A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Nắm được mục đích, yêu cầu, cách thức tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính .
- Biết cách tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa phải( truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính.
- Rèn luyện ý thức kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự vào đọc - hiểu văn bản văn học và Tập làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài dạy học, sách tham khảo.
- Bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: Trên cơ sở đã cho HS xem lại kiến thức ở nhà, GV tiến hành giờ dạy
kết hợp phương pháp phát vấn, thực hành.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Ở trung học cơ sở, các em đã được học cách tóm tắt văn bản tự sự, nắm được mục
đích vai trò và sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự. Bây giờ, chúng ta tiếp tục rèn luyện, củng
cố nâng cao bằng cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 39- Tóm tắt văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 .
NS: 17/ 11/ 2008
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Nắm được mục đích, yêu cầu, cách thức tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính .
- Biết cách tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa phải( truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính.
- Rèn luyện ý thức kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự vào đọc - hiểu văn bản văn học và Tập làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài dạy học, sách tham khảo.
- Bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: Trên cơ sở đã cho HS xem lại kiến thức ở nhà, GV tiến hành giờ dạy
kết hợp phương pháp phát vấn, thực hành.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Ở trung học cơ sở, các em đã được học cách tóm tắt văn bản tự sự, nắm được mục
đích vai trò và sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự. Bây giờ, chúng ta tiếp tục rèn luyện, củng
cố nâng cao bằng cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu.
TT1: Cho HS đọc SGK.
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính?
TT2: Cho biết mục đích, yêu cầu của kiểu bài tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính?
GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Cách tóm tắt.
TT1: Nhân vật văn học là gì?
TT2: Vậy, em hiểu thế nào là nhân vật chính?
TT3: GV gọi HS làm bài tập.
VL1: HS làm bài tập 1.
Tìm hiểu và tóm tắt truyện An Dương Vương. Xác định nhân vật chính?
Tóm tắt dựa theo nhân vật An Dương Vương:
- Lai lịch của nhân vật.
- Các hành động lời nói và việc làm trong mối quan hệ với các sự kiện, sự việc, nhân vật khác.
- Viết thành lời văn của mình.
HS khác bổ sung.
Gv điều chỉnh, kết luận.
VL2: HS làm bài tập 2.
TT4: Vậy, muốn tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính, em phải làm gì?
GV: Gọi một HS đọc Ghi nhớ SGK.
HĐ3: HS làm bài Luyện tập.
TT1: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi a, b BT1.
HS khác: bổ sung.
GV hướng dẫn HS về nhà làm BT2 và 3.
I. Mục đích yêu cầu tóm tắt VB tự sự theo nhân vật chính:
1. Khái niệm: Viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính.
2. Mục đích: .
- Nắm vững tính cách số phận nhân vật góp phần đi sâu tìm hiểu, đánh giá văn bản.
3. Yêu cầu:
- Trung thành với văn bản gốc .
- Ngắn gọn, nêu được những chi tiết và sự việc xảy ra đối với nhân vật chính.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
1. Nhân vật:
a. Nhân vật văn học: là con người( loài vật, cây cỏ…)được miêu tả trong văn bản văn học.
b. Nhân vật chính: Là nhân vật không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng quyết định nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
2. Bài tập:
2.1. Bài tập 1: Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương.
a. Nhân vật chính:
- An Dương Vương.
- Mị Châu.
- Trọng Thủy.
b. Nội dung cần tóm tắt:
- An Dương Vương xây Loa Thành.
- Nhờ thần Kim Qui giúp đỡ, Loa Thành đã xây xong .
- Thần cho An Dương Vương chiếc vuốt để chống giặc ngoại xâm.
- Triệu Đà sang xâm lược nhưng bị đánh bại.
- An Dương Vương đồng ý cho Mị Châu kết hôn cùng Trọng Thủy.
- Bị Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ, An Dương Vương rơi vào bi kịch mất nước.
- Vua cùng Mị Châu chạy trốn.
- Hiểu rõ nguồn cơn, ADV rút dao chém Mị Châu rồi cầm sừng tê giác cùng Rùa vàng xuống biển.
2.2.Bài tập 2: Tóm tắt theo nhân vật Mị Châu
3. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
Ghi nhớ SGK.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: cho 2 văn bản
a. Bản tóm tắt 2 bắt đầu từ “ Chàng Trương đi đánh giặc” đến “ thì không kịp nữa”.
