Giáo án Tuần 10: Tiết 37-38-39: Văn Hai đứa trẻ Thạch Lam

I. Mục tiêu bài học.

 - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ, sống quẩn quanh, bế tắc trước Cách mạng và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước, khát khao có một cuộc sống tươi sáng hơn của họ.

 - Hiểu được phong cách truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của Thạch Lam qua Hai đứa trẻ.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học chủ yếu :

1. Phương pháp đọc – hiểu theo quan điểm tích hợp

2. Phương tiện : SGK Ngữ văn 11.

III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: KT việc soạn bài ở nhà.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 10: Tiết 37-38-39: Văn Hai đứa trẻ Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Tiết 37-38-39: Văn Hai đứa trẻ Thạch Lam I. Mục tiêu bài học. - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ, sống quẩn quanh, bế tắc trước Cách mạng và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước, khát khao có một cuộc sống tươi sáng hơn của họ. - Hiểu được phong cách truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của Thạch Lam qua Hai đứa trẻ. II. Phương pháp, phương tiện dạy học chủ yếu : 1. Phương pháp đọc – hiểu theo quan điểm tích hợp 2. Phương tiện : SGK Ngữ văn 11. III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : KT việc soạn bài ở nhà. Hoạt động của GV - Hs Nội dung kiến thức - GV gọi 01 HS đọc Tiểu dẫn rồi yêu cầu HS trình bày những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm trên cơ sở đã chuẩn bị bài học ở nhà. Gv nói thêm về quan điểm sáng tác của Thạch Lam so với những cây bút khác trong Tự lực văn đoàn Từ đó liên hệ với quan niệm sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng Gvdg: Thạch Lam là một cây bút đặc biệt có sự thức tỉnh sâu sắc cái tôi cá nhân Pv: Em có nhận xét gì về thể loại truyện ngắn của Thạch Lam Gv yêu cầu 1 hs đọc tác phẩm. Nói qua về yêu cầu đọc. Pv: Sau khi đọc tác phẩm 1 em hãy nêu tư tưởng chủ đề trong truyện này là gì? Văn học trung đại không đề cập đến vấn đề này nhưng đến văn học 1930-1945 cùng với sự thức tỉnh ý thức cá nhân, nhiều nhà văn đã quan tâm đến cuộc sống tội nghiệp tù túng của những kiếp người nhỏ bé (liên hệ Tỏa nhị kiều, Sống mòn) I. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Thạch Lam (1910-1942) - Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân). - Là em ruột hai nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo và cả ba người đều là thành viên của Tự lực văn đoàn. - Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (một phố huyện nghèo có một cái chợ, cái ga xép đêm đêm có một chuyến tàu chạy qua) – sau này trở thành không gian nghệ thuật cho nhiều sáng tác của nhà văn. - Là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi tinh tế. -*Quan điểm sáng tác: Thạch Lam có chân trong Tự lực văn đoàn nhưng quan điểm sáng tác lại theo hướng riêng. Ông quan niệm văn chương đúng đắn và tiến bộ: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, tráilại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn nhẫn, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn" * Thế giới nhân vật Ngòi bút Thạch Lam viết nhiều về tầng lớp dân nghèo với những số phận nhỏ nhoi, bé mọn và tội nghiệp, sống lay lắt và bế tắc ở một phố huyện tiêu điều xơ xác hoặc trong môi trường sống tăm tối của những xóm huyện