A.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: tinh tế, lãng mạn, gắn bó giao hoà với thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với dân, với nước.
-Thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong thể thơ Nôm.
-Rèn luyện năng lực phân tích và cảm thụ tác phẩm trữ tình.
B.Phương tiện thực hiện:
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Thiết kế giáo án.
-Thiết bị hỗ trợ: máy chiếu hình.
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp các phương pháp: đọc hiểu, đọc sáng tạo, gợi mở, so sánh, bình giảng.
D. Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ.
-Giới thiệu bài mới.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 50- Cảnh ngày hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế giáo án
Đọc văn: Cảnh ngày hè
(Nguyễn Trãi)
Chương trình ngữ văn nâng cao 10-Tiết 50.
Người thiết kế: Phạm Thanh Hà
Trường THPT Hà Trung
A.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: tinh tế, lãng mạn, gắn bó giao hoà với thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với dân, với nước.
-Thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong thể thơ Nôm.
-Rèn luyện năng lực phân tích và cảm thụ tác phẩm trữ tình.
B.Phương tiện thực hiện:
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Thiết kế giáo án.
-Thiết bị hỗ trợ: máy chiếu hình.
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp các phương pháp: đọc hiểu, đọc sáng tạo, gợi mở, so sánh, bình giảng.
D. Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ.
-Giới thiệu bài mới.
Lời dẫn: Nguyễn Trãi-một tác gia lớn của văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Trãi là tâm hồn Nguyễn Trãi: giản dị, trong sáng, rất tinh tế và lãng mạn, tràn đầy tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật. Đặc biệt, ông luôn thể hiện tấm lòng tha thiết với dân, với nước. Để hiểu rõ hơn về con người cũng như thơ văn Nguyễn Trãi, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ "Cảnh ngày hè".
Hoạt động của
GV-HS
Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung:
1.Tiều dẫn:
-Học sinh đọc tiểu dẫn.
-Hỏi: tiểu dẫn trình bày những nội dung gì?
2.Văn bản:
Học sinh đọc tác phẩm
II.Đọc-cảm thụ tác phẩm:
GV đọc lại văn bản một lần nữa. Giải thích một số từ ngữ và điển tích theo gợi ý của sách giáo khoa.
Hỏi: hãy nêu cảm nhận chung của em về bài thơ?
Hỏi: Cảnh ngày hè được miêu tả với những hình ảnh và chi tiết nào?
Hỏi: em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả đặc biệt là các tính từ và động từ trong việc miêu tả cảnh vật?
Hỏi: hãy tìm những ví dụ tả cảnh ngày hè để so sánh. Từ đó, bình cái hay, cái độc đao trong bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi.
Hỏi: từ sự cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh ngày hè, em hiểu được gì về tâm hồn Nguyễn Trãi?
GV dẫn: trong bức tranh ngày hè có một hình ảnh rất hay:" Lao xao chợ cá làng ngư phủ".
Hỏi: hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về nhà thơ Nguyễn Trãi?
(có thể so sánh câu thơ trên với câu thơ:" Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" của Huy Cận)
GV dẫn: vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi bộc lộ dần qua hình tượng thơ và kết tụ ở hai câu cuối.
Hỏi: vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Trãi được bộc lộ như thế nào qua hai câu cuối của bài thơ?
Hỏi: Trở lại với bài thơ, câu đầu tiên tác giả viết:"Rồi hóng mát, thủơ ngày trường" có gì đặc biệt trong sự rỗi rãi, nhàn hạ của nhà thơ?
Hỏi: với nội dung, ý nghĩa của bài thơ như vậy mà nhan đề tác phẩm được người biên soạn đặt là: "Cảnh ngày hè" đã hợp lý chưa?
Hỏi: không phải ngẫu nhiên mà tác giả xếp bài thơ này vào phần "Bảo kính cảnh giới", ý nghĩa của vấn đề "Gương báu răn mình" ở bài thơ này là gì?
GV dẫn: "Cảnh ngày hè" là bài thơ trữ tình không chỉ sâu sắc, thâm thuý mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo của thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Hỏi: sự sáng tạo nghệ thuật ở bài thơ này là gì?
