Giáo án ngữ văn 10 - Tiêt 28: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức: - Phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Tích hợp với văn qua bài Ca dao than thân yêu thương, tiønh nghĩa.

2. Kĩ năng : Sử dụng có hiệu qủa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC :

1. Giáo viên : SGK, SGV, Giáo án

2. Học sinh : học bài cũ và xem trước bài mới

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 - Tiêt 28: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/09/2012 Tiết PPCT : 28 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Tích hợp với văn qua bài Ca dao than thân yêu thương, tiønh nghĩa. 2. Kĩ năng : Sử dụng có hiệu qủa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC : 1. Giáo viên : SGK, SGV, Giáo án 2. Học sinh : học bài cũ và xem trước bài mới C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói. - Ngôn ngữ nói là gì? - Quan hệ giữa người nói và người nghe trong giao tiếp? - Các phương tiện ngoài ngôn ngữ? - Đặc điểm từ ngữ, câu? Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ viết - Đọc các nội dung SGK. - Tóm tắt đặc điểm ngôn ngữ viết phần 1? - Để tiếp nhận được ngôn ngữ viết, người viết, người đọc cần có những yêu cầu gì? Hoạt động 3 : Luyện tập Phân tích đặc điểm thể hiện của ngôn ngữ viết qua đoạn trích? HS lên bảng làm. - Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe) được ghi lại trong đoạn trích? - Phát hiện và sửa lỗi? I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI 1. Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ âm thanh. là lời nói trong giao tiếp hằng ngày. Khi nói, người nói và người nghe thường có quan hệ trực tiếp với nhau, có thể luân phiên đổi vai cho nhau. 2. Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: đồng phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ... của người nói. 3. Từ ngữ và câu: sử dụng đa dạng, nói chung thoát li các chuẩn mực ngôn ngữ, khá tự do. VD: xưng hô: mày - tao, đại ca - tiểu đệ, té, phắng, lủi... * Phân biệt nói và đọc II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT 1. Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản ; tiếp nhận chủ yếu bằng thị giác. - Điều kiện: cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các qui tắc chính tả, các qui cách tổ chức văn bản... 2. Ngôn ngữ viết có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh hoạ. 3. Tuỳ thuộc phong cách văn bản mà sử dụng từ ngữ phù hợp. Thường sử dụng câu dài, tổ chức chặt chẽ, mạch lạc. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sử dụng hệ thống thuật ngữ: vốn chữ, phép tắc, bản sắc, tinh hoa, phong cách, từ vựng, ngữ pháp, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học. - Việc tách dòng sau mỗi câu là để trình bày rõ từng luận điểm. - Việc dùng các từ ngữ: một là, hai là, ba là... để đánh dấu từng luận điểm - Dùng dấu câu: chấm, phẩy, ngoặc kép... rất chuẩn xác. Bài tập 2 - Các từ hô - gọi dùng hàng ngày: kìa, này, ơi, nhỉ... - Các từ tình thái biểu hiện thái độ: có khối, đấy, thật đấy... - Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: Có ... thì..., Đã ... thì... - Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: mấy, có khối, nói khoác, đằng ấy, sợ gì... - Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít... Bài tập 3 a. Bỏ các từ: thì, đã, thay “hết ý” bằng từ khác chỉ mức độ. b. Thay “vống lên” bằng “quá mức thực tế”, thay “đến mức vô tội vạ” bằng “một cách tuỳ tiện” và bỏ ’”như”. c. Câu văn tối nghĩa, cần bỏ các từ khẩu ngữ và viết lại câu. 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK, lưu ý những nội dung cơ bản 5. Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị bài Ca dao hài hước + Đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt những nội dung cơ bản về ca dao hài hước. + Soạn các câu hỏi SGK. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 01/10/2012 Tiết 29 -30 CA DAO HÀI HƯỚC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao hài hước. 3.Thái độ: - Trân trọng và yêu quí tâm hồn lạc quan, yêu đời và tiếng cười của họ trong ca dao. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: - SGK, SGV, các tài liệu tham khảo - Các loại tranh ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung bài học. