Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19, 20- Truyền thuyết an dương vương và mị châu trọng thủy

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

* Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu- Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.

* Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

2- KIỂM TRA BÀI CŨ.

( Kết hợp trong qua trình tìm hiểu bài mới)

 3- BÀI MỚI.

 GV giảng và hỏi: Trong chương trình ngữ văn ở THCS em đã được học một số truyền thuyết như truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự Tích Hồ Gươm.

 Em hãy nêu nội dung và hình thức của ba truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng và Sự Tích Hồ Gươm.

 TL:

 Từ ba truyền thuyết đó hãy rút ra đặc trưng của truyền thuyết.

 TL: Phản ánh lịch sử . Trong đó yếu tố lịch sử được khúc xạ qua cái nhìn của nhân dân, nên vừa có tính chất lịch sử vừa đậm màu sắc huyền thoại.

 Từ một số hiểu biết về truyền thuyết nói trên, hôm nay chúng ta sẽ học một truyền thuyết khác. Đó là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy để tìm thấy những nét đặc sắc của truyền thuyết này với những truyền thuyết khác

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19, 20- Truyền thuyết an dương vương và mị châu trọng thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 30 tháng 9 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 19, 20. Truyền thuyết an dương vương và mị châu trọng thủy a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu- Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc. * Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu. b- Các bước tiến hành ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ. ( Kết hợp trong qua trình tìm hiểu bài mới) 3- Bài mới. GV giảng và hỏi: Trong chương trình ngữ văn ở THCS em đã được học một số truyền thuyết như truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự Tích Hồ Gươm. Em hãy nêu nội dung và hình thức của ba truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng và Sự Tích Hồ Gươm. TL: Từ ba truyền thuyết đó hãy rút ra đặc trưng của truyền thuyết. TL: Phản ánh lịch sử . Trong đó yếu tố lịch sử được khúc xạ qua cái nhìn của nhân dân, nên vừa có tính chất lịch sử vừa đậm màu sắc huyền thoại. Từ một số hiểu biết về truyền thuyết nói trên, hôm nay chúng ta sẽ học một truyền thuyết khác. Đó là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy để tìm thấy những nét đặc sắc của truyền thuyết này với những truyền thuyết khác Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I-Tiểu dẫn (HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi) - Trong phần tiểu dẫn, chúng ta cần lưu ý những ý chính nào? II- Đọc- Hiểu. ( GV đọc một đoạn, hướng dẫn HS đọc và nhận xét cách đọc của HS) - Theo em trong truyền thuyết này có những sự kiện nào nổi bật? - Theo em trong truyền thuyết này có bao nhiêu nhân vật? Trong đó nhân vật nào giữ vai trò nhân vật trung tâm? - Từ bố cục trên hãy tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. ( Yêu cầu tóm tắt: bám vào nhân vật và các sự kiện diễn biến theo không gian, thời gian) - Theo em chúng ta có thể chia truyền thuyết này thành mấy phần? - Công cuộc dựng nước của An Dương Vương được miêu tả như thế nào? - Trong khó khăn ấy, ai đã giúp An Dương Vương? (GV đọc đoạn trích từ “Hôm sau…biển Đông”) - Rùa Vàng đã giúp ADV những việc gì? - Theo em hình ảnh Rùa Vàng có ‏‎‏‎ ý nghia như thế nào? ‏‎‎ - Qua công