nghèo vùng ngoại ô Hà Nội trước CM" Nhà văn bộc lộ niềm xót thương sâu sắc và nỗi buồn mênh mông với những con người ấy, đồng thời trân trọng vẻ đẹp tâm hồn với những khát vọng bình dị chính đáng của họ * Đặc trưng truyện ngắn TL là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc. Ông sáng tạo ra một lối truyện ngắn riêng – truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, giọng điệu điềm đạm. 2. Tác phẩm "Hai đứa trẻ" - Rút từ tập Nắng trong vườn (1938). - Tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. - Tư tưởng chủ đề: Thông qua tâm trạng hai đứa trẻ (nhất là nhân vật Liên) trước thời khắc ngày tàn, đêm tối và lúc đợi tàu, tác giả bộc lộ tiếng nói xót thương dịu dàng và thầm kín đối với những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp, sống quẩn quanh bế tắc, không tương lai và tiếng nói trân trọng yêu thương những tâm hồn trong sáng nhân hậu với nhiêù khát vọng dẫu chỉ là mơ ước. ở đó là sự thức tỉnh ý thức cá nhân về cuộc sống sâu sắc, tốt đẹp và tư tưởng nhân đạo đẹp đẽ của nhà văn Sau khi đọc tác phẩm, gv yêu cầu hs phân chia bố cục II. Đọc hiểu tác phẩm * Bố cục - Phố huyện lúc chiều muộn Từ đầu..........về phía làng - Phố huyện trong đêm Trời bắt đầu đêm..........trong cuộc sống nghèo khổ của họ - Đòan tàu đi qua phố huyện Đoạn còn lại - GV : Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tà được nhà văn khắc hoạ qua các chi tiết nào (âm thanh; hình ảnh, màu sắc; đường nét) ? - HS tìm kiếm, phát hiện các chi tiết miêu tả thiên nhiên. GV : Anh/chị có cảm nhận gì về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên này Có quan điểm cho rằng : đoạn văn tả cảnh thiên nhiên là một đoạn văn đầy chất thơ, thể hiện tài dựng cảnh điêu luyện của nhà văn. ý kiến của anh (chị). 1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tà a. Cảnh ngày tàn - Âm thanh: Tiếng trống thu không gợi buổi chiều tà là âm thanh đầu tiên của phố huyện - là âm thanh quen thuộc, thường nhật của làng quê => Âm thanh rời rạc, chậm, lẻ loi vang ra như tắt lịm dần trong không gian. Âm thanh vô hình mà chất chứa bao nỗi niềm, không chỉ gợi buổi chiều mà cả gọi về cả một nỗi niềm xao xác - Màu sắc: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tan, dãy tre làng đem lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời => ánh sáng dường như gượng bùng lên rồi lụi tắt dần nhường chỗ cho bóng tối - Thời gian: chiều, chiều rồi, một buổi chiều êm ả như ru...... Câu văn với âm điệu nhẹ nhàng, êm ả gợi cái không khí quen thuộc , yên ả, vắng lặng chỉ có một thứ âm thanh mơ hồ vọng lại "văng vẳng...." => Âm điệu đều đặn của câu văn gợi lên sự lặp lại. Một buổi chiều quen thuộc như bao buổi chiều khác, buổi chiều ngày hôm qua và có lẽ cả buổi chiều ngày mai nữa..... - GV : Sau bức tranh thiên nhiên bình dị và thơ mộng, cuộc sống con người hiện lên thế nào? (GV gợi ý : cảnh chợ, những người dân phố huyện). Liên hệ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương - GV : Từ những chi tiết ấy, anh (chị) có nhận xét gì về đời sống nơi đây ? - GV : trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ, tâm trạng của Liên thế nào ? - GV : qua những chi tiết ấy, anh (chị) có cảm nhận gì về cô bé này (đời sống và vẻ đẹp tâm hồn)? b. Cảnh chợ tàn Phiên chợ là thuần phong mỹ tục, là bộ mặt, là nhịp điệu của cuộc sống, là sức sống của làng quê nhưng Thạch Lam lại miêu