A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Gip học sinh:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng vì dân, vì nước.
+ Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.
- Kĩ năng: Có kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
B. CHUẨN BỊ:
- Gio vin: Sgk, sgv, thiết kế bi giảng v cc ti liệu tham khảo.
- Học sinh: Sgk, cc ti liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Gio vin tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bi cũ:
- Nêu vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Thuật hoài?
- Phân tích bài thơ?
3. Bi mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 36: Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Tiết *:
Đọc văn: TỎ LÒNG (Thuật hoài)
(Phạm Ngũ Lão)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được hào khí Đông A thể hiện qua vẻ đẹp của con người thời Trần.
+ Nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ.
+ Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vĩc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng.
+ Hình ảnh kì vĩ; ngơn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ Đường luật.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ:
Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.
Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
- Nêu các giai đoạn phát triển của văn học trung đại?Nội dung và nghệ thuật?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm của ông?
HS: Đứng tại chổ trả lời.
GV: Kể thêm câu chuyện về lòng yêu nước của Phạm Ngũ Lão.
HS: đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe.
GV: nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ của bài thơ?
HS: đứng tại chỗ trả lời.
GV: hình ảnh người tráng sĩ và ba quân được thể hiện như thế nào qua hai câu đầu?
HS: thảo luận nhóm (3’). 1 em đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm.
GV: nhận xét, sữa chữa và chốt lại vấn đề.
¯ Hào khí Đông A: Là hào khí đời Trần, của cả giai đoạn lịch sử từ TK X đến TK XV, dựa trên tinh thần tự lập, tự cường, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến thắng mọi kẻ thù.
GV: “công danh còn vương nợ” là nợ gì? Tại sao tác giả lại “thẹn”? chữ “thẹn” mang ý nghĩa gì? thể hiện tâm sự gì của tác giả?
HS: đứng tại chổ trả lời.
HS đọc thêm một vài câu thơ về chí làm trai mà em biết.
GV: nêu nghệ thuật của bài thơ?
HS: đứng tại chỗ trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), người làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Xuất thân bình dân.
- Là người văn võ song toàn, có công lớn trong kháng chiến chống Nguyên Mông.
2. Tác phẩm: Còn rất ít : Thuật hoài, Viếng thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
3. Bài thơ Thuật hoài:
a.Hoàn cảnh sáng tác: Được làm trong không khí quyết chiến thắng thời Trần, khi lực lượng kháng chiến của ta đang lớn mạnh.
b.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (kết cấu: khai, thừa, chuyển, hợp).
II. Đọc - hiểu:
Vóc dáng hùng dũng:
a. Hình ảnh người tráng sĩ:
- Hoành sóc : cầm ngang ngọn giáo à tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ.
- Kháp kỉ thu: thời gian dài à tinh thần chiến đấu kiên cường, không mệt mỏi.
b. Hình ảnh ba quân:
Thủ pháp so sánh kết hợp với thậm xưng, diễn tả sức mạnh của ba quân, sức mạnh của dân tộc và niềm tự hào của tác giả về đội quân thời Trần.
¯ Nhận xét chung: Hình ảnh người tráng sĩ lồng trong hình ảnh dân tộc, mang tính sử thi hoành tráng (hào khí Đông A).
Khát vọng hào hùng:
- Công danh được xem là món nợ với đời, với dân, với nước phải trả của người làm trai.
- Thẹn: vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát lượng à khiêm tốn, có nhân cách, ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc giang sơn.
¯ Nhận xét chung: Bài thơ thể hiện tâm sự, hoài bão khát khao độc lập, tình yêu nước mãnh liệt của tác giả nói riêng và của các chàng trai trẻ thời Trần nói chung.
Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
4. Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử.
III. Hướng dẫn tự học:
Học thuộc lòng bản dịch thơ. Tự đánh giá về chí làm trai của Phạm Ngũ Lão.
4. CỦNG CỐ: HS phát biểu cảm nhận về vẻ đẹp của con người thời Trần.
5. DẶN DÒ: Học bài + soạn bài “ Cảnh ngày hè”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 36:
Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ
(Nguyễn Trãi )
A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng vì dân, vì nước.
+ Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.
Kĩ năng: Có kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Thuật hoài?
Phân tích bài thơ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS: Đọc phần tiểu dẫn sgk
GV: Nêu xuất xứ, thể thơ, chủ đề và bố cục của bài thơ?
HS: Trình bày cá nhân.
HS: Đọc diễn cảm bài thơ
GV: Bức tranh thiên nhiên ngày hè được tác giả thể hiện như thế nào thông qua cảnh vật, âm thanh, màu sắc của cuộc sống vào lúc cuối ngày?
HS: Thảo luận nhóm (3’) trả lời câu hỏi. 1 em đại diện nhóm lên bảng trình bày sản phẩm.
GV: Sữa chữa, diễn giảng các vấn đề chính. Liên hệ với câu thơ của Nguyễn Du “Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” à “lập loè” ND thiên tạo về hình sắc. “phun” NT thiên về tả sức sống.
