Giáo án Ngữ văn 10 tiết 44- Tại lầu hoàng lạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

1. Cảm nhận được tình bạn chân thành, thắm thiết cùng nỗi niềm lưu luyến trong buổi tiễn đưa của Lí Bạch với bạn.

2. Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm; tình- cảnh hòa quyện trong bài thơ.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, đồ dùng dạy học (tranh ảnh).

- Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

+ Đọc thuộc lòng bài "Vận nước" ( Đỗ Pháp Thuận).

+ Nêu giá trị nội dung của bài thơ.

2. Giới thiệu bài mới:

 Thơ Lí Bạch vốn thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn giản dị mà rung động xiết bao:

 Vẫy tay thôi đã rời xa

 Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.

 Nhưng người ta vẫn không thể quên được bài thơ "Tại lầu Hoàng Lạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng".

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 44- Tại lầu hoàng lạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/12/2006 TẠI LẦU HOÀNG LẠC Tiết: 44 TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Lí Bạch A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: Cảm nhận được tình bạn chân thành, thắm thiết cùng nỗi niềm lưu luyến trong buổi tiễn đưa của Lí Bạch với bạn. Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm; tình- cảnh hòa quyện trong bài thơ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV, đồ dùng dạy học (tranh ảnh). - Thiết kế bài học. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: + Đọc thuộc lòng bài "Vận nước" ( Đỗ Pháp Thuận). + Nêu giá trị nội dung của bài thơ. 2. Giới thiệu bài mới: Thơ Lí Bạch vốn thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn giản dị mà rung động xiết bao: Vẫy tay thôi đã rời xa Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo. Nhưng người ta vẫn không thể quên được bài thơ "Tại lầu Hoàng Lạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng". HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Họat động 1: Cho học sinh đọc và tìm hiểu tiểu dẫn (có thể phân nhóm để tìm hiểu) + Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì? (Phần tiểu dẫn (SGK) giới thiệu vài nét về Lí Bạch, hòan cảnh sáng tác, nhan đề bài thơ và sơ bộ về nội dung thơ ông) + ( Trước khi tìm hiểu về Lí Bạch, giáo viên giới thiệu ảnh chân dung của nhà thơ và vài nét về con người của Lí Bạch,có thể kể lướt qua giai thọai về Lí Bạch, giải thích tại sao thơ Lí Bạch được gọi là "Thi tiên", lấy một số dẫn chứng để làm nỗi bật hồn thơ lãng mạn của ông) - Em hiểu gì về nhà thơ Lí Bạch? - Thơ Lí Bạch thể hiện nội dung gì? - Phong cách nghệ thuật thơ Lí Bạch như thế nào? + Bài thơ ra đời trong hòan cảnh nào? - Mạnh Hạo Nhiên là ai? Em hiểu gì về Mạnh Hạo Nhiên? + Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Họat động 2: (Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ: đọc chậm rãi, đúng ngữ điệu, chú ý cách ngắt nhịp của một bài thơ đường luật; đồng thời lột tả âm hưởng bâng khuâng, man máccủa cảnh - tình tống biệt.Giáo viên nhận xét. Sau đó đặt câu hỏi, phân nhóm thảo luận, tìm hiểu.Cần đối chiếu bản dịch nghĩa, dịch thơ và phiên âm). .-Thời gian, không gian nghệ thuật và địa điểm của cuộc tiễn đưa bạn như thế nào? - Em có nhận xét gì về thời gian và không gian nghệ thuật, địa điểm của cuộc tiễn đưa ấy? + Vì sao tác giả lại chọn lầu Hòang Hạc làm điểm tiễn đưa? Thể hiện được tình cảm gì của nhà thơ? + Hai tiếng "cố nhân" gơiï cho em suy nghĩ gì? + Em có nhận xét gì về từ "cố nhân" giữa bản phiên âm và dịch thơ? + Việc chọn thời gian đưa tiễn bạn có ý nghĩa như thế nào? + Địa danh Dương Châu cùng thời gian tháng ba mùa hoa khói có ý nghĩa gì? + Em hiểu thế nào về từ "hoa", "yên hoa"? (so sánh bản phiên âm và bản dịch thơ) + Hai câu đầu có phải thuần túy là hai câu tự sự phải không? - Nỗi lòng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hình ảnh cánh buồm? + Em hiểu gì về những từ "cô phàm", "bích không tận", "duy kiến", "thiên tế lưu"? Em có nhận xét gì giữa bản phiên âm và bản dịch thơ? Những từ ngữ ấy thể hiện tình cảm gì của tác