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài ca dao Khăn thương ..., phân tích các hình ảnh khăn, đèn, mắt; Đọc những bài ca dao mà em sưu tầm đượ theo chủ đề ? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu chung về ca dao hài hước. Hướng dẫn HS cách đọc bài? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản Hướng dẫn HS tìm hiểu: Đọc, phân nhóm thảo luận. Nhóm 1: Tiếng cười trong bài ca dao 1 bật ra nhờ biện pháp nghệ thuật nào? Cái hay, cái buồn cười trong lời nói, cách suy luận của chàng trai là gì? Nhóm 2: Tiếng cười trong ba bài ca dao này có gì khác so với bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? Nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Hoạt động 3: Luyện tập Gợi ý HS về nhà làm. I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc: - Bài 1: đối đáp nam nữ, giọng vui tươi, dí dỏm, âm hưởng đùa cợt. - Bài 2,3,4: Giọng vui, chế giễu, nhấn mạnh một số từ ngữ quan trọng. 2. Tìm hiểu: - Bài 1: Ca dao tự trào - Bài 2,3,4: Ca dao hài hước, châm biếm. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Bài 1: - Tiếng cười tự trào cuộc sống nghèo khổ được biểu hiện rõ nhất trong cảnh dẫn cưới và thách cưới: Lời chàng trai và cô gái đều sử dụng những biện pháp trào lộng gây cười: Lối nói khoa trương, phóng đại, lối nói giảm dần, lối đối lập, sử dụng những chi tiết, hình ảnh hài hước. - Lời chàng trai dẫn cưới: + Khoa trương, phóng đại: dẫn voi, trâu, bò, trong tưởng tượng lễ cưới linh đình của các chàng trai đang yêu + Lối nói giảm dần: voi - trâu - bò - chuột, đối lập giữa ý định và việc làm (ý định: voi, trâu, bò >< thực tế: chuột). + Lập luận, lý lẽ mang tính giả tưởng, suy diễn hài hước (dẫn voi sợ quốc cấm ... co gân). Cách nói trang trọng, cách lập luận có lí nhưng vẫn tức cười. Tiếng cười bật lên càng về sau càng sảng khoái vì sự thật, anh chàng nông dân kia làm gì có voi, trâu, bò mà dẫn cưới. Nhưng anh nói như là anh có đủ. Chỉ vì sợ này, sợ kia mà đành không dẫn những thứ đó. Nhưng cũng làm gì có ai dẫn cưới bằng chuột? đó là sự bịa đặt, nhưng có một thứ rất thật, đó chính là tình cảm chàng trai dành cho cô gái, là tình yêu chân thật và lòng lạc quan, tin tưởng của chàng trai vào tình yêu. - Lời thách cưới của cô gái: + Không ngạc nhiên trước lễ vật của chàng trai, khen là sang nhưng không phá ngang và vẫn nói lời thách cưới của mình. Một nhà khoai lang là lễ vật đám cưới cô gái yêu cầu nhà trai. Nhưng số lượng không ít mà thậm chí còn rất nhiều... + Trật tự giảm dần: to - nhỏ - ... -> tình cảm sâu đậm, cuộc sống êm dềm.. 2. Bài 2,3,4 - Tiếng cười trào lộng khác hẳn bài ca dao trên, đây là tiếng cười mang sắc thái châm biếm, mỉa mai. - Tác giả dân gian cười vào từng đối tượng cụ thể: đó là những kẻ làm trai, những đức ông chồng vô công rồi nghề, yếu ớt, èo uột. - Bài 4: Cười những người đàn bà, người vợ đỏng đảnh, vô duyên, đểnh đoảng - Nghệ thuật cường điệu, phóng đaị, so sánh để gây cười, chế giễu... -> Mua vui, sảng khoái, châm biếm nhẹ nhàng. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Tiếng cười tự trào của người lao động đáng trân trọng, đáng yêu ở chỗ: - Không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, vui và thích thú trong lời thách cưới - Lời thách cưới thật khác thường mà vô tư, hồn nhiên, thanh thản, nói lên tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động. Bài tập 2: BT về nhà 4. Củng cố: Nghệ thuật trào lộng của người bình dân trong ca dao có những điểm nào đặc sắc nhất? Hãy phân tích để làm sáng tỏ? 5. Dặn dò: - Học bài, học thuộc các bài ca dao - Soạn bài Lời tiễn dặn: + Đọc phần tiểu dẫn, tóm tắt những nội dung cơ bản về truyện thơ. + Đọc đoạn trích, phân đoạn, trả lời những câu hỏi SGK. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 04/10/2012 Tiết TC 17: LỜI TIỄN DẶN (Trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được nỗi xót đau của chàng trai và niềm tuyệt vọng của cô gái. - Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái. - Sự kết hợp tự sự với trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: - Cảm thông với nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái Thái trong truyện, từ đó biết trân trọng và yêu quí cuộc sống mới. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: - SGK, SGV - Thiết kế bài học C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật gây cười của truyện cười dân gian. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm dân gian của dân tộc Thái này. Đọc phần tiểu dẫn, trình bày những nội dung cơ bản? Thử nêu những chủ đề nổi bật của truyện thơ? Cách kết thúc của truyện thơ? Dựa vào SGK, em hãy tóm tắt truyện thơ Tiễn dặn người yêu? Đọc đoạn trích. Cho biết diễn biến tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng? Những câu thơ nào thể hiện tâm trạng, tình cảm đó? Cho HS thảo luận, trình bày. Hoạt động 2: Gv hướng dẫn HS đọc –hiểu chi tiết đoạn trích. Chàng trai đã khẳng định tình yêu chung thủy của mình như thế nào? Hãy tìm và gạch chân trong SGk những từ ngữ thể hiện nỗi đau khổ của cô gái trong đoạn trích và giải thích những nỗi đau khổ đó? Phân tích giá trị biểu cảm của các nhóm từ “tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón” khi kết hợp với động từ “chờ, đợi, ngóng, trông”? Cảnh có thể hiện tình không? Thể hiện như thế nào? Trong phần đầu của đoạn trích chàng trai đã dặn dò cô gái những gì? So sánh lời dặn dò ở phần 2 với những lời dặn dò ở phần 1 trong đoạn trích? Tại sao có thể nói lời tiễn dặn tha thiết của chàng trai trong truyện chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xưa? Hoạt động 3: Tổng kết Kết luận bài học? I. TÌM HIỂU TIỂU DẪN: 1. Truyện thơ: Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của những người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc và công lí xã hội. - Một trong hai chủ đề nổi bật của truyện thơ là khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi. - Có hai cách kết thúc: đau khổ và hạnh phúc, “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái thuộc loại thứ hai. 2. Tóm tắt truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” (SGK) - Truyện thơ gồm 1846 câu do Mạc Phi dịch. - Gồm hai lời tiễn dặn: + Từ đầu… góa bụa về già: Lời dặn dò của chàng trai khi anh chạy theo tiễn cô về tận nhà chồng. + Còn lại: Chứng kiến cảnh cô bị nhà chồng đánh đập, hành hạ. Thương cô anh khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình. II. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH 1. Diễn biến tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng. - Tình cảm quyến luyến, tha thiết chi thấy một tình yêu sâu sắc nơi chàng trai. + Lời nói với những ước muốn cảm động: xin được nhủ đôi câu, được dặn đôi lời, được kề vóc mảnh, …. Lấy hương người.. + Hành động săn sóc ân cần, thiết tha: con nhỏ hãy đưa anh ẵm, bé xinh hãy đưa anh bồng, đầu bù anh chải cho, tóc rối đưa anh búi hộ… - Nhận thức được cảnh thực tại không thể gắn bó với người yêu: đi cùng người yêu nhưng trong lòng anh vẫn luôn suy nghĩ: “đành lòng quay đi”, “chịu quay đi”… điệp từ “quay đi” “quay lại” -> chàng trai : hoàn cảnh không thể thay đổi của hai người, vừa luyến tiếc tình yêu cũ nên không đành dứt. Anh cũng biết “một lát bên em” rồi hai người phải chia lìa. - Trong tâm trạng rối bời, đầy mâu thuẫn khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng ấy, chang trai vẫn thiết tha khẳng định tình yêu thủy chung, son sắt không thể nhạt phai. + Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông. + Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già. + Chết thành hồn… + Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng + Bền chắc như vàng, như đá. 2. Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích thể hiện nỗi đau khổ của cô gái: - Những câu thơ mở đầu đoạn trích giới thiệu hoàn cảnh của cô: phải về nhà chồng nhưng chưa gặp được người yêu để giã biệt -> tâm trạng bồn chồn, đau khổ không yên. Hình ảnh cô “cất bước theo chồng”, “vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông”, “chân bước xa lòng càng đau càng nhớ” đã phản ánh tâm trạng trên. - Nhóm từ “tới rừng ớt”, “tới rừng cà”, “tới rừng lá ngón” kết hợp với động từ “chờ, đợi, ngóng, trông” -> hình dung ra con đường đi xa ngái và trạng thái dùng dằng, bồn chồn, chờ đợi, tủi hổ của cô. Các hình ảnh “ớt, cà, lá ngón” tăng tiến dần vừa thể hiện màu sắc văn hóa dân tộc vừa là nỗi cay đắng vò xé, là tâm lí đau khổ, day dắt, bẽ bàng trong lòng cô gái. - Ở đây cảnh đã góp phần thể hiện tình, cảnh chính là tình, làm nền cho tình cảm, nỗi niềm được bộc lộ sinh động và sâu sắc. Cảnh khi … gợi cay đắng, khi thề gợi