Mục đích khác nhau:
- Bản tóm tắt 1 tóm tắt toàn bộ câu chuyện nhằm giúp người đọc hiểu và nhớ văn bản.
- Đoạn tóm tắt 2 dùng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến.
b. Cách tóm tắt khác:
- Bản 1 tóm tắt đầy đủ câu chuyện.
- Bản 2 chỉ lựa chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ một ý kiến.
2. Bài tập 2,3:
3. Củng cố: GV gọi một HS đọc lại Ghi nhớ.
4. Dặn dò:
- Học thuộc Ghi nhớ.
- Làm BT 2,3 phần Luyện tập.
- Soạn bài: Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Đọc “ Tiểu Thanh kí”( Nguyễn Du)
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 40.
Ngày soạn: 20/ 11/ 2008
NHÀN
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Cảm nhận được cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Cuộc sống đạm bạc, nhân
cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
- Biết cách đọc, hiểu một bài thơ có câu thơ ẩn ý, thâm trầm; thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ
tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.
- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
- Các tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: GV tiến hành giờ dạy học theo cách kết hợp nhiều phương pháp: Đọc
sáng tạo, phát vấn, thảo luận nhóm và GV thuyết giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh ngày hè. Phân tích vẻ đẹp tâm
hồn của nhà thơ qua hai câu thơ cuối?
Dự kiến: HS đọc thuộc bài thơ; chỉ ra được Nguyễn Trãi có một tâm hồn yêu thiên nhiên tha
thiết và là một con người suốt đời vì dân vì nước.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: “Nhàn” là một trong những bài thơ thể hiện quan niệm sống và nhân cách cao đẹp
của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ thực sự để lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả chúng ta. Hãy chậm
rãi lần dở từng câu chữ, chúng ta sẽ thực sự đồng cảm những gì mà thi nhân gởi gắm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
TT1: Nêu những nét khái quát về cuộc đời và thơ văn NBK?
- Thời đại?
- Vị trí của NBK trong nền văn học dân tộc?
- Nội dung thơ NBK?
TT2: Cho biết vị trí của bài thơ? thể loại? đề tài?
Bài thơ hoặc câu thơ nào của NBK cùng đề tài trên?
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
TT1: Hd đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, thong thả, hóm hỉnh ở câu 3,4; thanh thản, thoải mái ở 4 câu cuối.
TT2: Sau khi về quê ở ẩn, cuộc sống thôn quê đi vào thơ ông và hiện lên sinh động qua những câu thơ nào? à Câu 1,2; 5,6.
GV: Hai câu đầu, cách dùng số từ, danh từ và nhịp điệu có gì đáng chú ý? Ta hình dung cuộc sống đó ntn?
GV: Một trạng nguyên về với đồng quê, tâm trạng của tác giả ntn? Ý nghĩa của đại từ “ ai”?
GV: Câu 5,6 ngắt nhịp ntn? Các sản vật và khung cảnh nói lên điều gì?
GV: Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của NBK ntn?
TT3: Em có suy nghĩ gì về cuộc sống chốn thôn quê được miêu tả trong bài thơ?
TT4: Cuộc sống chốn thôn quê với vẻ đẹp thanh cao càng làm nổi rõ vẻ đẹp của con người.
HS thảo luận:
- Quan niệm của tác giả về dại- khôn?
- Tìm nơi vắng vẻ phải chăng là lánh đời?
- Hiệu quả của nghệ thuật đối trong 2 câu thơ?
- Ý nghĩa của cách nói ngược của NBK?
- Âm điệu nhẹ nhàng, hóm hỉnh thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ?
- Sự đối lập thể hiện vẻ đẹp gì trong con người ấy?
TT5: Sự lựa chọn cách sống, thái độ sống của NBK không chỉ là biểu hiện của một nhân cách. Đó còn là kết quả của điều gì?
HĐ3: GV hướng dẫn HS kết luận.
TT1: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
TT2: Em hiểu quan niệm sống nhàn của tác giả là gì?
- Không vất vả, cực nhọc?
- Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho bản thân?
- Xa lánh nơi quyền quý, giữ cốt cách thanh cao?
- Hoà hợp với tự nhiên?