giả? + Tình cảm của nhà thơ bộc lộ đậm nét như thế nào ở câu thơ cuối? - Qua phân tích, em có nhận xét gì về giá trị nội dung và nghệ thuật? ( Thảo luận nhóm, cử đại diện phát biểu: nhóm 1,2 thảo luận nội dung; nhóm 3,4 thảo luận nghệ thuật) - Thơ đường thường lấy cái "có" để nói cái "không". Em hãy phân tích nghệ thuật ấy trong bài thơ trên? ( Dùng cho những học sinh khá, giỏi) - Qua bài thơ, em học được điều gì? (Thảo luận nhóm trả lời) I. Tìm hiểu chung: 1. Tiểu dẫn: a. Tác giả: + Lí Bạch (701 - 762) (thọ 61tuổi). + Quê ở Lũng Tây nay thuộc tĩnh Cam Túc. + Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Thơ Lí Bạch hào phóng. Ông còn để lại hơn 1000 bài thơ. Người ta gọi ông là "Thi tiên" (tiên thơ) b. Nội dung thơ Lí Bạch: Rất phong với các chủ đề chính là. * Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả * Khát vọng giải phóng cá nhân * Bất bình với hiện thực tầm thường * Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt: yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cuộc sống mãnh liệt. c.Phong cách thơ Lí Bạch: Rất hào phóng, bay bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ Lí Bạch kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp. 2. Bài thơ: a. Hòan cảnh ra đời bài thơ: - Mạnh Hạo Nhiên (689-740) thế hệ nhà thơ đàn anh được Lý Bạch hâm mộ. Hai người kết bạn vong niên, tài thơ và nhân cách của Mạnh Hạo Nhiên được Lí Bạch hâm mộ. Hai người tìm thấy nhau ở tiếng nói tương đồng, tri âm. - Chia tay Mạnh Hạo Nhiên với bao bị rịn, lưu luyến cùng nỗi lòng nôn nao thầm kín, Lí Bạch đã viết nên bài thơ được coi là hay nhất về đề tài tống biệt trong số rất nhiều bài của ông. b. Nhan đề bài thơ: " Hòang Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng": - Cảm giác thừa vì nhan đề quá dài song đó là dụng ý của nhà thơ, nói rõ điểm tiễn đưa (Hòang Hạc Lâu), điểm bạn đến (Quảng Lăng), người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên) và hành động của mình (Tống Mạnh Hạo Nhiên). Nếu rút ngắn e rằng không khắc sâu được tất cả những điều đó. II. Đọc hiểu: 1. Hai câu đầu: Hòan cảnh đưa tiễn: a. Không gian: - Chia tay tại Lầu Hoàng Hạc, một tiên cảnh, noi chỉ có mây trời và thiên nhiên phóng khoáng, không gian thanh cao hợp với cả hai: Tiên thơ họ Lý và ẩn cư họ Mạnh. Chọn điểm cao để chia tay, tầm nhìn được mở rộng, người tiễn sẽ nhìn thấy người đi xa hơn, lâu hơn. Một lầu cao, một bến sông, Mạnh Hạo nhiên ngoái về phía Tây nơi Lý Bạch đang dõi theo bạn về Đông. Hai người giữa một không gian rợn ngợp khiến mối sầu chi li lan tỏa đến mênh mông. - Không phải là ngẫu nhiên nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn. Theo quan niện người Á Đông phía tây là cõi Phật, cõi tiên. Đặc biệt ở Trung Quốc, phía tây là vùng đất hoang sơ, nhiều núi cao, bí hiểm. Ngày xưa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ đến tu hành. Nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch. Theo huyền thoại, lầu Hoàng Hạc là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi Hạc vàng bay đi: Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ Hạc vàng đi mất từ xưa Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay. - Đến một nơi thoát tục để tiễn một người bạn tri âm trở về cuộc đời trần tục. Buổi tiễn đưa mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. - Hai tiếng "Cố nhân" ở đầu câu dịch là bạn, là người bạn gắn bó, thân thiết từ xưa, cho dù thời gian có thể điểm tô trên mái tóc. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng "cố nhân" ấy mà đắm chìm trong sự thiết tha quyến luyến. Lại nữa, Lí Bạch không sử dụng cách viết thường tình. Phút biệt li không có những li rượu tiễn nhau, không dòng nước mắt, không lời nói tạ từ. Chỉ có lầu Hạc, chỉ có dòng sông với bầu trời, cảnh buồn nhưng nó đã thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn. - Bản dịch đã đánh mất sắc thái hòai niệm trang trọng trong hai chữ "cố nhân". Mạnh Hạo Nhiên không chỉ là người "bạn" thông thường của Lý Bạch. Hai người đã có chiều dài của thời gian, bề dày của kỷ niệm và độ sâu của tình cảm. Vì vậy hai chư "cố nhân" gợi