí nhưng bộc lộ phẩm chất của người anh hùng, một đức vua mẫu mực.
3. Diễn biến tâm trạng của Xi-Ta:
- Đau đớn tột cùng không thể kiềm chế: nghẹt thở, bị quật nát, khóc tức tưởi à danh dự bị xúc phạm.
- Phân giải dịu dàng tự bênh vực cho danh dự, tiết hạnh, nhân cách của mình:
+ Phân biệt thân xác / tâm hồn.
+ Kiểm soát / không kiểm soát.
- Cảm thấy bị lăng nhục à giận dữ, uất hận, gay gắt: Hỡi Đức Vua.
- Phản ứng quyết liệt:
+ Lên giàn hỏa: tự trọng muốn bảo toàn phẩm hạnh trước cộng đồng; rắn rỏi, can đảm, dũng cảm, bất khuất.
- Tấm lòng trong trắng thủy chung được minh bạch: tiếng khóc vang trời, thần lửa che chở bảo vệ trả nàng cho Rama trọn vẹn ( Tính bi hùng).
à Người phụ nữ đức hạnh, dịu hiền, trung trinh; khi bị xúc phạm thì can đảm, đầy dũng khí.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Vì danh dự, phẩm giá, con người có thể hi sinh hạnh phúc cá nhân, thậm chí cả tính mệnh. Đó là lí tưởng sống của nhân dân Ấn Độ, ước mơ của người xưa về đạo đức, tình yêu.
2. Nghệ thuật :
- Miêu tả tâm lí đặc sắc.
- Lối kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính, đậm chất bi hùng.
3. Ghi nhớ: SGK.
3. Củng cố:
Phân tích diễn biến tâm trạng của 2 nhân vật.
Ndung ca ngợi 1 đức vua đạo đức, một hoàng hậu có phẩm giá – gửi gắm lí tưởng sống.
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị: Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
- Đọc kĩ truyện Tấm Cám và Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy để làm dữ liệu.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 19
Ngày soạn: 27/ 9/ 2008
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GV hướng dẫn học sinh
- Nhận biết được thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự đơn giản.
- Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK,SGV
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: GV tiến hành giờ dạy học theo phương pháp tích hợp, diễn dịch kết hợp với quy nạp, coi trọng hoạt động của học sinh.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: Phân tích để thấy được điểm khác của con người Ra- ma so với
các nhân vật sử thi Đăm- Săn hoặc Uy- lit- xơ?
Dự kiến trả lời: Vẻ đẹp của Ra- ma không sánh ngang vẻ đẹp của thần linh như Đăm- Săn hoặc Uy- lit- xơ. Ở Ra- ma có những diễn biến tâm lí phức tạp của con người bình thường. Dù chàng xuất thân từ thần linh lại có những cung bậc tình cảm của một con người trần tục…
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Ở một số bài học trước, các em đã được làm quen với các văn bản tự sự. Bài học “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự” sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học và nâng cao kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS tìm hiểu khái niệm.
TT1: GV hỏi:
Kể tên một vài văn bản tự sự vừa được học? Các tác giả đã tự sự bằng cách nào?
Vậy, em hãy minh hoạ bằng văn bản “Ra – ma buộc tội” ?
HS: Sự việc Ra – ma và Xi – ta tái hợp à Ra – ma buộc tội à Xi – ta bước vào lửa.
Kết thúc: nàng Xi – ta được thần A – nhi cứu sống.
Ý nghĩa: chứng minh phẩm hạnh của Xi – ta; ý thức danh dự của một vị vua mẫu mực.
Thế nào là một sự việc tiêu biểu?
TT2: Lấy sự việc TT chia tay Mị Châu, em hãy tìm những chi tiết và chỉ ra chi tiết tiêu biểu?
- Lời TT trước lúc chia tay.
- MC hứa rắc lông ngỗng
- Hành động rắc lông ngỗng của MC(*).
- TT cùng quân lính đuổi theo.
- Cha con MC cùng đường.
- Lời Rùa Vàng.
- ADV chém đầu MC.
- ADV theo Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển.
Hỏi: sự việc, chi tiết tiêu biểu có vai trò như thế nào trong tự sự? (quan trọng, bỏ đi thì lời kể sẽ không còn chặt chẽ).
HĐ2: GV cho HS trả lời các câu hỏi bài tập 1,2,3 SGK/62.
TT1: Tác giả dân gian kể chuyện gì?