GV: kết luận.
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm( 1491- 1585)
a. Cuộc đời:
- Quê: xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- Đỗ trạng nguyên, làm quan dưới triều Mạc.
- Cáo quan về ở ẩn, mở trường dạy học, vẫn tham vấn cho triều đình.
b. Thơ:
- Tác phẩm: Bạch vân am thi tập( chữ Hán)
Bạch vân quốc ngữ thi( ch. Nôm)
- Nội dung: Đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
à Là nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Bài thơ:
- Vị trí: trích trong tập Bạch vân quốc ngữ thi
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài: Lối sống nhàn.
II. Đọc - hiểu:
1. Cuộc sống chốn thôn quê:
- Cuộc sống lao động dân dã, chất phác, thuần hậu( mai, cuốc, cần câu…lúc nào cũng sẵn sàng, chu đáo).
- NBK như một lão nông thực thụ, ung dung, thảnh thơi. Một sự ngông ngạo trước thói đời nhưng vẫn thật giản dị.
- Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao, hoà nhập với thiên nhiên: xuân, hạ, thu, đông, mùa nào thức nấy.
à Cuộc sống chốn thôn quê: Giản dị mà thanh cao, thuần hậu, hạnh phúc trong sự hoà hợp với thiên nhiên.
2. Vẻ đẹp một con người:
Nghệ thuật đối:
Ta dại >< người khôn
Tìm nơi vắng vẻ >< đến chốn lao xao
Thiên nhiên tĩnh tại >< chốn cửa quyền
Tâm hồn thanh thản>< bon chen, thủ đoạn
à Một nhân cách đẹp: tìm về với thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, tiền tài, địa vị.
à Một trí tuệ sâu sắc: tỉnh táo trong sự chọn lựa, cách nói ngược nghĩa thâm trầm, cái nhìn thông tuệ nhận ra công danh, tiền bạc, địa vị chỉ là một giấc chiêm bao.
III. Kết luận:
1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần ngôn ngữ hàng ngày mà cô đọng, ý vị, linh hoạt; kết hợp hài hoà giữa trữ tình và triết lí.
2. Nội dung: Lời tâm sự thâm trầm mà sâu sắc; khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
à Chân dung NBK: bậc đại hiền với nhân cách và trí tuệ cao đẹp.
3. Ghi nhớ: SGK.
3. Củng cố:
- Quan niệm sống nhàn của NBK có còn phù hợp với cuộc sống hôm nay, nhất là đối với những người “ làm quan”?( Ý nghĩa tích cực trong hoàn cảnh XHPK có những suy thoái về đạo đức). Khía cạnh nào trong triết lí sống đó có thể giữ lại làm bài học cho mỗi chúng ta?
- Triết lí “ nhàn”của NBK gần với thái độ sống của ai?( Chữ nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh khiêm là cùng dòng chữ nhàn của Chu Văn An, Nguyễn Trãi. Những bậc đại hiền này nhàn thân mà không nhàn tâm).
- GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK trang 130.
4. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm vững nội dung trọng tâm.
- Chuẩn bị Đọc “ Tiểu Thanh kí”.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 41.
Ngày soạn: 22/ 11/ 2008.
ĐỌC “TIỂU THANH KÍ”
(Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: Số phận
người phụ nữ tài sắc.
- Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo Trong VHTĐ: Quan tâm
đến những con người làm ra các giá trị văn hóa, tôn vinh họ.
- Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du toàn diện hơn: không những có giá trị
vật chất để tồn tại mà cần có cả những giá trị tinh thần.
- Thấy được thành công về nghệ thuật của bài thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Đèn chiếu.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn,
trao đổi, thảo luận, GV thuyết giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhàn”. Nêu vẻ đẹp trí tuệ của nhà thơ.
Dự kiến: HS đọc thuộc bài thơ. Chỉ ra được NBK là người có trí tuệ sâu sắc.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Chúng ta từng biết về một Nguyễn Du với nỗi đau nhân thế trong Truyện Kiều.Tiếp
tục mạch cảm hứng ấy, Đọc “ Tiểu Thanh kí” cũng là nơi tác giả gởi gắm niềm thương cảm cho
một kiếp người tài sắc nhưng bạc mệnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Tiểu dẫn.
TT1: Từ cuộc đời nhân vật, em hãy cho biết đề tài của bài thơ?