cuộc dựng nước, em có cảm nghĩ gì về nhân vật An Dương Vương? (Là người có khát vọng lớn lao nhưng cuối cùng ADV đã để mất nước. Tại sao ADV lại để mất nước? Trước sự kiện này nhân dân có thái độ gì?) ( HS có thể lựa ra nhiều ý chính, GV dựa trên sự trả lời của HS và chốt lại hai ý chính như sau) - Đặc trưng truyền thuyết. - Giới thiệu xuất xứ và nội dung truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. - Hai sự kiện lớn ( có thể HS xác định các sự kiện nhỏ, GV căn cứ câu trả lời của HS chốt lại hai sự kiện lớn): + An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước. + An Dương Vương để mất nước. Bốn nhân vật: An Dương Vương; Mị Châu; Trọng Thủy; Rùa Vàng. Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm (bởi nhân vật này có vai trò quyết định đến hai nội dung cốt lõi của truyền thuyết) . ADV xây thành ở đất Việt Thường . Vua buồn rầu, lo lắng, lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần . Lo lắng tìm kế sách giữ nước… . Gả con gái cho Trọng Thủy . ỷ vào vũ khí, cuối cùng đã để mất nước. Hai phần: + Phần một (Từ đầu cho đến “bèn xin hòa”): Quá trình xây thành, chế nỏ thần Vương từ thất bại đến thành công của An Dương + Phần hai (còn lại): An Dương Vương gả con gái cho Trọng Thủy, mất cảnh giác, để mất nỏ thần và để mất nước. 1- An Dương Vương với công cuộc dựng nước - Xây thành ở đất Việt Thường.Thành đắp ‏‎tới đâu lại lở tới đấy. Vua lập đàn trai giới, cầu đảo thần. Miêu tả điều này, tác giả dân gian muốn làm nổi bật khó khăn của ADV trong buổi đầu xây dựng đất nước. Rùa Vàng. - Giúp ADV xây thành chỉ trong nửa tháng. - Cho vuốt để làm lẫy nỏ. Có được vuốt Rùa Vàng, An Dương Vương sai tướng Cao Lỗ làm nỏ thần và đã đánh thắng nhiều đợt xâm lược của Triệu Đà. - Rùa Vàng là hình tượng cao đẹp biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ của nhân dân. - Sáng tạo nên hình tượng này, nhân dân muốn thần kì hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí nhằm tôn vinh người anh hùng An Dương Vương. ADV là người sáng suốt, một bản lĩnh vững vàng có một khát vọng lớn lao, cao cả. Ông có công rất lớn trong việc xây dựng giang sơn, đất nước. Tiết 2: - Sau khi đánh thắng Triệu Đà, An Dương Vương đã mắc những sai lầm nào trong việc giữ nước? + (GV đọc từ “Vua sai Cao Lỗ” đến “bèn xin hòa”). - Em có đánh giá gì về việc ADV cho Trọng Thủy ở rể. + (GV đọc tiếp từ “Không bao lâu”đến “cứu được nhau”) - Việc cho Trọng Thủy ở rể này đã dẫn đến hậu quả gì? + (GV đọc tiếp tử “Trọng Thủy mang lẫy thần về nước”đến “về phương Nam”) - Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của ADV: “Đà không sợ nỏ thần sao?” - Như vậy ADV đã ba lần mất cảnh giác. Từ những chi tiết nói về sự mất cảnh giác của ADV, em có suy nghĩ gì về nghệ thuật kể chuyện của truyền thuyết? - Tất cả những sai lầm đó của ADV đã dẫn đến hậu quả gì? - Bàn về chi tiết ADV rút kiếm chém Mị Châu, có nhiều ý kiến đánh giá rất khác nhau ý kiến của em về chi tiết này? 2- An Dương Vương với sự kiện mất nước. - Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà. Đây là sai lầm đầu tiên của ADV. Ông không nhận ra âm mưu thâm độc của Triệu Đà. - Gả con gái của mình là Mị Châu cho con trai Triệu Đà, và cho Trọng Thủy ở rể. Đây là sai lầm thứ hai của ADV. Ông đã mất cảnh giác không phân biệt được bạn và kẻ thù. Chính hành động này tạo điều kiện cho Trọng Thủy dò la được bí mật quốc gia, và Trọng Thủy đã đánh cắp lẫy thần. Đây là sự mất cảnh giác nhất của