A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt : lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt : chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,.)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
2.Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- GV: Đọc SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng
- HS: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 - Tiết 34: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2012
Tiết 34:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt : lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt : chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
2.Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- GV: Đọc SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng…
- HS: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK…
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh …
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ngữ liệu để rút ra khái niệm, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
HS đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi.
- Từ đoạn hội thoại cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nào?
a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung những câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.
b. Trong đoạn trích (SGK) ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn này.
I. NGÔN NGỮ SINH HOẠT:
1. Khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt (HS đọc SGK)
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn, tiếng nói hàng ngày dùng để trao đổi thông tin trao đổi ý nghĩ, tình cảm những nhu cầu trong cuộc sống.
(Quay trở lại đoạn hội thoại trong SGK để phân tích)
+ Nhân vật tham gia hội thoại.
+ Nội dung hội thoại
+ Thái độ, cách nói của mỗi người.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt (HS đọc SGK)
- Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói, độc thoại, đối thoại, một số trường hợp thể hiện ở dạng viết; nhật kí, hồi kí, thư từ.
- Chú ý trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên như: kịch, chèo, truyện, tiểu thuyết, khi tái hiện, lới nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.
Song ở trường hợp nào nói hay viết, tái hiện hay sáng tạo ngôn ngữ sinh hoạt vẫn là tiếng nói hàng ngày chưa được gọt giũa.
II. Luyện tập
- Câu thứ nhất “Lời nói… nhau”. Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng giữ gìn phép lịch sự (phương châm lịch sự). Hãy biết lựa chọn “từ ngữ nào”.
Cách nói như thế nào để người nghe hiểu và đồng tình.
- Câu thứ hai: “Vàng… lời”. Muốn biết vàng tốt hay xấu thì phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được người ấy có tính nết như thế nào người nói dẽ nghe hay sỗ sàng, cục cằn.
- Đây là đoạn trích trong tác phẩm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” của Sơn Nam. Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện sáng tạo. Nhưng người ta vẫn nhận ra ngôn ngữ sinh hoạt bằng cách dùng từ ngữ hàng ngày.
+ Đi ghe xuồng
+ Ngặt tôi không mang thứ phú quý đó.
+ Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá.
4. Hướng dẫn tự học:
Bài cũ:
- Vận dụng kiến thức cơ bản trong phần Ghi nhớ để nhận xét về ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè.
- Tìm đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học và xem xét những biểu hiện của tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.
Bài mới: chuẩn bị bài Tỏ lòng :
+ Soạn các câu hỏi SGK
+ Chí làm trai, hào khí Đông A thời Trần biểu hiện trong bài thơ.bài thơ.Ngày soạn: 17/10/2012
Tiết 35: TỎ LÒNG (Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Thấy được vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng.
- Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu một bài thơ Đường luật.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
- GV: Đọc SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng…
- HS: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK…
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh …
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam?
3. Bài mới:
Người ta kể lại rằng: Giặc Nguyên Mông kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế của chúng rất mạnh, Vua Trần phái quan lại trong triều đi tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước. Trên đường đi tới làng Phù Ung, huyện Đường Hào nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, quan quân nhà vua gặp một người đan sọt giữa đường. Quân lính quát, người ấy không nói gì, không chạy chỗ. Quân lính đâm một nhát giáo vào đùi, người ấy không hề kêu, không hề nhúc nhích. Biết đó là người có chí khí. Hỏi tại sao không tránh và bị đâm sao không phản ứng gì. Người ấy thưa vì đang mải nghĩ cách đánh giặc Nguyên. Người ấy chính là Phạm Ngũ Lão, tác giả bài thơ “Tỏ lòng”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
(HS đọc phần tiểu dẫn)
- Nêu vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Hai câu mở đầu có nội dung gì?
- Nội dung ấy được thể hiện như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
- So sánh giữa câu thơ đầu (nguyên tác) và bản dịch, em thấy hai từ “hoành sóc” và “múa giáo” từ nào hay hơn?vì sao?
-Em hiểu như thế nào là nợ công danh của người nam tử?
- Tác giả thẹn với ai? Em đánh giá gì về nỗi thẹn đó?
-Qua đó, hình ảnh nam nhi thời Trần? Bài học hôm nay, ngày mai?( giáo dục HS)
- Nhận xét những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Rút ra ý nghĩa của văn bản?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả:
Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Mông -Nguyên.
2) Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (SGK).
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Vóc dáng hùng dũng của người con trai thời Trần:
- Hình ảnh hoành tráng: hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
- Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết thắng.
- Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A”.
-> Tư thế hiên ngang, vóc dáng hùng dũng của người tráng sĩ.
2. Khát vọng ,hoài bão lớn lao của người tráng sĩ ( 2 câu cuối)
- Hoài bão và khát vọng được thể hiện ở chí làm trai.:
+ Theo tinh thần của Nho giáo lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm (phải có danh gì với núi sông – Nguyễn Công Trứ) song ở Phạm Ngũ Lão không hẳn là thế. Nó còn thể hiện:
+ Chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân với nước. Hai chữ vương nợ, khắc sâu đều da diết trong lòng đã là trang nam nhi phải xác định công danh là món nợ lớn với đời phải trả: Phạm Ngũ Lão cho rằng mình chưa trả được món nợ ấy nên day dứt, canh cánh trong lòng.
- Phạm Ngũ Lão thẹn khi nghe chuyện Khổng Minh có nghĩa là hổ thẹn( So với cha ông mình chưa có gì đáng nói. Lí tưởng hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Lớn lao khiêm nhường vì so sánh với Vũ Hầu Lượng (Gia Cát Lượng) một mưu thần giỏi dùng binh, dùng người, còn là bề tôi nhất mực trung thành với nhà Hán. Đó là nỗi thẹn cao cả của con người có nhân cách cao đẹp.
a Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
3. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
4. Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
4. Hướng dẫn tự học:
Bài cũ:
- Học thuộc lòng bản dịch thơ.