TT2: Xác định thể loại? Ta nên chia bố cục ntn? Vai trò của từng phần đối với chủ đề bài thơ?
- C1,2: Sự kiện, xúc cảm trỗi dậy.
- C3,4: Những suy nghĩ, liên tưởng từ cảnh và vật.
- C5,6: Khái quát, nâng vấn đề.
- C7,8: Ý nghĩa khái quát thân phận chung.
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu bài thơ.
TT1: HS đọc bài thơ, chú ý diễn cảm.
TT2: Nhà thơ hình dung cảnh Tây Hồ ntn?
Tgiả ngồi bên cửa sổ đọc về Tiểu Thanh, xúc cảm gì đã trỗi dậy?
TT3: Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ? Ý nghĩa?
GV liên hệ Đạm Tiên, nàng Kiều “ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”, “ Chữ tài liền…một vần”.
Điểm giống nhau ở họ?
GV: Trước những số phận đó, ND có thái độ gì?
TT4: HS đọc hai câu luận.
GV: Em hiểu gì về nội dung câu 5?
Thái độ tác giả có sự chuyển biến ntn?
GV: Điểm giống giữa nàng Tiểu Thanh và Nguyễn Du? à Đồng hội đồng thuyền.
TT5: Em hiểu gì về thời gian 300 năm?
Hai câu kết, tác giả trực tiếp bộc lộ điều gì?
Nhà thơ băn khoăn, mong đợi điều gì?
GV kết luận.
HĐ3:
GV kết luận.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK.
I.Giới thiệu:
1. Đề tài: Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc.
2. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Bố cục: Đề, Thực, Luận, Kết.
II. Đọc - hiểu:
1. Hai câu đề:
- Cảnh Tây Hồ: hoang phế( sự đổi thay theo hướng xấu đi)
- Nỗi xót thương vô hạn của Nguyễn Du trước số phận của một con người tài hoa mà bạc mệnh.
à Ngẫm ngợi về cuộc đời, niềm âm thầm, xót xa, lặng lẽ.
2. Hai câu thực:
- Nghệ thuật nhân cách hoá vật vô tri: Tiểu Thanh là một người có tài, sắc.
- Số phận bi kịch của nàng Tiểu Thanh: Đẹp, tài hoa chỉ đem lại những điều xót xa, oan nghiệt.
à Sự trân trọng, cảm thông trước số phận bất hạnh của người tài sắc; tố cáo, lên án sự nhỏ nhen, ích kỉ của người đời đ/v người tài hoa.
3. Hai câu luận:
- Nỗi tuyệt vọng trước những nghịch lí trớ trêu của tạo hóa, cảm thức đầy bi kịch của thi sĩ tài hoa.
- Từ xót người đến xót đời và xót mình.
à Sự yêu thương, trân trọng, đồng cảm sâu sắc.
4. Hai câu kết:
- Trực tiếp bộc lộ những tâm sự của riêng mình, dự cảm về mình.
- Câu hỏi nhức nhối, băn khoăn, da diết nỗi lòng thi nhân mong đợi tri kỉ, tri ngộ . Đây không còn là câu hỏi cho riêng ai , mà trở thành niềm day dứt cho bao người, bao đời.
à Bức thông điệp, niềm tâm sự cho hậu thế: hãy yêu thương, trân trọng cái đẹp; đừng bao giờ quên nỗi oan khổ của người xưa.
III. Kết luận:
- Bài thơ có giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Ghi nhớ: SGK.
3. Củng cố: Bài thơ là lời nức nở của một tâm hồn nhân hậu cao cả tràn ngập tình yêu thương
bao la đối với những con người bất hạnh; là niềm tâm sự của tác giả trước hậu thế và cuộc đời.
4. Dặn dò:
- Làm Luyện tập trang 143.
- Học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ. Nắm nội dung chính.
- Chuẩn bị: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt( tt).
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 42.
Ngày soạn: 23/ 11/ 2008
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
( tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Như tiết 36 .
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV, thiết kế bài dạy học, các tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ hoặc đèn chiếu.
2. Cách thức trình bày:
GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG .
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu hiện?( HS nêu được kiến thức đã học ở tiết học trước).
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm của con người trong cuộc sống hằng ngày. Bài học Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sẽ cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1:
TT1: GV treo bảng phụ( Đoạn hội thoại tr/ 113).