III.Tổng kết:
IV.Luyện tập:
*Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi: (1380-1442) Là anh hùng dân tộc, nhà văn hoá lớn và là một tác gia văn học lớn của nền văn học nước nhà.
*Giới thiệu vài nét cơ bản về Quốc âm thi tập: tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi có giá trị mở đầu nền thơ cổ điển bằng tiếng Việt: thể hiện lý tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên, con người và khát vọng về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân.
Tập thơ gồm 254 bài được chia thành 04 phần:
-Vô đề:
+Ngôn chí: nói lên chí hướng
+Mạn thuật: kể ra một cách tản mạn
+Tự thán: tự nói về mình
+Bảo kính cảnh giới: gương báu răn mình
-Môn thì lệnh: thời tiết
-Môn hoa mộc: cây cỏ
-Môn cầm thú: thú vật
*Bài thơ "Cảnh ngày hè" là bài số 43 trong phần "Bảo kính cảnh giới".
-Đọc đúng giọng điệu: thanh thản, tươi vui, đầy phấn chấn.
-Chú ý cách ngắt nhịp:
+Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ
Hồng liên trì/đã tiễn mùi hương
+Dân giàu đủ/khắp đòi phương
-Xác định khoảng thời gian và thời điểm sáng tác bài thơ:
+Khi Nguyễn Trãi đã lui về Côn Sơn ở ẩn.
+Khoảng đầu hè.
*Cảm nhận chung:
-Bức tranh ngày hè tươi đẹp, sinh động.
-Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
-Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
*Bố cục: khai thác bài thơ theo cách bổ dọc.
1.Bức tranh ngày hè:
*Cây hoè trước sân lá xanh thẫm, cành toả rộng sum suê, tươi tốt; cây lựu cạnh hiên nở hoa đỏ rực; sen hồng ngoài ao nức mùi hương; ve kêu râm ran trong buổi chiều tà như một bản đàn rộn rã; vẳng tiếng lao xao từ chợ cá làng chài vọng lại.
*Tác giả đã sử dụng một loạt từ ngữ có sức gợi tả đặc biệt, tạo nên những ấn tượng và cảm nhận rất mới lạ. Trong đó, biểu hiện rõ nhất là các động từ và tính từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn, lao xao, dắng dỏi.
+Đùn đùn: gợi liên tưởng về hình ảnh cây hoè đang độ phát triển rất mạnh, cành lá vươn lên, mọc ra, tỏa rộng, sức sống như đang cựa quậy trong mỗi nhánh cây. Hai chữ "đùn đùn" đi liên với cụm từ " tán rợp giương" vẽ ra trước mắt người đọc cảnh cây hoè sum suê, tươi tốt, tán vươn rộng, cành lá như đang lan toả tầng tầng, lớp lớp. So sánh với hai câu thơ của Lê Thánh Tông:
"Đằng đẵng ngày chầy giương tán nắng
Đùn đùn bóng rợp phủ màn hoè"
thì cách miêu tả của Nguyễn Trãi :"Hoè lục đùn đùn tán rợp giương" hàm súc hơn, biểu đạt sức sống mạnh mẽ hơn.
+"Phun thức đỏ" còn lạ hơn nhiều. Từ "phun": không tả hoa lựu nở đỏ mà là phun ra, tuôn ra. Không phải màu đỏ mà là thức đỏ (màu vẻ, dáng vẻ chứ không phải là màu sắc đơn thuần).
Cũng viết về hoa lựu Lê Thanh Tông có câu:
" Ngoài hiên lửa lựu luống thè be" còn Nguyễn Du thì viết: "Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông". Nếu "thè be" của Lê Thánh Tông và "lập loè" của Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc thì từ "phun" của Nguyễn Trãi lại thiên về tả sức sống.
+"Tiễn": ngát, nức.
+"Dắng dỏi": inh ỏi, râm ran, tiếng ve kêu rộn rã được tác giả liên tưởng là bản đàn ve: một nét rất đặc sắc của cảnh ngày hè.