tả một phiên chợ tàn để nói lên cái tiêu điều xơ xác của phố huyện cũng như hình ảnh một miền quê đang mất dần sinh khí, sự sống đang yếu dần - Những chi tiết miêu tả cảnh chợ tàn: + Chợ đã vãn, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn lại dư âm của buổi họp chợ: rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía.........Mùi ẩm mốc bốc lên => gợi cái mùi của sự nghèo nàn, tàn tạ + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom tìm tòi những thứ người đi chợ bỏ lại - lấy những thứ người ta vứt đi làm chút hi vọng cho cuộc sống của mình - Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn: + Liên cảm thấy cái mùi quen thuộc của quê hương như thấm vào máu thịt. Liên buồn man mác. + Liên thương cảm với những đứa trẻ nhặt rác nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng => Tâm hồn người con gái bé nhỏ đang nhen nhóm tình yêu quê hương con người. - GV : Hãy chỉ ra thái độ và tình cảm của nhà văn đối với thiên nhiên và đời sống con người ? c. Những kiếp người tàn - Mẹ con chị Tý: Ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước. Cuộc sống lặp đi lặp lại đến đơn điệu "Ôi chao! Sớm với muộn có ăn thua gì?" => Cuộc sống bấp bênh, không hi vọng nhưng vẫn cứ dọn hàng. Không phải là để sống mà là để cầm cự, giao tranh với cuộc sống - Những đứa trẻ nhặt rác: Tìm kiếm sự sống trên cái nền quê đã tàn. Chúng là những linh hồn nhỏ, bơ vơ trước dòng đời, làm tô đậm thêm cảnh lụi tàn của buổi chiều tà. - Hình ảnh bà cụ Thi điên; mang tiếng cười khanh khách chìm đắm trong bóng tối sau bước đi lảo đảo hơi rượu => Gợi một nỗi niềm băn khoăn day dứt, ám ảnh về một cuộc đời lụi tàn mà còn chứa đựng bao nỗi niềm u uẩn. - Chị em Liên: phải trông coi cửa hàng tạp hóa giúp mẹ - cửa hàng nhỏ xíu dán giấy nhật trình, đồ vật tồi tàn (chiếc chõng tre sắp gẫy), ngày phiên bán cũng chẳng ăm thua gì......=> hình dung ra gia cảnh và mức sống eo hẹp của gia đình Liên *Nhận xét: Mỗi người một cảnh nhưng họ đều có chung sự buồn chán, mòn mỏi, với nhịp sống quẩn quanh bế tắc Sự leo lắt của cuộc sống con người trong dòng chảy không ngừng ngớt của nỗi niềm truyền kiếp chốn phố huyện Bao trùm là sự xót thương của nhà văn, gợi lên sự ám ảnh trong lòng người đọc Pv: Bức tranh thiên nhiên trong đêm tối được khắc họa như thế nào? - ánh sáng: Biểu tượng của hi vọng, mơ ước, khát vọng - Bóng tối: nghèo nàn, tàn tạ, héo hắt Pv: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả bóng tối trong truyện? ánh sáng được miêu tả ra sao? Em có nhận xét gì về sự tương quan giữa ánh sáng và bóng tối Gvdg: Thạch Lam đã miêu tả ánh sáng quá ư riết ráng, nó đối lập với bóng tối tràn lan, đậm đặc. Tác giả dựng lên không gian nghệ thuật trong truyện là không gian bóng tối. ánh sáng chỉ xuất hiện le lói, từng hột một không đủ để xé rách màn đêm. trái lại chỉ làm đêm tối trở nên mênh mông hơn. Bóng tối vượt qua ranh giới tự nhiên, không chỉ bám vào mọi cảnh vật mà thấm vào da thịt con người, đem theo cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của Liên. 2. Bức tranh phố huyện nghèo trong đêm tối a. Cảnh vật thiên nhiên - Đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gío mát". Câu văn giàu chất thơ, ngữ điệu nhỏ nhẹ, man mác thi vị => những cảm xúc tinh tế trong tâm hồn dễ rung động - Vòm trời với hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, vệt sáng của những con đom