Giáo án Ngữ văn 10 tiết 41, 42- Xúy vân giả dại

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Hiểu được nội dung y nghĩa của vở chèo qua đoạn trích, từ đó có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật độc đáo của dân tộc.

 * Thấy được sự thể hiện nội tâm đặc sắc của Xúy Vân trong đoạn trích.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 41, 42- Xúy vân giả dại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 3 tháng 11 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 41, 42. Xúy Vân giả dại ( Trích vở chèo Kim Nham) a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Hiểu được nội dung y nghĩa của vở chèo qua đoạn trích, từ đó có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật độc đáo của dân tộc. * Thấy được sự thể hiện nội tâm đặc sắc của Xúy Vân trong đoạn trích. b- Các bước tiến hành. i- ổn định tổ chức. ii- Kiểm tra bài cũ. iii- Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK và trả lời câu hỏi) - Trình bày những y chính trong phần tiểu dẫn. - Nêu những hiểu biết của em về chèo cổ Việt Nam. ( HS đọc đoạn trích. GV có thể cho HS xem một đoạn băng về vở kịch). - Đoạn trích là lời của nhân vật Xúy Vân. Có phải tất cả lời của Xúy Vân đều là lời điên dại? - Những lời nói tưởng như điên dại nhưng rất tỉnh táo đó thể hiện điều gì? - Hãy phân tích tâm trạng của Xúy Vân. Tiết 2 - Hãy phân tích hai câu thơ của Xúy Vân để thấy tâm trạng thất vọng của nàng. - Diễn tả điều này trong lời hát của mình, Xúy Vân nhắc đi nhắc lại một điệp khúc “Xa xa lắc, xa xa líu. Bông bông dắt, bông bông díu”. Hãy phân tích y nghĩa của việc lặp lại điệp khúc đó. - Hãy phân tích y nghĩa của hình ảnh “con cá rô nằm vũng chân trâu”. - Tâm trạng đó của Xúy Vân được miêu tả qua thủ pháp nghệ thuật gì? - Qua tâm trạng của Xúy Vân, hãy trìng bày những cảm nhận của em về cảnh ngộ của nàng. - Thông qua việc miêu tả cảnh Xúy Vân giả điên để chạy theo Trần Phương, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích. I- Tiểu dẫn - Giới thiệu vài nét về chèo cổ Việt Nam. + Chèo cổ hay còn gọi là chèo truyền thống hay chèo sân đình, là một thể loại sân khấu dân gian độc đáo- là sản phẩm của nông thôn các tỉnh đồng bằng bắc bộ. + Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp giữa kịch bản, lời hát, âm nhạc và vũ điệu… + Mỗi vở chèo thường có vài cảnh đặc sắc… + Cách biểu diễn của chèo có nhiều điểm đơn giản… + Kịch bản thường lấy từ truyện cổ tích… + Diễn viên là những người nông dân chân lấm tay bùn… - Tóm tắt vở chèo Kim Nham. II- Đọc – hiểu. - Đoạn trích là lời của Xúy Vân. Tuy nhiên không phải tất cả lời của Xúy Vân đều là lời của kẻ điên dại. Nên tôi phải lụy đò Cách con sông nên tôi phải lụy đò Bởi ông trời tối phải lụy cô bán hàng Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê bạn cười… - Thể hiện tâm trạng của Xúy Vân. + Trước tiên là tâm trạng cô đơn, lỡ làng dở dang: “Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò” “Chẳng nên gia thất thì về, ở làm gì mãi cho chúng chê bạn cười” Trong lời nói của mình Xúy Vân mượn hình ảnh còn đò sang sông để cụ thể hóa tâm trạng của mình ( GV tiểu kết tiết 1) + Tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình của Kim Nham: “Con gà rừng ăn lẫn với công, Đắng cay chẳng có chịu được, ức!” + Tâm trạng thất vọng giữa khát vọng và thực tế: “Bao giờ bông lúa chín vàng Để anh đi gặt để nàng mang cơm” Hai câu thơ cho thấy khát vọng của Xúy Vân rất giản dị- chồng cày vợ cuốc, sống cuộc sống bình dị. Nhưng thực tế không như nàng mong đợi. Kim Nham miệt mài đèn sách, bỏ nàng vò võ một mình, nhìn tuổi xuân đi qua. - Điệp khúc đó nói rõ tâm trạng của Xúy Vân. Càng chờ càng xa cách. Cuộc hôn nhân của nàng là cuộc hôn nhân ép buộc. Họ gắn bó với nhau nhưng mỗi người có một ước mơ sống khác nhau. Với Xúy Vân thì “Chờ cho bông lúa chín vàng”, còn Kim Nham thì bao giờ “Võng anh đi trước võng nàng theo sau”. Câu hát “Xa xa lắc…” thể hiện rõ sự cách xa… + Tâm trạng uất ức, bế tắc, cô đơn. “Con cá rô nằm vũng chân trâu Để cho năm bảy cần câu châu vào” Hình ảnh gợi ra không gian sống nhỏ hẹp. Nàng chỉ có thể chia sẻ cùng láng giềng cùng mẹ cha “nhưng láng giềng ai hay” và “ức bởi xuân huyên”. + Tâm trạng bế tắc, mất phương hướng. Tâm trạng này thể hiện qua những câu hát ngược: “Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh dơi Ông bụt kia bẻ cổ con nai…” Những hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên dại thật giả đúng sai lẫn lộn. Tóm lại tâm trạng của Xúy Vân là một diễn biến phong phú. Nghệ thuật diễn tả nội tâm nhân vật. Một cảnh ngộ rất đáng thương. Bởi: + Nàng là người phụ nữ đoan trang, đảm đang (thể hiện qua những điệu múa…). + Nàng là cô gái lao động có mơ ước giản dị. + Nhưng ước mơ giản dị đó không thực hiện được. Do cuộc hôn nhân ép buộc. + Gặp Trần Phương, nàng tưởng hắn là người tri kỉ. Không có tình yêu với chồng nhưng có tình yêu với Trân Phương. Cô những mong mình sẽ gặp được người tri kỉ, nên đã vượt qua rào cản của lễ giáo phong kiến để chạy theo con tim. Nếu Trần Phương là kẻ chung tình, biết đâu Xúy Vân được gặp hạnh phúc. Nhưng đau đớn thay cho nàng, Trần Phương là kẻ Sở khanh… Thể hiện ước mơ giải phóng con người, nhất là phụ nữ khỏi những cuộc hôn nhân ép buộc… III- Đọc- hiểu. 1- Nghệ thuật: Sử dụng các làn điệu kết hợp hành động của nhân vật, làm nổi bật số phận của Xúy Vân. Nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật. 2- Nội dung: Thông qua lời nói của Xúy Vân, tác giả dân gian muốn bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc của mình đối với số phận của những người phụ nữ trong chế độ phụ quyền. Đoạn trích thể hiện khát vọng giải phóng cho con người, nhất là người phụ nữ. IV- rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docXuy Van gia dai.doc