ADV - Chủ quan trong việc phòng bị, ỷ vào nỏ thần nên khi giặc tiến sát chân thành, vua vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ và nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?” Câu nói này chứng tỏ ADV quá tin vào nỏ thần, đồng thời thể hiện sự mất cảnh giác của ADV. Ông không hề hay biết gì về việc nỏ thần đã bị mất. Cách kể đơn giản nhưng hết sức chặt chẽ. Các tình tiết được sắp xếp theo trình tự tăng dần mức độ và rất lô gich. Với những sai lầm đó của ADV, đất nước Âu Lạc bị rơi vào tay kẻ thù, nhà vua tự tay chém con gái. Đây là một bi kịch hết sức đau đớn của An Dương Vương. Hành động này là đúng. Chính lúc này ông mới nhận ra sự thực cùng tội của con gái mình. Ông rút gươm chém Mị Châu. An Dương Vương chém con không phải với tư cách cha chém con. Lúc này An Dương Vương đang đứng trên lập trường dân tộc thẳng tay trừng trị một bề tôi phản nghịch. Về chi tiết này, nhà thơ Thạch Quỳ trong bài thơ “An Dương Vương” đã viết: “ADV thuở ấy quay đầu Vì đã thấy góc thành lửa cháy Cùngnhững bước sau chân ngựa chạy (GV đọc đoạn “Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi”đễn “xuống biển”) - Trình bày những cảm nghĩ của em về chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng đi xuống biển. - Theo em chi tiết Rùa Vàng rẽ nước đưa ADV đi xuống biển có gì giống và khác chi tiết Thánh Gióng bay lên trời? (Liên quan đến việc mất nước cần phải nhắc đến nhân vật thứ hai. Đó là nhân vật Mị Châu). - Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Mị Châu? + Tại sao Mị Châu lại để cho Trọng Thủy xem nỏ thần? Hành động này của Mị Châu có gì đáng trách? + Khi chia tay với Trọng Thủy, nàng có nói: “Thiếp phận nhi nữ… cứu được nhau” Những lời nói này giúp em cảm nhận được điều gì về con người Mị Châu? (GV có thể nói thêm về chi tiết màu rắng của chiếc áo lông ngỗng) Lông ngỗng rơi, lông ngỗng trắng bên đường Chính tảng đá này người đã dừng cương Và nhận biết móng rùa thật giả.” Thật ra sau khi chạy đến chân núi mộ dạ thuộc đất Diễn Châu nhà vua tử vẫn. Nhưng nhân dân thấy ADV là một người có công xây dựng nước, lại thẳng thắn đứng trên lập trường dân tộc trừng trị kẻ phản nghịch dù đó là đứa con vua yêu. Vì thế nhân dân không để cho ADV chết, họ đã sáng tạo ra yếu tố thần kì là Rùa Vàng rẽ nước đưa ADV đi xuống biển. - Đây là chi tiết kì ảo đẹp đẽ, mang đậm tính chất lãng mạn. - Thái độ tôn vinh, ngưỡng mộ. - Nhân dân mở trái tim nhân hậu đón An Dương Vương đi vào cõi bất tử. Đây là cách lí giải của nhân dân nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước. + Giống: Cả hai đều bất tử. + Khác: - Truyền thuyết Thánh Gióng: Thánh Gióng bay lên trời. ( Thăng hoa…) - Truyền thuyết ADV: ADV đi xuống biển ( buồn bã) Chứng tỏ nhân dân rất công bằng. * Nhân vật Mị Châu - Vì quá yêu chồng, tin chồng. Hành động này của Mị Châu xuất phát từ sự ngây thơ. Nàng không nhận ra dã tâm của Trọng Thủy. Cái đáng trách ở nàng là sự nhẹ dạ, cả tin, đem vật báu của quốc gia cho chồng (là kẻ thù trá hình) xem. Tức là nàng đã đặt tình riêng lên trên việc nước. Tâm hồn ngây thơ trong trắng của nàng. Ngay khi Trọng Thủy nói: “nếu như hai nước thất hòa…” (lời nói của Trọng Thủy như báo trước sẽ có chiến tranh) Mị Châu không hề mảy may suy nghĩ. - Những việc làm của Mị Châu cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mất nước Âu Lạc. Nàng bị Rùa Vàng kết tội là giặc; bị vua cha chém đầu. Em có suy nghĩ gì về hình phạt này của nhân