GV: “Dẽ có” nghĩa như thế nào? Câu kết có gì đặc biệt về câu chữ? Bộc lộ điều gì?
HS: đứng tại chỗ trả lời.
GV: Nêu nghệ thuật bài thơ?
HS: Trình bày cá nhân.
GV: Nêu ý nghĩa văn bản?
HS: Trình bày cá nhân.
I. Tìm hiểu chung:
Xuất xứ: Trích trong tập thơ “Quốc âm thi tập”, thuộc chùm thơ “ Bảo kính cảnh giới” bài 43
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật phá cách (có xen câu lục ngôn).
Chủ đề: Qua việc miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thương dân của mình.
Bố cục: chia làm hai đoạn
- Đoạn 1: 6 câu đầu à Bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Đoạn 2: cịn lại à Niềm ước mong của tác giả
II. Đọc hiểu:
Bức tranh thiên nhiên ngày hè:
- Cảnh vật đang vào lúc cuối ngày nhưng tràn đầy sức sống:
+ Đùn đùn, giương: cây hoè đang độ phát triển, cành lá đầy sức lực vươn lên.
+ Phun: cây thạch lựu căng tràn sức sống.
+ Tiễn mùi hương: mùi hương của hoa sen đã dư ra, tràn trề thơm ngát.
- Cảnh thiên nhiên hiện lên thật sinh động:
+ Màu sắc: lục của lá hoè, đỏ của hoa thạch lựu, hồng của sen, vàng của ánh mặt trời buổi chiều
+ Aâm thanh: tiếng lao xao của nhịp sống đời thường ở chợ cá làng chài; tiếng ve như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt.
ð Tất cả như hoà thành dàn đồng ca làm cho bóng chiều tà rộn lên sự sống.
Niềm mong ước của tác giả:
- Dẽ có: như đặt một giả thiết, mượn tích xưa để bộc lộ tâm trạng.
- Câu kết 6 chữ ngắn gọn : dồn nén cảm xúc, nỗi lòng canh cánh của tác giả mơ ước một cuộc sống no đủ cho nhân dân.
ð Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân dân, đất nước.
3. Nghệ thuật:
- Hệ thống ngơn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.
- Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi
4. Ý nghĩa văn bản:
Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi – tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân – được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.
III. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lịng bài thơ.
- Nhận xét về tiếng Việt trong bài thơ.
4. CỦNG CỐ:
HS đọc lại bài thơ
5. DẶN DÒ:
Học bài + soạn bài “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 37:
Làm văn: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tĩm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
+ Tĩm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, cĩ độ dài vừa phải (truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính.
Kĩ năng: Trình bày văn bản, tĩm tắt trước tập thể.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Muốn miêu tả và biểu cảm thành cơng người viết cần phải làm gì?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Nêu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?
HS: Thảo luận nhóm 2’. 1 em đại diện nhóm lên bảng trình bày sản phẩm.
GV: Chốt lại vấn đề.
HS: Làm bài tập trong sgk trang 120, trả lời các câu hỏi a, b, c, d. Từ đó rút ra cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
HS: Đọc bài tập 1 và làm bài tập tại lớp để củng cố lại kiến thức.
GV: Sữa lỗi sai cho HS.
I. Tìm hiểu chung:
1. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
- Là viết, hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó.
- Mục đích: giúp ta nắm vững tính cách và số phận của nhân vật, góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.
- Yêu cầu: văn bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc, phải nêu các sự việc tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính.
- Cần phải đọc kỹ văn bản, xác định nhân vật chính và các sự kiện tiêu biểu liên quan đến nhân vậtï đó.
2. Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:
a. Xác định mục đích tóm tắt:
- Nắm vững sự phát triển tính cách và số phận của nhân vật.
- Thông qua tính cách và số phận của nhân vật có thể tìm hiểu và đánh giá văn bản tự sự thấu đáu hơn.
b. Xác định quy trình tóm tắt:
- Đọc văn bản và xác định nhân vật chính, chọn các sự việc có liên quan đến nhân vật chính.
- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến các sự việc. Lược bỏ các chi tiết phụ.
- Kiểm tra và sữa chữa văn bản tóm tắt.
II. Luyện tập:
Bài tập 1, sgk trang 121.
- Văn bản 1: Ghi chép tài liệu nhằm để minh hoạ một ý kiến. Mục đích của văn bản là làm rõ cốt truyện.
- Văn bản 2: Tóm tắt phần một của cốt truyện. Từ lúc chàng Trương đi đánh giặc trở về với vài lời khái quát.
III. Hướng dẫn tự học:
Sưu tầm một số văn bản tĩm tắt để tìm hiểu, phân tích, qua đĩ nắm vững cách thức tĩm tắt văn bản tự sự.
4. CỦNG CỐ: HS tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
DẶN DÒ:
Học bài.
Soạn bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ trưởng ký duyệt:
Ngày .... tháng .... năm 2011
TT :Đỗ Thanh Hồng
File đính kèm:
- TUAN 13.doc