bão táp đã diễn tả chính xác những đắng cay bão táp trong lòng cô gái. => thể hiện sự bế tắc, lo lắng, đau khổ của cô gái khi về nhà chồng. Nỗi đau khổ đó bắt nguồn từ cuộc hôn nhân không tự nguyện, không có tình yêu của cô, mà nguyên nhân sâu xa là do XHPK Thái đã dành cho cha mẹ quyền định đoạt hôn nhân của con cái, đặc biệt là con gái. 3. Lời dặn dò của chàng trai: a. Chàng trai đã dặn dò cô gái: - Thời gian chờ đợi được tính bằng mùa vụ: “đợi tới tháng 5 lau nở”, “đợi mùa nước đổ cá về”, “đợi chim tăng ló hót gọi hè” - Thời gian chờ đợi được tính bằng cả đời người “không lấy … góa bụa về già”. Chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống. Bước đi của thời gian được diễn tả bằng những hình ảnh quen thuộc, bình thường, thuần phác của cuộc sống dân tộc -> phác họa tình cảm chân thực, bền chắc của chàng trai dân tộc Thái. b. Lời dặn dò của chàng trai ở cuối đoạn. - Lời tiễn dặn nổi bật chữ “cùng” với mong muốn thoát khỏi tập tục để gắn bó “đôi ta cùng gỡ, ta vuốt lại, ta trôi nổi… ta thương nhau, ta yêu nhau…” Chứng kiến cảnh người yêu bị hành hạ, anh cảm thông, săn sóc cô bằng lời lẽ hết mực yêu thương: “Dậy đi em”, “đầu bù anh chải cho”, “tóc rối đưa anh búi hộ”, “Lam ấy thuốc này em uống cho khỏi đau”, những câu thơ ẩn chưa nỗi xót xa, đau đớn. Yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố trữ tình, lời lẽ chứa đầy cảm xúc khiến câu chuyện có sức biểu cảm lớn. * Tuy hai lời dặn ở hai hoàn cảnh khác nhau đều thể hiện tình yêu sâu sắc, thủy chung và quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để gắn bó. Đoạn thơ thấm nhuần tình cảm nhân đạo, đầy yêu thương, thông cảm với số phận của cô gái cũng như những người phụ nữ Thái trong xã hội xưa. 4. Thái độ phản kháng tập tục hôn nhân: - Hình ảnh cái chết được lặp lại 6 lần khẳng định sự gắn bó không thể sống xa nhau, hãy sống gần nhau cho đến chết, dù có chết cũng nguyện được chết cùng nhau. Cái chết là sự thử thách tột cùng đối với con người, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả thử thách đó. Nói đến cái chết là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau. - Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái trong truyện chính là do tập tục hôn nhân gả bán,cha mẹ có quyền định đoạt duyên phận cho con cái. Vì vậy, những lời tiễn dặn đầy đau khổ của họ chính là những lời tố cáo, phản kháng tập tục hôn nhân Thái ngày xưa, đã bóp chết tình cảm yêu thương tự nhiên của con người, khiến họ phải suốt đời đau khổ. - Trong lời tiễn dặn nổi bật mong muốn được “cùng chết” của chàng trai thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt trong anh. Cũng là thái độ phản kháng lại hoàn cảnh. Xã hội khôngcho những người yêu nhau được sông bên nhau là một bất công, vô lí cần phải thay đổi. - Những lời tiễn dặn đồng thời cũng thể hiện khát vọng tự do, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu của các chàng trai, cô gái Thái (4 câu cuối cùng). Câu thơ gọn, chắc, nghệ thuật sử dụng từ láy có tác dụng khẳng định khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm trước sau như một, không gì thay đổi của chàng trai. Khát vọng đó được khắc, tạc vào gỗ, đá. - Kết thúc truyện thơ là sự trở về đoàn tụ của hai người sau bao trắc trở, đó là những bằng chứng về sự thắng lợi của tình yêu chân chính, cua rtự do, đối lập với những luật lệ khắt khe trói buộc con người. => Kết thúc có hậu mang lại niềm tin tưởng, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh cho những đôi lứa yêu nhau vượt qu trở ngại để được sống hạnh phúc, nó đã rọi chiếu ánh sáng ho vọng và niềm tin vào cuộc sống vốn ảm đạm của đồng bào dân tộc Thái ngày xưa. III. KẾT LUẬN 1 .Chân dung chàng trai, cô gái Thái trong tình yêu qua lời tiễn dặn. 2.Tình yêu đẹp, đầy đau khổ của hai người trong chế độ cũ… 3. Đoạn trích và truyện thơ thể hiện đời sống tâm hồn dân tộc Thái, sức sống lâu bền và niềm tự hào của họ. 4. Củng cố: Tâm trạng của chàng trai cô gái, khát vọng tình yêu, nghệ thuật miêu tả. 5. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích - Chuẩn bị bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự + Đọc những nội dung trong SGK, chuẩn bị các bài tập +Mang theo bảng phụ, giấy ruki.

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc
Giáo án liên quan