Có thể coi sự việc và các chi tiết trên là sự việc, chi tiết tiêu biểu không? Vì sao?
TT2: Hãy chọn một sự việc trong đoạn văn đã cho rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu?
TT3: Nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
HĐ3: HS luyện tập.
TT1: Có thể bỏ sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống” được không? Vì sao?
Em rút ra được bài học gì về cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự (hoặc kể chuyện)?
TT2:
Homerơ kể chuyện gì?
Xác định sự việc tiêu biểu, từ đó liệt kê những chi tiết tiêu biểu ở phần cuối đoạn trích?
Homerơ có thành công trong nghệ thuật kể chuyện không? Vì sao?
I. Khái niệm
1. Tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc.
- Sự việc này dẫn đến sự việc kia.
- Dẫn đến một kết thúc, biểu hiện một ý nghĩa.
- Mỗi sự việc được diễn tả bằng: lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong mối quan hệ với nhân vật khác.
- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
2. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
- Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
- Chi tiết tiêu biểu là tiểu tiết nhưng có ý nghĩa lớn.
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viếc hoặc kể lại một câu chuyện.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
1. Bài tập 1:
a. Trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”, tác giả dân gian kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta ngày xưa.
b. Có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện. Nếu bỏ qua sự việc trên thì truyện sẽ không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ và đặc điểm tính cách của hai nhân vật sẽ không được làm nổi bật.
Các sự việc: Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau (sự việc tiêu biểu)à Trọng Thuỷ cùng quân lính theo dấu lông ngỗng do Mị Châu rắc truy sát hai cha con An Dương Vương à Hai cha con An Dương Vương cùng đường.
Các sự việc trên có quan hệ móc xích, nhân quả theo đúng cốt truyện. Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau, đặc biệt chi tiết “Mị Châu rắc lông ngỗng” có vai trò quan trọng, không thể bỏ qua vì chi tiết này làm tiền đề cho các sự việc, chi tiết nối tiếp sau.
2. Bài tập 2:
Sự việc: Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha.
Các chi tiết tiêu biểu:
- Con đường làng rợp bóng tre.
- Họ đến nghĩa địa, đứng trước ngôi mộ thấp bé.
- Anh thắp hương, cúi đầu trước mộ cha, rơm rớm nước mắt.
- Anh rì rầm nói với cha.
- Anh muốn cất lên tiếng gọi: Cha ơi! …
- Anh nghẹn ngào không nói nên lời, nước mắt lưng tròng.
- Bên cạnh, ông giáo cũng mắt đỏ hoe.
3. Cách lựa chon sự việc, chi tiết tiêu biểu:
Cần nắm vững các yêu cầu:
- Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau).
- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Không thể bỏ sự việc “hòn đã xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống” vì nó có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc truyện và góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật cũng như làm sáng rõ chủ đề của văn bản.
b. Bài học: Khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể truyện hoặc viết bài văn tự sự, cần thận trọng cân nhắc kĩ càng cho sự việc, chi tiết ấy góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn và tập trung biểu hiện chủ đề, ý nghĩa của văn bản.
2. Bài tập 2:
- Trong đoạn trích “Uy – lit – xơ trở về”, Homerơ kể lại cuộc gặp mặt kỳ lạ của hai vợ chồng Uy – lit – xơ và Pê – nê - lốp sau 20 năm xa cách.
- Sự việc tiêu biểu: Pê – nê - lốp thử thách chồng (điều bí mật chỉ hai người biết).
Những chi tiết tiêu biểu:
+ Pê – nê - lốp nhờ nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi phòng.
+ Uy – lít – xơ giật mình hỏi lại.
+ Uy – lít – xơ nói rõ đặc điểm của chiếc giường (một cái chân giường cố định làm bằng gốc cây ô - liu).
à Ý nghĩa: Khắc hoạ đậm nét phẩm chất, tính cách của hai nhân vật.
+ Pê – nê - lốp: thận trong, khôn khéo.
+ Uy –lít – xơ: thông minh.
ð Homerơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.
3. Củng cố: GV nhắc lại kiến thức, gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Dặn dò:
- Đọc lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, tìm các sự việc tiêu biểu
và những chi tiết ứng với mỗi sự việc tiêu biểu đó.
- Xem lại kiểu bài làm văn tự sự, chuẩn bị Làm bài số 2.
D. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an van 10 1719.doc