Giáo án Tiết 52 Làm văn- Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Nắm được những đặc điểm khác nhau giữa văn bản nói và văn bản viết.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng vào đọc - hiểu và làm văn.

3. Thái độ, tình cảm: Nhận thức đúng về đặc điểm của mỗi loại văn bản, có cách hành văn và đọc hiểu tốt.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi .

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) . Tìm hiểu đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết

2. Nội dung:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 52 Làm văn- Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 2/12 Giảng ngày 3/12 Tiết: 52 Môn : Làm văn Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Nắm được những đặc điểm khác nhau giữa văn bản nói và văn bản viết. 2. Kỹ năng: Biết vận dụng vào đọc - hiểu và làm văn. 3. Thái độ, tình cảm: Nhận thức đúng về đặc điểm của mỗi loại văn bản, có cách hành văn và đọc hiểu tốt. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi . III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Tìm hiểu đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết 2. Nội dung: 1. Khái niệm 5’ ?Thế nào là văn bản nói và văn bản viết? HS đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. a. Văn bản nói là lời trò chuyện trong đời sống hàng ngày ở gia đình giữa con cháu với bố mẹ, ông bà... ở nơi công cộng nh trờng học, nhà ga, bệnh viện, cửa hàng... là lời phát biểu ở các buổi phỏng vấn trên các phương tiện phát thanh, truyền hình... là lời giảng bài trong các tiết học v.v... b. Văn bản viết là các văn bản ghi bằng chữ viết như thư từ, sách, báo, các văn bản hành chính pháp luật... c. Ngôn ngữ được sử dụng ở văn bản viết và văn bản nói có những đặc điểm riêng khác nhau, cần nắm vững để tránh nói như viết và viết như nói. 2. Đặc điểm của văn bản nói 8’ ?Văn bản nói có những đặc điểm gì? Nêu ví dụ. HS đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. a) Dùng để giao tiếp với sự có mặt của người nói và người nghe là hình thức giao tiếp sống động và tự nhiên. b) Sử dụng âm thanh và ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện. Nó thường kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ nên khả năng tác động gợi cảm thường mạnh mẽ hơn, trực tiếp hơn so với văn bản viết. c) Phát ra bằng âm thanh khi giao tiếp. Người nghe chỉ tiếp xúc có một lần. Vì thế người nói thường sử dụng các yếu tố thừa, lặp nhằm nhấn mạnh nội dung để người nghe dễ nhớ. Mặt khác khi giao tiếp đều có mặt cả hai người, nên hình thức tỉnh lược thường xuyên được sử dụng. Văn bản nói nhiều khi tự nó không trọn vẹn, thiếu chau chuốt 3. Đặc điểm của của văn bản viết 10’ ?Văn bản viết có những đặc điểm gì? Nêu ví dụ? HS đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. a) Thực hiện bằng chữ viết (chép, in, khắc) do đó lưu giữ lâu dài tới phạm vi người đọc rộng lớn. b) Không có nguời nghe, không sử dụng âm thanh và các yếu tố phi ngôn ngữ nên văn bản viết sử dụng hệ thống các dấu câu, kí hiệu quy ước làm cho văn bản đầy đủ về ý nghĩa. c) Dùng để đọc nên văn bản viết có những từ ngữ đặc thù không có trong văn bản nói. d) Do yêu cầu diễn đạt sáng, rõ, mạch lạc, văn bản viết có các kiểu câu dài, nhiều thành phần được nối kết chặt chẽ các từ quan hệ, văn bản thường tinh luyện, trau chuốt. 3. Củng cố, luyện tập. 20’ ?Bảng phân biệt văn bản nói và văn bản viết? 4 tổ 4 nhóm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. Nội dung so sánh Văn bản nói Văn bản viết Về điều kiện sử dụng Ngời nghe có mặt trực tiếp Người nghe không có mặt trực tiếp. Về phương tiện vật chất Dùng âm thanh và ngữ điệu thường dùng kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ nét mặt cử chỉ. Dùng kí hiệu, dấu câu không dùng kèm theo phương tiện phi ngôn ngữ. Về đặc điểm ngôn ngữ Sử dụng các yếu tố dư thừa lặp… các hình thức tỉnh lược, văn bản nói tự nhiên ít trau chuốt Diễn đạt chặt chẽ với từ ngữ, quy tắc tạo câu. Văn bản viết thường tỉnh lược trau chuốt. Bài tập 2: ?Có trường hợp văn bản nói vẫn được ghi lại bằng chữ viết. Đó là trường hợp nào? Tổ 1 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp - Đối thoại trong tác phẩm văn học. - Lời phát biểu trong hội nghị, cuộc họp được ghi lại trong biên bản (chú ý: ghi lại ở dạng viết văn bản có thể biến đổi đôi chút cho phù hợp với dạng viết). Bài tập 3: ?Có trường hợp văn bản viết được trình bày bằng hình thức nói. Đó là trường hợp nào? Tổ 2 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp - Các bài phát biểu được viết sẵn. - Các bản tin được truyền đi qua phát thanh, truyền hình + Chú ý: Khi trình bày ở dạng nói, văn bản viết cũng có thể biến đổi đôi chút để cho phù hợp với dạng nói, đặc biệt khi trình bày kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ. Bài tập 4 ?Cho biết các phần trích sau mang đặc điểm của văn bản nói hay văn bản viết. Hãy chỉ đặc điểm ngôn ngữ đuqợc sử dụng có tính chất riêng cho mỗi dạng văn bản? Tổ 3 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp - Mục a) và b) chứa các đặc điểm của văn bản viết: + Câu viết chặt chẽ, đầy đủ các thành phần + Năm sinh năm mất để trong ngoặc đơn. - Mục c chứa các đặc điểm của văn bản nói + Sử dụng hiện tượng tỉnh lược (bỏ chủ ngữ) + Người nghe và người nói đều có mặt + Có nét đặc thù của văn bản nói Bài tập 5: Hãy viết lại truyện cười “Tam đại con gà” mà không dùng hình thức đối thoại”? Tổ 4 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp Gợi ý: Có anh học trò dốt, hay khoe khoang, nói chữ. Có người tưởng anh giỏi thật đón về nhà dạy cho con mình. Một hôm học đến chữ “kê” là gà, chữ nhiều nét quá anh ta cha nhận ra là chữ gì. Học trò hỏi dồn, anh nói liều “dủ dỉ là con dù dì”. Để cho chắc chắn, anh bảo học trò đọc khẽ. Nhân có bàn thờ thổ công anh khấn và xin đài âm dương cả ba lần đều gieo một sấp, một ngửa. Lúc bấy giờ anh mới yên trí ngồi bệ vệ trên phản bảo học trò đọc to. Trò nghe lời thầy gào lên “dủ dỉ là con dù dì”. Bố chúng đang cuốc ở ngoài vườn nghe tiếng học lạ quá, bỏ cuốc chạy vào, mở sách ra xem hỏi thầy chữ kê là gà sao thầy lại dạy các cháu dủ dỉ là con dù dì. Thầy nghĩ thầm mình đã dốt thổ công nhà nó còn dốt hơn. Nhanh trí thầy vội gỡ rằng tôi vẫn biết chữ ây là kê mà kê có nghĩa là gà. Nhưng dạy thế là để chúng biết tam đại con gà kia. Nhà chủ không hiểu hỏi lại. Thầy bảo nghĩa nó thế này “dủ dỉ là con dù dì, con dù dì là chị con công, con công là ông con gà. C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Hoàn thiện các bài tập. - Đọc bài Nhàn soạn bài theo câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 52.doc
Giáo án liên quan