sức nặng bội phần của tình cảm tống biệt. b. Thời gian: - Giữa tháng ba (mùa xuân):"giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng" (yên hoa tam nguyệt há Dương Châu). Một khung cảnh tuyệt đẹp đầy lãng mạn. Một chiến thuyền con đang rẽ sóng, lướt trên những làn hoa khói. Hình ảnh ấy gợi lên không khí mơ hồ lãng đãng của thơ Đường. Từ "hoa" còn chỉ thời gian, tháng ba còn có tiết xuân. - Hai chữ "Yên hoa" bao hàm nhiều ý nghĩa. Lý Bạch như muốn gửi gắm điều gì nhưng khó nói khiến lời thơ man mác, xa xôi, nôn nao rất lạ. c. Điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên: Dương Châu. - Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng đến Dương Châu nơi phồn hoa đô hội. Một từ mà nói được nhiều đến thế. Mới thấy cái hay của thơ Đường ở "ý tại ngôn ngoại". è Hai câu đầu dường như thuần túy tự sự song hàm chứa trong lời tự sự là nỗi niềm tâm sự thầm kín, là tình cảm sâu nặng, là tâm trạng lưu luyến trong buổi tống biệt. 2. Hai câu sau: Nỗi lòng của nhà thơ: - Nghệ thuật của bài thơ là thể hiện sự đồng nhất giữa con người và cảnh vật. Câu thơ thứ ba: "Cô phàm viễn ảnh bích không tận" (Cánh buồm cô đơn xa dần lẫn vào bầu trời xanh) - Bản dịch đã bỏ mất ngững chữ quan trọng: + "cô"(cô phàm): bóng cánh buồm cô độc, lẻ loi. à Cánh buồm cô đơn diễn tả nhiều nghĩa. Một là chỉ Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn, lẻ loi. Hai là diễn tả chính nỗi lòng cô đơn của nhà thơ. Thơ Đường hay ở chỗ đó. Nói bạn cô đơn nhưng chính là biểu hiện mình trong cô đơn. Hiểu theo cách nào cũng là gợi lên một kiếp người cô đơn giữa dòng sông. Nó nhỏ bé và đơn chiếc. Bạn đi đã để lại nỗi nhớ thương vô hạn. Đây là "tâm cảnh", trường nhìn, vùng nhìn của người tiễn đưa bị hút vào một điểm duy nhất, bộc lộ cái nhìn đầy tâm trạng: nhớ thương đau đáu, vời vợi, da diết. + "Bích không tận": bầu trời xanh biếc đến không cùng. "Cô phàm" đối với "bích không tận" là sự đối lập giữa cái lẻ loi, cô độc, bé nhỏ, đơn chiếc với cái mênh mông, bao la, rợn ngợp để rồi "cô phàm" chỉ còn là "viễn ảnh" giữa "bích không tận". Tất cả nhòa đi trong con mắt thương nhớ dâng đầy. + "Duy kiến": chỉ nhìn thấy. + "Thiên tế lưu": dòng sông bay ngang trời. è "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu": chỉ nhìn thấy dòng Trường Giang chảy ngang trời. Chữ "duy" kết hợp với chữ "cô" ở câu trên thật đắt: Bạn cũ đi rồi, cánh buồm bị hút vào hư không, dòng Trường Giang in hình trong đôi mắt chứa đầy tâm trạng. Hình ảnh dòng sông chảy ngang trời vừa mang đậm hồn thơ lãng mạn, kì vĩ của bận "thi tiên" vừa diễn tả cảm xúc trào dâng đối với "cố nhân"; đồng thời vừa khắc họa cái nôn nao khó tả của người ở lại - một con người mang ngững hoài bão lớn mà không có cơ hội thực hiện. Câu thơ chỉ gợi mà không tả: trước mặt nhà thơ, con sông như cao dần lên hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận đã che khuất người bạn, cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ theo dòng tâm trạng. - Hình ảnh kết thúc thật bất ngờ, khép lại bài thơ mà mở ra cả một thế giới cảm xúc, tâm trạng. Đúng là "ý tại ngôn ngoại". III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Bài thơ hòa quyện giữa tình và cảnh tự sự và trữ tình, lời thơ cô đọng, hàm súc, hình ảnh thơ kì vĩ mang đậm hồn thơ Lý Bạch. 2. Nội dung: -Bài thơ nói lên tình bạn chân thành, thắm thiết cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lý Bạch trong cảnh chia tay. IV. Củng cố: 1. Phần Ghi nhớ (SGK) 2. Bài tập 1: ( Gợi ý): + Cái "có" là thế giới hữu hình, những cảnh, những vật hiện hữu, cái "không" là thế giới vô hình, những gì không hiện hữu, là linh hồn, là tình cảm, ước nguyện… trong quá khứ hay trong tương lai… + Trong bài thơ có hai thế giới: một thế giới hữu hình là nôi lầu Hoàng Hạc, là dòng sông Dương Châu mùa hoa khói, cánh buồm cô đơn và chân trời xanh vô tận…, còn thế giới vô hình là mối tình bằng hữu son sắt của những người tri âm. 3. Bài tập2: - Học tập ở tình bạn gắn bó. * Dặn dò: Chuẩn bị bài "Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ".

File đính kèm:

  • docgiao an 10(5).doc