Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 17 Hướng dẫn đọc thêm: RA-MA BUỘC TỘI ( trích sử thi “Ra-ma-y-an-na”)

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Biết được tinh thần của người ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩ vụ và tình yêu.

 - Hiểu đượcđặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu tính kịch, giọng điệu kể chuyện.

- Vận dụng vào việc đọc- hiểu văn bản sử thi nước ngoài theo đặc trưng thể loại.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại ( sử thi).

- Kĩ năng phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật.

3. Thái độ

- Có thái độ và hành vi ứng xử hài hoà giữa cái tôi và cái ta.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên- Bài soạn, máy chiếu, tranh minh họa.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, bảnh phụ.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:(Kết hợp với bài mới)

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 17 Hướng dẫn đọc thêm: RA-MA BUỘC TỘI ( trích sử thi “Ra-ma-y-an-na”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 01/10/2011 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 Tiết 17: Đọc thêm Hướng dẫn đọc thêm: Ra-ma buộc tội ( trích sử thi “Ra-ma-y-an-na”) I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết được tinh thần của người ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩ vụ và tình yêu. - Hiểu đượcđặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu tính kịch, giọng điệu kể chuyện. - Vận dụng vào việc đọc- hiểu văn bản sử thi nước ngoài theo đặc trưng thể loại. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại ( sử thi). - Kĩ năng phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật. 3. Thái độ - Có thái độ và hành vi ứng xử hài hoà giữa cái tôi và cái ta. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên- Bài soạn, máy chiếu, tranh minh họa. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, bảnh phụ. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:(Kết hợp với bài mới) 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động1: HS tìm hiểu tiểu dẫn( 5 phút) - GV trình chiếu tranh minh họa Van-mi-ki và giới thiệu nhanh về tác giả. - GV: Ra-ma-y-an-na có ảnh hưởng như thế nào? - H/s đọc tóm tắt sgk, GV nhận xét tóm tắt bổ sung. - GV trình chiếu tranh minh họa. Hoạt động2: Đọc- hiểu văn bản(35 phút) - GV hướng dẫn ho h/s cách đọc phân vai, chú ý đọc đúng ngữ điệu( HS đọc ở nhà) - GV: Sau chiến thắng quỷ vương Ravana và cứu được Xi-ta, Rama đã tuyên bố điều gì trước cộng đồng? - GV: Qua lời nói của Ra ma em có nhận xét gì về chàng? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Rama đã có hành động, cử chỉ lời nói như thế nào đối với Xi-ta? - GV: Nhìn Xi Ta đau khổ tâm trạng Ra ma lúc đó như thế nào? - GV: Khi Xi-ta yêu cầu lập giàn hoả thiêu trông Ra ma lúc đó như thế nào?- - H/s hoạt động nhóm (3 phút-mỗi nhóm 4 h/s) Câu1: Tại sao yêu Xi-ta nhưng Rama lại ruồng rẫy nàng? Câu2: Tâm trạng Rama có thuần nhất không? - H/s trình bày ý kiến, gv chuẩn xác kiến thức. - HS làm việc độc lập , trả lời câu hỏi theo gợi ‏‎ của GV. - GV:Tâm trạng của Xi-ta trước thái độ phũ phàng của Rama? ( chú ý nét mặt, lời lẽ, hành vi..) - GV:H/s đọc đoạn "cớ sao chàng..,hoàn toàn vô ích” ? Xi-ta đă nói những gì với Rama? - GV: Lời nói ấy mang ý nghĩa gì? - GV:Xi-ta dám đứng lên bảo vệ sự trong trắng của mình (trước sự ruồng rẫy của Rama trước công chúng) và mạnh dạn bước lên giàn hoả thiêu điều đó cho thấy nàng là người như thế nào? - GV: Chi tiết cuối cùng có thật ko, mang ý nghĩa gì? - GV bình: Xi-ta một cô gái hiền lành, nhu mì, nhân hậu, yêu quên mình, hiến dâng tất cả cho tình yêu, Xi-ta được đánh giá là người phụ nữ đẹp nhất trong văn