+"Lao xao": từ láy tượng thanh gợi âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập, nhộn nhịp của cuộc sống đời thường.
ịBức tranh ngày hè có sự kết hợp rất hài hoà giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật. Màu xanh thẫm của cây hoè làm nổi bật màu đỏ rực của hoa thạch lựu, ánh trời chiều trời như dát vàng lên tán hoè xanh, tiếng ve râm ran hoà cùng tiếng lao xao của chợ cá.
Tác giả đón nhận cảnh vật bằng thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng.
Cảnh vật đang ở lúc cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại, có cái gì đó thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được phải giương lên, phải phun ra.
ịBức tranh ngày hè rất giản dị, chân thực, sinh động và tràn đầy sức sống.
2.Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
*-Tâm hồn thi nhân rất tinh tế, nhạy cảm, lãng mạn, yêu thiên nhiên tha thiết.
-Bức tranh thiên nhiên gợi liên tưởng về hình ảnh thi nhân đang say sưa, đắm mình trong cảnh vật. Có sự giao cảm mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên.
*-"Lao xao" âm thanh từ một chợ cá ở làng chài xa vọng lại. Đó là tín hiệu của cuộc sống dân dã đầy muối mặn và mồ hôi. Từ láy tượng thanh "lao xao" gợi tả sự ồn ào, tấp nập, nhộn nhịp. Nếu câu thơ của Huy Cận chỉ gợi sự xa xăm, mơ hồ, lạnh lẽo, quạnh vắng thì ở đây trong tiếng lao xao của chợ cá có cái rộn rã, ấm áp của cuộc sống đời thường.
-âm thanh "lao xao" dội lại từ phía làng chài hay chính từ tâm hồn nhà thơ đang xốn xang hoà nhịp với cuộc sống của người dân lao động.
ị Cái tuyệt với của Nguyễn Trãi là: rất lãng mạn nhưng không lãng tử. Rất say đắm với thiên nhiên, ngoại giới nhưng điểm hội tụ của hồn thơ ông là con người, là người dân.
*Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Trãi thể hiện tập trung nhất qua ước nguyện của tác giả:
Ước có cây đàn của vua Thuấn gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: "Dân giàu đủ, khắp đòi phương".
Câu cuối dồn nén cảm xúc toàn bài: Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc "Dân giàu đủ" điều đó đáng quý biết nhường nào đối với một vị đại quan đầu triều nhưng đáng quý hơn bởi ông còn muốn tất cả mọi người, mọi nơi đều được no đủ, hạnh phúc "Khắp đòi phương". Điều này cũng trùng khớp với ý của Nguyễn Trãi trong bản tấu trình lên vua khi ông được sai cùng Lương Đăng soạn nhã nhạc:"Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc, muốn có nhã nhạc thì nơi thôn cùng xóm vắng phải không còn một tiếng hờn giận, oán sầu".
ịLý tưởng "Dân giàu đủ khắp đòi phương" mang ý nghĩa nhân sinh và nhân văn cực kỳ sâu sắc. Không chỉ ở bài thơ này mà trong tất cả các sáng tác của Nguyễn Trãi luôn thể hiện một niềm thao thức trăn trở lớn: Ưu quốc, ái dân. Đây chính là vẻ đẹp rực rỡ nhất của nhân cách, của hồn thơ Nguyễn Trãi.
*ức Trai nhàn thân, nhàn ngôn mà chẳng nhàn tâm.
*Nhan đề "Cảnh ngày hè" mới chỉ nói về cảnh mà chưa lột tả được cái tình của thi nhân gửi gắm trong đó.
*-Nhà thơ tả cảnh, bộc lộ cảm xúc và tâm sự. Thông qua đó bày tỏ ước nguyện của mình.
-Răn mình ở đây thực chất là sự nhắc nhở. Nhắc nhở ai? Vua? mọi người? chính mình?