đóm....... => Thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật yên lặng và đầy chất thơ - Thiên nhiên có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Xuyên suốt truyện ngắn là sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối. Bóng tối xuất hiện từ từ, dần dần, lấn át ánh sáng làm chủ không gian ánh sáng Bóng tối - Quầng sáng xung quanh ngọn đèn lay động trên lều chõng hàng chị Tý - ánh đèn bác Siêu chỉ là "một chấm lửa nhỏ vàng, lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra" - Ngọn đèn trong cửa hàng của Liên vặn nhỏ, thưa thớt, từng hột sáng lọt qua phên nứa - ánh sáng qua khe hở của các cửa hàng "khe ánh sáng" - ánh sáng không gian: yếu ớt, mờ ảo - ánh sáng của những ngôi sao lẫn vệt sáng đom đóm - Bóng tối tràn lan: con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa - Bóng tối đậm đặc:"Tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khốc, không vang xa, chìm ngay vào bóng tối àâm thanh như bị bóng tối chặn đứng lại, không vang xa được - GV : Có người cho rằng: Ngoài sự nghèo khổ và nhỏ bé đến tội nghiệp, những người dân nơi đây còn đang phải sống một cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, không tương lai, không lối thoát. Anh/chị nghĩ sao về nhận định này ? - GV : Dù thế thì trong bóng tối họ vẫn ước mơ. Họ mơ ước điều gì ? Ai có thể “đọc” ra ẩn ý mà nhà văn muốn thể hiện và gửi gắm ở đây ? Gv dg: Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại ngày nào cũng thế một cách đơn điệu, buồn tẻ - Vẫn những động tác quen thuộc: chị Tí dọn hàng, bác phở Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm xuất hiện với cái thau trước mặt… - Vẫn những suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày : người nhà cụ thừa, cụ lục đi gọi người đánh tổ tôm. - Vẫn “tiếng đàn bầu bần bật” của bác xẩm ế khách. Gvdg: Ước mơ, mong đợi trong bóng tối: “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”. - Ước mơ rất mơ hồ à càng cho thấy tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình rồi sẽ ra sao. - Dù vậy, họ vẫn không mất hết hi vọng và niềm tin vào cuộc sống à Trong hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi ước mơ những điều tốt đẹp. Sống là phải biết ước mơ và hi vọng b. Những con người trong bóng tối Trong đêm tối những con người nhuộm đầy bóng tối lần lượt hiện ra: - Mẹ con chị Tý: Mòn mỏi, phấp phỏng chờ đợi những khách hàng quen thuộc :"giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ" - Gánh phở bác Siêu: Đốm lửa thấp thoáng nhỏ và vàng lơ lửng trong đêm tối mất đi rồi lại hiện ra => Sự mỏng manh, lay lắt, tàn lụi của kiếp người: "Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ" à Sự vất vả cầm cự với cuộc sống - Vợ chồng bác Xẩm: Thu gọn trên manh chiếu chật, bám sát mặt đất trong bóng tối, tiếng đàn bầu run rẩy tựa hồ như sự tàn tạ, héo hắt sự sống yếu ớt. Hình ảnh thằng con bò ra đất nghịch rác bẩn vùi trong cát bên đường àđáng thương tội nghiệp - Hai đứa trẻ: Sớm phải làm quen và hứng chịu nỗi buồn, Liên và An đêm nào cũng thế, khi đêm đến chúng nhìn ra phố đếm đủ các đèn, ngước mắt nhìn lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà, tìm con vịt chạy theo ông thần Nông :"Bóng tối đối với chúng quen lắm" ỉ Dưới cảm quan nhân đạo của Thạch Lam, ông nâng niu, trân trọng những khát vọng nhỏ bé, mơ hồ. Con mắt thương yêu đã nhìn thấy những ước mơ, khát vọng nhỏ bé và mong muốn một cái gì đó tươi sáng làm khuấy động một chút cuộc sống phẳng lặng, tẻ nhạt ấy. - GV : Đoàn tàu đã xuất hiện như thế nào qua cái nhìn và tâm trạng của hai chị em Liên và An ? 3. Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện a. Lí do chị em Liên đợi tàu - Vì muốn nhìn chuyến tàu, đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya, nhìn thấy một cái gì khác với cuộc đời mà chị em Liên đang sống; con tàu đi qua cuộc sống tẻ nhạt, phẳng lặng của phố huyện - Con tàu đánh thức miền quá khứ, dĩ vãng đẹp đẽ - những kỉ niệm về Hà Nội nơi mà Liên đã sống những ngày hạnh phúc. Hà Nội với Liên vẫn là niềm mơ ước thiết tha => Đoàn tàu ngoài ý nghĩa hiện thực còn có ý nghĩa biểu tượng: Nó gắn với thế giới ước mơ, thế giới khát vọng của hai đứa trẻ Nhìn thấy đoàn tàu là một hành động thỏa mãn thị giác, thỏa mãn tư tưởng, nó lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn chị em Liên bằng những hoài niệm ước mơ. - GV : Vì sao, hai chị em lại cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua trong đêm ? - HS suy nghĩ, phát hiện ý nghĩa của đoàn tàu cũng là lý giải nguyên nhân sâu xa vì sao Liên và An cố thức đợi tàu. b. ý nghĩa chuyến tàu đêm đối với phố huyện Con tàu mang đến một thế giới khác - Đem đến cho phố huyện một cái ánh sáng của thế giới thị thành. ánh sáng của đoàn tàu đủ sức xóa đi dù chỉ trong giây lát cái ánh sáng mơ ảo, huyễn hoặc của phố huyện. - Âm thanh mãnh liệt đủ sức át đi bản hòa tấu đều đều, buồn tẻ của phố huyện => Con tàu tác động mạnh mẽ đến con người phố huyện, đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tù túng, u uẩn, con tàu trở thành nhu cầu như cơm ăn, nước uống hằng ngày. - HS làm việc theo nhóm (04HS/01 nhóm) : Tái hiện sự xuất hiện của đoàn tàu qua cái nhìn và tâm trạng của hai đứa trẻ. Gv tổ chức cho hs thảo luận: Theo em thì các nhân vật tại cái phố huyện nghèo này thì ai là người khổ đau nhất? Hs thảo luận và trả lời Liên điển hình cho kiểu nhân vật Lãng mạn: chán ngán thực tại, tìm về quá khứ hoặc mơ tưởng đến tương lai. Liên chán ngán thực tại. Liên bất hòa với phố huyện nên cô hoài niệm về quá khứ thì quá khứ đã trở thành dĩ vãng còn tương lai thì vô vọng => Khát vọng không thành c. Diễn biến tâm trạng đợi tàu - Tàu chưa đến: An đã buồn ngủ díu mắt nhưng vẫn còn dặn với:"Tàu đến, chị đánh thức em dậy nhé!" - Tàu đến gần:Bác Siêu nghểnh cổ ra phía ga, lên tiếng: "đàn ghi đã đến kia rồi" Liên đánh thức em, dắt tay An đứng đón tàu. - Tàu đến: Tiếng còi rít lên rầm rộ đi tới, đèn sáng. Liên và An nhìn đoàn tàu vụt qua với những toa sang trọng, lố nhố bóng người, ánh sáng lấp lánh của đồng và kẽm. - Tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ bay tung lên, chị em Liên chăm chú dõi theo mãi chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo ở toa cuối cùng, xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Liên lặng theo mơ tưởng, tronglòng bao nuối tiếc xa xăm. Phố huyện trở lại yên tĩnh, vắng vẻ. ố Cùng với toa tàu, thế giới mơ ước cũng vùn vụt sáng lên trong một khoảnh khắc như một vẹt sao băng để rồi trở thành một ảo tưởng mong manh. Đoàn tàu đến rồi đi trả lại cho phố huyện cuộc sống tối tăm, cũ kĩ như đã có từ ngàn năm. * Hướng dẫn, định hướng hs Có người cho rằng Liên là người khổ nhất vì: - Liên là người từng biết ánh sáng nơi thị thành - Liên là người nhạy cảm trước số phận của