học. - GV: Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả xung đột và diễn biến tâm lí của Rama và Xi-ta trong cuộc gặp gỡ này ?chứng minh? - GV so sánh với sử thi Đăm Săn của Việt Nam. Hoạt động 3: Củng cố- luyện tập( 4 phút) HS họat động theo nhóm Yêu cầu: So sánh sự gần gũi và khác biệt giữa cái chết của Vũ Nương( Chuyện người con gái Nam Xương) và nàng Xi-ta ? - HS làm việc, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức bằng bảng so sánh. Hoạt động4: Hướng dẫn học bài ở nhà( 1 phút) - Học bài, sưu tầm đọc toàn bộ văn bản. - Hoạt động theo tổ, phân vai, thể hiện đoạn trích dưới dạng một hồi kịch. - Chuẩn bị bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. I.Tìm hiểu chung: - Tác giả: SGk - Ra-ma-y-an-na là thiên sử thi ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học, văn hóa ấn Độ và nhiều nước trong khu vực, - Tóm tắt sgk. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc và xác định vị trí. - Chương 79, khúc ca thứ 6 2. Tìm hiểu văn bản: a. Diễn biến tâm trạng của Rama - Tuyên bố trước cộng đồng: + Tài nghệ của bản thân + Mục đích chiến đấu. Vì uy tín danh dự của cá nhân, lợi ích của cộng đồng. + Khẳng định sự giúp đỡ của bạn bè. "Xứng đáng là bậc quân vương mẫu mực ( được bộc lộ rõ qua lí tưởng, chiến đấu, đề cao và khảng định sức mạnh cộng đồng). - Hành động, cử chỉ với Xi-Ta : + Xưng hô “Ta…phu nhân:” 4 lạnh lùng xa cách + Tuyên cáo mục đích chiến đấu: vì danh dự võ sĩ đạo. + Xua đuổi Xi-ta: khuyên nàng đi theo ai cũng được " sỉ nhục, xúc phạm. + Nhìn Xi-ta đau khổ -> lòng Ra ma đau như dao cắt. + Xi-ta yêu cầu lập giàn hoả thiêu" Rama ngồi câm lặng. - Rama ruồng rẫy Xi-ta vì: Danh dự gia đình và dòng họ cao sang vì nghi ngờ Xi-ta không chung thuỷ " Muốn mọi sự phải minh bạch. - Tâm trạng phức tạp, giằng xé giữa danh dự gia đình và tình yêu. ->Rama yêu hết mình nhưng cũng ghen tuông cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt, nhưng có lúc lại quá tầm thường nhỏ nhen, có lúc kiên quyết, rắn rỏi nhưng có lúc lại quá yếu mềm, ích kỉ…trong bậc quân vương. có tình cảm rất đời thường, rất con người. b. Diễn biến tâm trạng Xi-Ta: - Khiêm nhường đứng trước Rama" niềm vui và hạnh phúc khi được gặp lại chồng. - Rama tức giận, ghen tuông ->Xi-ta mở tròn đôi mắt, đẫm lệ " tâm trạng ngạc nhiên, sững sờ, đau khổ - Xi-ta nói với Rama nhưng thực ra Xi-ta thanh minh và khẳng định lòng chung thuỷ của mình. - Xi-ta bước vào giàn hoả thiêu, cầu nguyện thần lửa Anhi chứng giám" Là người phụ nữ mạnh mẽ, có dũng khí, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, coi trọng danh dự và nhân phẩm. + Chi tiết huyền thoại ( trang tuyệt thế giai nhân ấy đem nộp mình cho lửa theo phong tục người ấn Độ, Nàng không chết " tăng thêm chất bi hùng cho tác phẩm. ị Xi-ta người vợ chung thuỷ tiết hạnh, kiên trinh, người phụ nữ mẫu mực của người ấn Độ cổ đại. c. Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. - Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn đầy kịch tính. - ảnh hưởng của đạo bà la môn gia tộc thần lửa * Luyện tập: - Điểm gần gũi: cùng bị oan ức, chồng nghi ngờ, ghen tuông thất tiết, cùng tìm cái chết để thanh minh sự trong trắng của mình và đã được thanh minh. - Điểm khác biệt: Xi- ta Vũ Nương - Bị chồng ruỗng rẫy chủ yếu vì danh dự của dòng họ. - Chết bằng cách bước lên giàn lửa thiêu, nhờ lửa giải thoát và giải oan. - Nhân vật trong sử thi truyền miệng cổ đại. - Cách kể chậm, nhiều đối thoại dài, tỉ mỉ, nhiều hình ảnh. - Bị ruồng rẫy chủ yếu vì ghen tuông tầm thường. - Chết bằng cách nhảy xuống sông Hoàng Giang, nhờ nước giải thoát và giải oan. - Nhân vật trong truyện truyền kì trung đại. - Cách kể nhanh, ít đối thoại.

File đính kèm:

  • docTiet 17- Doc them Ra-ma-buoc toi.doc