Trước tiên là nhắc nhở chính mình: sống sao cho khỏi hổ thẹn với lòng mình. Với Nguyễn Trãi, lý tưởng sống, phương châm sống của ông là:
"Tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu
Hậu thiên hạ chi lạc, nhi lạc"
(Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của mọi người)
ịý nghĩa giáo huấn được gửi gắm trong một bài thơ trữ tình, rất nhẹ nhàng mà sâu sắc.
3.Sáng tạo nghệ thuật độc đáo của bài thơ:
a.Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu rất chỉnh ở bốn câu giữa, ta có thể thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú nhưng có một số điểm đặc biệt sau:
-Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Câu 1 và câu 8 chỉ có 6 chữ, hai câu này trở thành câu độc lập. Khác với thơ Đường luật: câu 1 và câu 2, câu 7 và câu 8 gắn với nhau thành một liên chỉnh thể.
-Cách ngắt nhịp ở bài thơ thất ngôn xen lục ngôn cũng có điểm khác, cụ thể:
Câu 1: 1 / 2 / 3
Câu 2: 2 / 2 / 3
Câu 3 ; 3 / 4 {Thông thường là nhịp 4/3.
Câu 4: 3 / 4
Câu 5: 4 / 3
Câu 6: 4 / 3
Câu 7: 4 / 3
Câu 8: 3 / 3
Cách ngắt nhịp này khiến cho tiết tấu của bài thơ đa dạng hơn, khả năng biểu đạt cũng lớn hơn.
-Câu cuối bài thơ là câu lục ngôn nhịp: 3 / 3, thường dồn nén cảm xúc toàn bài.
b. Cách dùng từ ngữ và hình ảnh: giàu chất sống, rất ấn tượng có sức gợi tả và gợi cảm lớn. Một số tính từ được đặt trước danh từ như: "Lao xao", "dắng dỏi" đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.
c. Nghệ thuật đối ở các cặp câu: 3 và 4, 5 và 6 rất chuẩn.
-Bài thơ tả cảnh ngày hè rất sinh động và đầy sức sống. Tuy nhiên, nó không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè mà là một bài thơ "nhân tình sinh cảnh". Cảnh bộc lộ vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi: tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với dân, với nước.
-Bài thơ là một minh chứng cho sự sáng tạo trong thể thơ Nôm của Nguyễn Trãi.
Bài tập nâng cao: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ "Cảnh ngày hè".
Định hướng: Cảnh và tình có sự hoà điệu, cộng hưởng sâu sắc. Nhà thơ không chỉ tả cảnh, vì cảnh mà còn vì niềm rung động mãnh liệt trong lòng mình.
Câu hỏi:
1."Cảnh ngày hè" được miêu tả với những hình ảnh và chi tiết nào?
2.Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả (đặc biệt là các động từ và tính từ) trong việc miêu tả cảnh vật?
3.Hãy tìm những ví dụ tả cảnh ngày hè trong thơ cổ điển để so sánh với bài thơ này. Từ đó, bình cái hay, cái độc đáo trong bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi?
Câu hỏi:
1.Từ sự cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh ngày hè, em hiểu được gì về tâm hồn Nguyễn Trãi?
2.Trong bức tranh ngày hè có một hình ảnh rất hay: "Lao xao chợ cá làng ngư phủ", hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về nhà thơ Nguyễn Trãi?
(Có thể so sánh với câu thơ: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" trong bài "Tràng giang" của Huy Cận)
3.Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Trãi được bộc lộ như thế nào qua hai câu cuối bài thơ?
Câu hỏi:
1.Câu đầu tiên của bài thơ, tác giả viết :" Rồi hóng mát, thủơ ngày trường" có gì đặc biệt trong sự rỗi rãi, nhàn hạ của nhà thơ?
2.Với nội dung, ý nghĩa của bài thơ như vậy mà nhan đề tác phẩm được người biên soạn đặt là " Cảnh ngày hè" đã hợp lý chưa?
3.Không phải ngẫu nhiên mà tác giả xếp bài thơ này vào phần " Bảo kính cảnh giới", ý nghĩa của vấn đề "gương báu răn mình" ở đây là gì?
4.Hãy nêu sự sáng tạo nghệ thuật ở bài thơ này?
File đính kèm:
- Canh ngay he(1).doc