những con người - Liên là người con gái biết suy nghĩ, hay trầm tư trước cuộc đời và cảnh đời mà cô chứng kiến - Liên cảm nhận được cuộc sống tối tăm mà Liên cũng như những người xung quanh phố huyện này đắm chìm trpng bóng tối và Liên là người khát khao sống, khát khao ánh sáng Quá khứ >< Tương lai (Hà Nội) (Phố huyện) (Đoàn tàu) *ánh sáng *Bóng tối *ánh sáng *Tấp nập, * Tĩnh mịch, *ồn ào, ồn ào Buồn thương huyên náo =>Sự sống =>K sự sống =>Sự sống - HS phát hiện ý nghĩa hàm ẩn của việc hai đứa trẻ đợi tàu và thái độ của nhà văn qua cách dựng cảnh, dựng người (tâm trạng). à Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm : - Đừng bao giờ để cuộc sống của con người chìm trong cái “ao đời phẳng lặng”. Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa. - Những con người đang phải sống một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, tù túng hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống sáng tươi. à Đây chính là giá trị nhân văn, nhân bản đáng quý của truyện ngắn này. ố Truyện khép lại trong đêm gợi sự bế tắc của những con người chưa tìm được lối thoát nhưng khát vọng vẫn bứt thoát hé mở niền tin, hạnh phúc dẫu rằng nó rất mơ hồ. Tác giả gửi gắm trong đó một tư tưởng nhân văn cao đẹp và sâu sắc về người lao động trong xã hội cũ. - Miêu tả hai đứa trẻ ở phố huyện nghèo (hai mầm cây trên một mảnh đát cằn cỗi, bạc màu), Thạch Lam muốn bày tỏ nỗi lo âu với số phận con người. Liệu chúng có thể mọc lên thành những cây xanh non, trên mảnh đất khô cằn đó không? Đó là sự lên tiếng xuất phát từ lòng trắc ẩn của Thạch Lam. Tác giả bày tỏ cảm thông với những kiếp người nhỏ bé bị cuộc sống đô thị bỏ quên., không biết đến hạnh phúc - Tạo tình huống truyện và miêu tả diễn biến tâm trạng Liên, Thạch Lam muốn đặt ra vấn đề đổi đời, cần thay đổi cuộc sống này, cứu lấy cuộc sống hai đứa trẻ. Hãy cho chúng một cuộc sống, sống trong hi vọng chứ không phải là trong vô vọng Pv: Em có nhận xét gì về nội dung nhân đạo được Thạch Lam thể hiện trong tác phẩm? GV : Tại sao nói Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam ? III. Tổng kết 1. Nội dung Thông qua việc miêu tả bức tranh nơi phố huyện và cuộc sống nơi đây, Thạch Lam thể hiện lòng nhân đạo, cảm thông với số phận những con người nhỏ bé nơi phố huyện, nhìn thấy và nâng niu những ước mơ nhỏ bé nhưng chính đáng của họ. Họ là những con người sống từ trong tăm tối nhưng vẫn mơ ước và vươn lên trong cuộc sống. => Thức tỉnh cái tôi cá nhân; đặt ra vấn đề làm thế nào để thay đổi cuộc sống 2. Nghệ thuật - Truyện tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam. Tác phẩm như một bài thơ trữ tình đày xót thương đi sâu khai thác thế giới nội tâm, những cảm giác mơ hồ mong manh, tinh tế, đan xen hiện thực và trữ tình - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua sự tác động của ngoại cảnh - Ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ, câu văn mềm mại, trong sáng, giàu hình ảnh - Nhiều đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, nên thơ IV. Luyện tập, củng cố Tại sao tác giả lại đặt tên truyện này là "Hai đứa trẻ"? Gợi ý: Liên và An là linh hồn của truyện. Là một nạn nhân trong cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh nơi phố huyện. Câu chuyện nơi phố huyện được kể lại thông qua con mắt nhìn đời của hai chị em Liên và An

File đính kèm:

  • dochai dua tre.doc
Giáo án liên quan