Giáo án 10 nâng cao: Tựa “trích diễm thi tập”

A. Mục tiêu bài học

Giúp hs: - Thấy được tấm lòng trân trọng tự hào của tác giả về di sản văn hóa do cha ông để lại và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn học dân tộc.

- Thấy được nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của văn tựa.

 B. Tiến trình dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa thể hiện trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi?

 2. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10 nâng cao: Tựa “trích diễm thi tập”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tt kí duyệt: Tuần: Tiết: TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” (TRÍCH) Hoàng Đức Lương. A. Mục tiêu bài học Giúp hs: - Thấy được tấm lòng trân trọng tự hào của tác giả về di sản văn hóa do cha ông để lại và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn học dân tộc. Thấy được nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của văn tựa. B. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa thể hiện trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi? 2. Bài mới: Hđ của gv và hs Nội dung 1. Tiểu dẫn: Nêu nội dung chính? 2. Những nguyên nhân khiến thơ xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau nêu những nguyên nhân mà Hoàng Đức Lương đã chỉ ra? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả? 3. Vì sao tác giả phải sưu tầm thơ ca dân tộc? - Tác giả Hoàng Đức Lương: quê gốc ở Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên. Sau chuyển về Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Chưa rõ năm sinh năm mất. Đỗ tiến sĩ năm 1478 và hoàn thành “Trích diễm thi tập” năm 1497. “Trích diễm thi tập” (trích: tuyển, diẽm thi: thơ hay) -> tập tuyển chọn những bài thơ hay, gồm 6 quyển của Hoàng Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn từ đời Trần đến đầu đời Lê. Bài tựa này trình bày lí do ra đời và quá trình hình thành của “Trích diễm thi tập”. - Hoàng Đức Lương đưa ra 4 lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời: (Lập luận rõ ràng chặt chẽ) + Chỉ nhàthơ mới thấy hết cái hay cái đẹp của thơ. + Bận rộn công việc, người có điều kiện ít để ý tới thơ + Có người thích thơ nhưng không có đủ tài năng tuyển chọn. + Kiểm duyệt của nhà vua khắt khe. Ngoài ra, còn hai nguyên nhân khách quan khác: + Đó là sức phá hủy của thời gian đối với sách vở.\ + Đó là chiến tranh, hỏa hoạn cũng góp phần tiêu hủy thơ văn trong sách vở. - Vì một đất nước văn hiến chẳng lẽ không có quyển sách tiêu biểu nào. - Chẳng lẽ ta cứ đi xa xôi để học thơ thời Đường. Như vậy tác giả căn cứ vào thực trạng di sản thơ ca Việt Nam thời mình sống và nhu cầu bức thiết phải biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập” này. - Quá trình biên soạn gặp nhiều khó khăn: các thư tịch không còn, tác giả phải “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát”, “hỏi quanh khắp nơi”, “tu lượm thêm thơ của các vị hiện đương làm quan trong triều”, cuối cùng là phân loại chia quyển. 4. Nghệ thuật lập luận kết hopự với biểu cảm của tác giả trong bài tựa. Trước trích diễm thi tập đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc? Củng cố: - Thái độ của tác giả rất khiêm nhường trong cách xưng hô và nói về mình: “ Tôi không tự lượng sức … trách nhiệm nặng nề mà tài hèn…” - Lí lẽ đưa ra để khẳng định những lí do làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời, tác giả xen vào những cảm nghĩ của mình: “Than ôi! Một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ chẳng có quyển sách nào có thể làm căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!” - Quá trình sưu tầm, tác giả thuyết minh những khó khăn, xen vào đó là giọng văn đầy cảm xúc. “Trách nhiệm nặng nề mà tài hèn, đức mọn … mạn phép phụ thêm … may tránh được lời chê trách của người đời sau”. - Đó là tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi đã khẳng định Như nước đại việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Văn hiến -> văn là trước tác, là tác phẩm, văn bản. Hiến là hiền tài, là tác giả, người sáng tác. Sở dĩ Nguyễn Trãi cũng như Hoàng Đức Lương khẳng định nền văn hiến của dân tộc ta vì cả hai đều chứng kiến những giờ phút tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc. Sau chiến thắng giặc Minh, tư tưởng độc lập dân tộc đang ở cao trào. Niềm tự hào về văn hiến cảu nhân dân đã được khẳng định. Bằng một nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ tha thiết, Trích diễm thi tập thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.

File đính kèm:

  • doctua (trich diem thi tap).doc
Giáo án liên quan