- Tự đánh giá về quan niệm "chí làm trai" của Phạm Ngũ Lão.
Bài mới: Chuẩn bị tiết tự chọn: SUY NGHĨ VỀ NỖI THẸN CỦA PHẠM NGŨ LÃO TRONG BÀI THƠ
----------------------------------
Ngày soạn: 24/10/2012
Tiết:36 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính
2. Kĩ năng
- Tóm tắt các văn bản tự sự đã học ở lớp 10 (truyện dân gian, truyện trung đại) theo nhân vật chính.
- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
- GV: Đọc SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng…
- HS: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK…
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh …
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Ý nghĩa của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.
- Tóm tắt văn bản tự sự nhằm mục đích gì?
- Tóm tắt văn bản tự sự cần đáp ứng yêu cầu nào?
- Thế nào là tóm tắt VBTS theo nhân vật chính?
- Cách TTVBTS theo nhân vật chính?
*Gv hướng dẫn HS luyện tập
- Học sinh đọc hai văn bản một và hai ở SGK
a. Xác định phần tóm tắt văn bản truyện “Người con gái Nam Xương”
+ Mục đích tóm tắt ở văn bản một và hai có gì khác nhau?
-. Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương vương,Mị Châu.
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.
1. Mục đích:
Nắm vững được tính cách, số phận của nhân vật để đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.
2. Yêu cầu
- Trung thành với văn bản gốc.
- Đáp ứng được yêu cầu cơ bản của văn bản tóm tắt.
- Nêu được những sự việc xảy ra với nhân vật.
II. Cách tóm tắt tác phẩm tự sự theo nhân vật chính
- Khái niệm: Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính trong văn bản.
- Cách thức: Đọc kĩ văn bản, xác định được nhân vật chính, chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó; Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện.
III. Luyện tập
1. Tóm tắt một phần cốt truyện “Người con gái Nam Xương”
- Tóm tắt phần một của cốt truyện từ lúc chàng Trương đi đánh giặc trở về, với một vài lời khái quát.
- Văn bản hai ghi chép tài liệu nhằm để minh hoạ một ý kiến. Mục đích của văn bản một là làm rõ cốt truyện.
+Ở văn bản một là dựa theo các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến sự việc đó.
+Ở văn bản hai là tóm tắt dựa theo diễn biến của cốt truyện có dẫn nguyên văn câu nói của đưa bé.
2. Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ.
* Gợi ý:
- Lai lịch: Họ Thục tên Phán, vua nước Âu Lạc, xây thành ở đất Việt Thường...
- Các hành động, lời nói, việc làm của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác, với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện:
+ Được thần Kim Quy giúp xây Loa Thành và cho móng làm lẫy nỏ.
+ Triệu Đà xâm lược nhưng bị đánh bại
+ Triệu Đà cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn con gái An Dương Vương và xin ở rể.
+ Trọng Thuỷ lừa Mị Châu, ăn cắp lẫy nỏ thần mang về cho cha.
+ Triệu Đà tấn công, Âu Lạc thất thủ, cha con An Dương Vương bỏ chạy.
+ An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng và được biết sự thật. Vua chém chết Mị Châu và theo Rùa Vàng xuống biển
à Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
- An Dương Vương xây Loa Thành cứ gần xong là lại đổ. Mãi sau nhà vua được Rùa Vàng giúp mới xây xong thành. Rùa Vàng còn cho An Dương Vương cái vuốt để lẫy nỏ bắn một phát chết hàng vạn tên giặc. Triệu Đà thua. Không bao lâu, Đà cầu hôn để con trai là Trọng Thuỷ lấy Mị Châu, con gái của An Dương Vương. Trọng Thuỷ dỗ vợ cho xem nỏ thần rồi tráo nỏ đem về nước. Triệu Đà cất quân đánh An Dương Vương mang nỏ thần ra bắn không thấy linh nghiệm bèn cùng Mị Châu trốn thoát ra phía biển. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên hét lớn: “Kẻ ngồi sau lưng nhà vua chính là giặc đó”. Vua hiểu ra liền rút gươm chém Mị Châu. Sau đó, nhà vua cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống thuỷ phủ.
- Mị Châu con gái An Dương Vương. Vua cha nhờ thần Rùa Vàng xây được thành và chế nỏ thần. Mị Châu được vua cha gả cho Trọng Thuỷ là con trai của Triệu Đà. Trọng Thuỷ dỗ vợ tìm cách đánh tráo nỏ thần mang về nước. Triệu Đà cất đánh quân Âu Lạc. Nỏ thần không linh nghiệm, quân Âu Lạc thua. Mị Châu được vua cha cho lên ngựa chạy về phương Nam. Mị Châu rắc những chiếc lông ngỗng dọc đường làm dấu cho Trọng Thuỷ. Thần Rùa Vàng hiện lên báo cho nhà vua biết Mị Châu là giặc. Trước khi bị chém, Mị Châu khấn nếu có lòng phản nghịch vua cha thì chết sẽ biến thành hạt bụi, nếu một lòng trung hiếu mà bị người đời lừa dối thì chết sẽ biến thành Châu Ngọc. Mị Châu chết, máu chảy xuống nước loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu.
Hướng dẫn tự học:
Bài cũ:
Sưu tầm một số văn bản tóm tắt (trong SGK và các văn bản tóm tắt ngoài SGK) để tìm hiểu, phân tích, qua đó nắm vững cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Bài mới: THỰC HÀNH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ TỰ
File đính kèm:
- tuan 12.doc