- Cho biết thời gian, địa điểm?
- Nhân vật giao tiếp tham gia hội thoại .
- Phân tích mục đích từng lời thoại ( Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương khuyên Lan )
- Phân tích cách dùng từ kèm theo ngữ điệu của từng lời thoại?
Vậy, em thấy trong một hội thoại yếu tố thời gian , địa điểm, con người ( tuổi tác, tâm lí, cách nói..) từ ngữ diễn đạt có cụ thể không?
TT2:
GV lấy ví dụ truyện cười “Mất rồi” vì phạm tính cụ thể dẫn đến hiểu lầm.
TT3: Tính cảm xúc có phải là tình cảm, thái độ?
TT4: Qua giọng nói, ta có thể biết được giọng nói đó của ai. Vì sao?
- Theo em, dấu hiệu thứ ba của phong cách ngôn ngữ là gì?
- Tính cá thể được biểu hiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày như thế nào?
TT5:GV cho HS thảo luận
Trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, khi dùng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ có tác dụng như thế nào và cần lưu ý điều gì?
à tránh cộc lốc, thiếu văn hóa, xúc phạm người khác.
TT6: GVgọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK.
HĐ2: HS làm bài Luyện tập.
TT1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
TT2: GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
TT3: GV hướng dẫn HS làm bài tập 3.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
II. Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Tính cụ thể:
- Biểu hiện của tính cụ thể :
SGK
- Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lại có tính cụ thể?
+ Cụ thể => nội dung .
2. Tính cảm xúc:
- Là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, thái độ của người nói ( hoặc người viết).
- Biểu hiện:
+ Giọng điệu.
+ Từ ngữ, kiểu câu.
àMọi lời nói đều mang tính cảm xúc.
3. Tính cá thể:
- Lời nói là “vẻ mặt thứ hai” của con người.
+ tuổi tác, văn hóa, giới tính.
+ Tính cách, địa phương.
- Biểu hiện :
+ Giọng điệu ( nhanh, chậm, gay gắt).
+ Thói quen dùng từ, diễn đạt.
* Kết luận: Ghi nhớ.
III. Luyện tập: Bài tập1, 2, 3/ 107.
1. Bài tập 1: Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn trích nhật ký Đặng Thùy Trâm mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
a. Tính cụ thể : “Nghĩ gì đấy Th.ơi”, “Nghĩ gì mà”( phân thân đối thoại”); thời gian: đêm khuya, không gian: rừng núi.
b. Tính cảm xúc: thể hiện ở giọng điệu thân mật, những câu nghi vấn, cảm thán ( “ Nghĩ gì đấy Th. ơi?, “Đáng trách quá Th. Ơi”, những từ cận cảnh, viễn cảnh, cảnh chia ly, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư.
c. Tính cá thể: Nét cá thể trong ngôn ngữ của nhật kí là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú(...nằm thao thức không ngủ được”,”Nghĩ gì đấy Th. ơi?’’, “ Th. thấy...”, “ Đáng trách quá Th. Ơi!”, “ Th. Có nghe...?”)
2. Bài tập 2:
Trong 2 câu ca dao, dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:
- Từ xưng hô: mình - tôi; cô- anh.
- Ngôn ngữ đối thoại: “...có nhớ ta chăng”,
“ hỡi cô yếm trắng ...”
- Lời nói hàng ngày: “mình về...”, “ ta về...”, “lại đây đập đất trồng cà vói anh”.
3. Bài tập 3:
Đoạn đối thoại của Đăm San với dân làng mô
phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có hô –
đáp, có luân phiên lượt lời, nhưng lời nói được
xếp đặt theo kiểu:
- Có đối chọi: “Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục”.
- Có điệp từ, có điệp ngữ: “Ai chăn ngựa hãy đi...”, “ Ai giữ voi hãy đi..”, “ai giữ trâu hãy đi...”.
- Có nhịp điệu theo câu hoặc theo ngữ đoạn.
3. Củng cố: Nắm vững các đặc trưng Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt để vận dụng trong giao tiếp.
4. Dặn dò: Chuẩn bị: Đọc thêm Vận nước
Cáo bệnh, bảo mọi người
Hứng trở về.
Đọc văn: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
D. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an van 10 3942.doc