Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 37, 38, 39 Tuần 10- HAI ĐỨA TRẺ

A. Mục tiêu: Giúp HS

- Cảm nhận được tình cảm xót thong của TL đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thhuật của TL qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.

B. Phương tiện dạy học

SGK, SGV, Thiết kế lên lớp.

C. Phương pháp

Đọc sáng tạo, đối thoại, thảo luận, gợi tìm.

D. Tiến trình thực hiện

1. Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là quá trình hiện đại hoá văn học? Các giai đoạn của quá trình hiện đại hoá của VHVN từ đầu TK XX đến CMTT năm 1945?

- Trình bày hiểu biết của anh, chị về bộ phận VH công khai và bộ phận VH không công khai?

- Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMTT năm 1945?

2. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 37, 38, 39 Tuần 10- HAI ĐỨA TRẺ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37, 38, 39 Tuần 10 HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam A. Mục tiêu: Giúp HS - Cảm nhận được tình cảm xót thong của TL đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thhuật của TL qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ. B. Phương tiện dạy học SGK, SGV, Thiết kế lên lớp. C. Phương pháp Đọc sáng tạo, đối thoại, thảo luận, gợi tìm. D. Tiến trình thực hiện 1. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là quá trình hiện đại hoá văn học? Các giai đoạn của quá trình hiện đại hoá của VHVN từ đầu TK XX đến CMTT năm 1945? - Trình bày hiểu biết của anh, chị về bộ phận VH công khai và bộ phận VH không công khai? - Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMTT năm 1945? 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nêu những nội dung trình bày trong phần tiểu dẫn. Quan niệm: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.” Gọi HS đọc những đoạn văn cần thiết cho việc phân tích. Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào? Thời gian: rất ngắn của ngày tàn. Không gian: vận động từ chiều ® màn đêm buông xuống ® đất trời về khuya. Cảnh chiều buông được miêu tả bằng những âm thanh, hình ảnh nào? Nhận xét về bức tranh cảnh chiều buông? Cảnh rất gần gũi, bình dị, mang cốt cách VNam. Nét tâm trạng Liên? Những chi tiết miêu tả bóng tối và ánh sáng nơi phố huyện? TLam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao? Cảnh sống của hai chị em Liên trong bấy nhiêu kiếp người được gợi ra như thế nào? Nhận xét gì về cuộc sống của những con người ở phố huyện này? Tâm trạng của hai đứa trẻ được thể hiện như thế nnào trước cảnh đời được miêu tả nơi phố huyện? Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của TLam? Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, TLam muốn phát biểu tư tưởng gì? Tấm lòng đối với con người và quê hương: - Niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ; bộc lộ thái độ đồng cảm, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ (ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn)ï. - Bài ca về thiên nhiên, đất nước. Anh, chị thử đặt lại tên khác cho truyện? I. Giới thiệu 1. Tác giả: (1910 – 1942) - Lúc nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương – không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của ông. - Có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ, có biệt tài về truyện ngắn. - Phong cách: kết hợp 2 yếu tố: “hiện thực” và “thi vị trữ tình”. 2. Tác phẩm: trích trong Nắng trong vườn (1938). II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông - Cảnh chiều buông: được miêu tả bằng âm thanh, cảnh vật và hoạt động của con người + Aâm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng vào, muỗi bắt đầu vo ve trong cửa hàng. + Hình ảnh của không gian: Phương tây đỏ rực như lửa cháy, đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. + Sinh hoạt của con người: chợ họp đã vãn từ lâu, chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi,… một vài người bán hàng về muộn…., mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt rác. + Cảm nhận của con người (Liên): một chiều êm ả như ru, Liên ngồi yên lặng… đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn…., mùi ẩm mốc bốc lên,… - Có sự hoà quyện giữa ngoại cảnh và nội tâm: Cảnh chiều buông – người buồn man mác (không hiểu vì sao). ® Cảnh vật gợi nỗi buồn bâng khuâng man mác. 2. Tâm trạng hai đứa trẻ khi đêm xuống - Đối lập giữa bóng tối – ánh sáng: + Bóng tối: mênh mông, dày đặc: “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.” + Aùnh sáng: chỉ đủ le lói: “khe sáng”, “chấm sáng”, “hột sáng”. ® Gây ấn tượng sâu sắc bởi bóng tối gợi về những kiếp người sống chìm khuất, le lói. - Những kiếp người tàn tạ: + Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”. + Bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất…” chưa hát vì chưa có khách nghe. + Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, hgê sợ,… sau khi ngửa cổ uống một hơi cạn cút rượu, “cụ đi lần vào bóng tối”…. + Bác Siêu bán phở: quà xa xỉ, nhiều tiền – ế ẩm. + Hai chị em Liên – An: gia đình bỏ HNội về quê vì thầy mất việc, hai chị em trông coi “cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu”, với lèo tèo vài ba bánh xà phòng, thuốc, rượu,… cái chõng tre ọp ẹp sắp gãy,…buôn bán “chẳng ăn thua gì” dù vào ngày chợ phiên. ® Những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống vật vờ, leo lét với nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt. Tuy thế, họ vẫn hy vọng “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khó hàng ngày của họ” ® Niềm xót thương da diết của TLam. - Tâm trạng của Liên: “chị ngồi yên không động đậy” trước khung cảnh thiên nhiên lúc đêm xuống, “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Liên hồi tưởng về quá khứ: sống ở Hnội sáng rực, vui vẻ, được hưởng thứ quà lạ, được đi chơi bờ hồ,… Quá khứ đẹp tương phản gay gắt với cái tối mù mịt, cuộc sống hiện tại nghèo khổ, niềm thương cảm trước những cảnh đời le lói, những thân phận con người nơi ga xép phố huyện ® Tạo sự biến động trong tâm hồn Liên. 3. Tâm trạng hai đứa trẻ lúc khuya về - Hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện: biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mõi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. - Chị em Liên và mọi người ở phố huyện cố thức chờ chuyến tàu qua: đâu chỉ vì mục đích bán được hàng mà chờ đợi tàu như một khát vọng. (chờ đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống thường nhật của họ). Mặc khác, đoàn tàu đến từ Hà Nội còn gợi ở nơi chị em Liên một tuổi thơ đẹp đẽ. Thế nhưng, tàu đến rồi lại đi, để lại phía sau nó ánh lửa nhỏ rồi tắt lụi trong đêm tối. Sự chờ đợi của bấy nhiêu người ở phố huyện này là vô vọng. 4. Nghệ thuật - Sự kết hợp giữa lãng mạn và hiện thực. - Sự hoà quyện giữa ngoại cảnh và nội tâm. - Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan. III. Ghi nhớ: SGK trang 101. 3. Chuẩn bị bài mới - Đọc kĩ lại truyện, nắm được tâm trạng nhân vật truyện, nghệ thuật kể chuyện. - Xem trước bài ngữ cảnh, SGK trang 102.

File đính kèm:

  • docgiao an 11.doc