dân dành cho Mị Châu? - Nhưng khi nàng chết, nhân dân đã để cho nàng được hai lần hóa thân, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Em có nhận xét gì về cách kết cấu này? Cách kết cấu đó thể hiện được điều gì? - Trình bày những ‏‎ kiến đánh giá của em về nhân vật này? (GV có thể gợi ‏‎ bằng cách nêu lên âm mưu của Trọng Thủy. Nêu lên câu nói của Trọng Thủy trước lúc chia tay với Mị Châu và hành động lao đầu xuống giếng) - Hẫy tìm hiểu thái độ của nhân dân thể hiện qua nhân vật này III- Tổng kết 1- Nghệ thuật: - Theo em truyền thuyết này có những nét đặc sắc nghệ thuật nào? - So với truyện cổ tích, yếu tố thần kì trong truyền thuyết này cố đặc điểm gì khác biệt? 2- Nội dung. - Những hư cấu ấy làm nổi bật lên nội dung gì? . Đây là hình thức trừng phạt nghiêm khắc thích đáng của nhân dân đối với nàng. Việc Rùa Vàng kết tội nàng là giặc là phán quyết của nhân dân. Nàng bị vua cha chém đầu là hoàn toàn thích đáng (mặc dù vô tình nhưng nàng đã tiếp tay cho kẻ thù cướp nước, giết hại cha mình) - Nhưng xét thấy nàng chỉ vô tình mà phạm tội nên sau khi nàng chết, nhân dân đã để cho nàng được hóa thân thành ngọc trai và ngọc thạch theo như lời cầu khẩn của nàng trước lúc chết (GV lí giải chi tiết Mị Châu trước lúc bi chém không cầu xin được sống…- đây là sự sắp xếp của nhân dân). Hình ảnh ngọc trai và ngọc thạch là một hư cấu độc đáo đầy chất lãng mạn của nhân dân thể hiện sự cảm thông sâu sắc, sự bao dung độ lượng của nhân dân đối với tâm hồn ngây thơ trong trắng của nàng. Những hình ảnh này đã hóa giải những oan ức cho nàng. Mị Châu là một cô gái ngây thơ trong trắng, chỉ vì nhẹ dạ cả tin mà đắc tội với non sông, nên phải chịu cái chết. Đây là một bi kịch đau đớn đối với nàng. Nhà thơ Tố Hữu có mấy câu thơ thật tuyệt viết cho nàng: Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ‏‎ trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu * Nhân vật Trọng Thủy. - Trước tiên cần khẳng định đây là một tên Việt gian. Việc ở rể của Trọng Thủy thực chất là để tìm bí mật của quốc gia. - Nhưng qua thời gian chung sống cùng Mị Châu y đã đem lòng thương yêu thật sự. Điều đó thể hiện qua lời nói của y trước lúc chia tay với Mị Châu, và hành động thương nhớ nàng nên lao đầu xuống giếng tử tự. - Thái độ trừng phạt nghiêm khắc (không cho Trọng Thủy được sống, mà bắt Trọng Thủy phải chết. - Nhưng nhân dân thấy Trọng Thủy có tình cảm với Mị Châu nên để cho Trọng Thủy được hóa giải trong tình cảm trong trắng của Mị Châu. -Sử dụng yếu tố thần kì. + ở cả ba thể loại này yếu tố thần kì xuất hiện đều mang vẻ đẹp lãng mạn phản ánh nét đẹp lãng mạn trong tâm hồn người dân lao động Việt Nam. + Truyện cổ tích, yếu tố thần kì xuất hiện là để giúp người nghèo khổ thực hiện ước mơ đổi đời, ước mơ chiến thắng cái ác, qua đó thể hiện quan điểm “ở hiền gặp lành” của nhân dân . + Truyền thuyết: yếu tố thần kì xuất hiện là để lí giải lịch sử, cắt nghĩa lịch sử và tôn vinh lịch sử theo quạn điểm của nhận dân. - Nghệ thuật kể chuyện: tự nhiên Phản ánh cốt lõi lịch sử: ADV xây thành… ADV để mất nước Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác… IV- Bài tập nâng cao. 1. So với các truyền thuyết khác em hãy tìm ra những nét riêng về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. ( GV gợi ý để HS thảo luận rút ra những nét đặc sắc về nội dung lẫn nghệ thuật) 2. Bài tập 2 SGK

File đính kèm:

  • docTruyen An Duong Vuong va Mi Chau Trong Thuy.doc
Giáo án liên quan