Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 55- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

- Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: Kết cấu theo thời gian, không gian, theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức người đọc, kết cấu hỗn hợp

- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV, thiết kế bài học

- Giáo án cá nhân lên lớp

C. Cách thức tiến hành

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

 1 Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới

 

doc101 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 55- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 55 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: Kết cấu theo thời gian, không gian, theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức người đọc, kết cấu hỗn hợp - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm) - Hs làm việc với SGK - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản (?) Anh/chị hiểu thế nào là két cấu ? - Hs nhớ lại khái niệm về văn bản thuyết minh, đọc sgk sau đó rút ra khái niệm. (?) Khi xây dựng kết cấu cho một văn bản thuyết minh, cần dựa trên những yếu tố nào ? vì sao trước khi viết văn bản thuyết minh cần phải hình thành kết cấu ? Hoạt động 2 ( Hướng dẫm hs tìm hiểu một số dạng k/cấu ) - Hs đọc 2 văn bản của sgk - Hs xác định những yêu cầu của 2 văn bản - gv tổ chức hs theo tổ nhóm + Nhóm 1 : văn bản 1 + Nhóm 2: Văn bản 2 (?) Từ việc phân tích 2 văn bản trên hãy chỉ ra những dạng kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh. - Hs độc lập trả lời - Gv nhận xét - Hs đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 3 ( Hướng dẫn Hs luyện tập) - Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1 tại lớp - Hs hoạt động theo nhóm Hoạt động 4 ( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò) (?) Anh/chị rút ra điều gì qua bài học? - Một vài cá nhân hs trả lời - Gv nhận xét khái quát : - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “lập dàn ý cho bài văn thuyết minh” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I_ Khái niệm - Kết cấu của một văn bản thuyết minh là cách tổ chức, sắp xếp nội dung theo một trình tự nào đấy - Kết cấu của văn bản thuyết minh phụ thuộc vào : + Đối tượng thuyết minh + Mục đích thuyết minh + Người tiếp nhận II- Một số dạng kết cấu * Tìm hiểu văn bản - Văn bản 1: Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân -Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch - Yêu cầu chung: + Xác định đói tượng và mục đích thuyết minh + Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh + Nêu trình tự sắp xếp các ý trong văn bản , giải thích cơ sở của sự sắp xếp dó Văn bản 1; - Đối tượng : hội thi thổi cơm Mục đích : giúp người đọc hình dung thời gian địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội - Nội dung thuyết minh: + Thời gian địa điểm + Diễn biến : Thi nấu cơm( thủ tục lấy lửa, nấu cơm) – Chấm thi( tiêu chuẩn, cách chấm) + ý nghĩa lễ hội với đời sống tinh thần - Trình tự thuyết minh: theo thời gian, trình tự lôgic Văn bản 2: - Đối tượng: Bưởi phúc trạch - Mục đích : giúp người đọc cảm nhận được những giá trị của bưởi Phúc Trạch - Nội dung thuyết minh: Hình dáng bên ngoài- vẻ ngon lành, vị bên trong- sự hấp dẫn, sự bổ dưỡng- danh tiếng - Trình tự thuyết minh: Trình tự không gian, trình tự lôgic III- Luyện tập 1- Bài 1: Thuyết minh về bài thơ“ Thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão Gợi ý : + Giới thiệu chung về bài thơ + Thuyết minh về giá trị nội dung + Thuyết minh về giá trị nghệ thuật => Kết cấu có vai trò quan trọng trong văn bản thuyết minh Lựa chọn kết cấu nào là phụ thuộc vào đối tượng, mục đích, người tiếp nhận Cần linh hoạt khi lựa chọn kết cấu văn bản thuyết minh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số:57 Phú sông bạch đằng Trương Hán Siêu A. Mục tiêu bài học: Giúp HS 1. Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. ND yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp của đất nước. 2. Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể. 3. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh, danh nhân lịch sử. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát) - Hs làm việc với SGK - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản (?)Em hãy đọc phần tiểu dẫn và cho biết những nội dung cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại? Hoạt động 2 ( Đọc hiểu văn bản ) - Hs đọc diễn cảm bài phú từ “ bên sông bô lão......” cho hết bài phú - Gv diễn giảng, gợi nhắc một số chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Nói khái quát về đề tài sông Bạch Đằng trong văn học + Năm 938: Ngô Quyền giết Hoằng Thao + Năm 1288: Trần Quốc Tuấn bắt sống Ô Mã Nhi + Các tác phẩm: “ Bạch Đằng giang”- Trần Minh Tông; “Bạch Đằng giang”- Nguyễn Sưởng; “ Bạch Đằng hải khẩu”- Nguyễn Trãi.... (?) Mở đầu bài phú là hình tượng nhân vật khách. Anh/ chị hãy nêu cảm nhận của bản thân về hình tượng nhân vật này ? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở (?) Tư thế ? Mục đích dạo chơi ? (?) Tráng trí của nhân vật khách được thể hiện như thế nào qua việc tác giả khắc họa những địa danh? Đặc biệt là hình ảnh con sông Bạch đằng? (?) Trước con sông lịch sử Bạch đằng, tác giả đã có cảm xúc như thế nào? Hãy lí giải cảm xúc đó ? Tâm trạng đó được diễn tả bằng những câu văn như thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày - Gv nhận xét tổng hợp (?) Vai trò hình tượng các bô lão trong bài phú? Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? Thái độ, giọng điệu của họ như thế nào trong khi kể chuyện? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở - Đại diện các nhóm trình bày - Gv nhận xét tổng hợp (?) Sau lời kể về chiến tích các bô lão đẫ thể hiện những suy ngẫm gì? (?) Khẳng định vai trò của con người trong lịch sử, tác giả đã nhắc đến những nhân vật anh hùng nào? việc khẳng định vai trò của con người trong lịch sử có ý nghĩa ra sao? (?) Sau lời bình, tâm trạng của bô lão được thể hiện như thế nào? Đặc biệt là qua lời ca? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở( Câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo ngày 14/11/1287 “ Kim thiên tặc nhàn” - Gv nhận xét tổng hợp - Hs đọc đoạn 4 (?) Lời ca của khách đã thể hịên điều gì ? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát Hoạt động 3 ( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò) - Hs khái quát laị những giá trị nội dung và nghệ thuật - Hs đọc ghi nhớ SGK - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Tác gia Nguyễn Trãi” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I. Tiểu dẫn * Tác giả: Trương Hán Siêu (? – 1354) tự Thăng Phủ, Phúc Thành, Yên Ninh (nay là TX Ninh Bình). Là môn khách của Trần Hưng Đạo, Hàn lâm học sĩ, Tham tri chính sự. Khi mất được vua tặng Thái bảo, Thái phó và được thờ Văn Miếu Hà Nội. * Phú là một thể loại văn học du nhập từ Trung Quốc. Phú có nghĩa là bày tỏ, phô bày . Là thể văn vần , hoặc văn vần xen lẫn văn xuôi nhằm tả cảnh vật phong tục hoặc tính tình Phú có 2 loại: Phú cổ thể ( ra đời trước dời Đường); phú Đường luật( có vần, có đối) * Tác phẩm: BĐGP được viết theo phú cổ thể, có phần lại làm theo điệu Sở từ( có đệm tiếng “hề”); được chia làm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết; theo lối văn vần và văn xuôi kết hợp. II- Đọc hiểu văn bản 1- Đoạn một: Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách - Con người có tâm hồn phóng khoáng thanh cao, yêu thiên nhiên tha thiết - Tư thế ung ung dung, tự hào - Con người có tráng trí 4 phương, dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí của đất nước như một Tử Trường - Có hoài bão lớn lao: đã đi nhiều, thấy nhiều “mà tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết” + Tráng trí của khách được gợi lên qua 2 loại địa danh( Trung Quốc và Việt Nam), bằng những hình ảnh không gian rộng lớn: biển lớn ( lướt bể chơi trăng), sông hồ( tam Ngô, ngũ Hồ ), và bằng cả những động từ mạnh “ giương buồm giong gió”, giọng điệu thanh thản, phơi phới => Tâm trạng: buồn, vui, tự hào, nuối tiếc + Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng: Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu + Và tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích. + Buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưu => Tâm trạng đó được diễn tả bằng những câu văn mang âm hưởng trầm lắng. 2- Đoạn 2: Lời các bô lão - Nhân vật tập thể các bô lão địa phương là có thể là thật, có thể là hư cấu – là tâm tư tình cảm của tác giả. - Các bô lão thuật lại câu chuyện với thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. - Chiến tích trên sông Bạch Đằng được tái hiện qua 2 trận chiến : Ngô chúa phá Hoằng Thao và Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Nhi + Trận chiến được diẽn tả cô đọng qua những câu văn ngắn gọn nhịp điệu nhanh, lối đối ngẫu chặt chẽ, hình ảnh sống động + Ta địch ở thế giằng co, sự đối lập không chỉ ở lực lượng mà ở cả ý chí: Ta với lòng yêu nước, ý chí quyết chiến> < địch với mưu ma chước quỉ. Cả hai bên ra quân với binh hùng tướng mạnh Hùng hổ sáu quân Giáo gươm sáng chói Thế đó tạo nên sức quyết liệt của trận đánh Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy bắc nam chống đối Khí thế làm rung chuyển cả trời đất ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bâù trời chừ sắp đổi + Thậm chí tưởng có lúc cơ đồ ta rơi vào tay giặc bởi chúng có tướng mạnh, đầy mưu ma chước quỉ.... + Kết cục người chính nghĩa chiến thắng, hung đồ hết lối chuốc lấy nhục muôn đời Đến nay nước sông tuy chảy hoài Mà nhục quân thù khôn rửa nổi - Thái độ của các bô lão : giọng đầy nhiệt huyết , tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc 3- Đoạn 3: Suy ngẫm bình luận của các bô lão - Chỉ rõ nguyên nhân ta thắng, địch thua: Ta thắng bởi có thiên thời địa lợi, nhân hòa.Ta thắng bởi trì cho ta đất hiểm, điều quan trọng là ta có nhân tài giữ cuộc điện an, có sự đồng lòng chung sức => Thắng bởi nhân nghĩa, bởi đức lớn, là sự dũng cảm bình tĩnh, gan dạ của con người . Đó là cảm hứng nhân văn mang tầm triết lí sâu sắc - Sau lời bình là tâm trạng buồn, nuối tiếc , ủ mặt, lệ chan. Trong lời ca của khách toát lên tuyên ngôn sảng khoái dõng dạc về một chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. Chân lí bất biến như sự tồn tại muôn đời của con sông Bạch Đằng đêm ngày vẫn chảy cuồn cuộn về biển đông 4- Đoạn 4: Lời ca của khách - Đoạn kết mang màu sắc trữ tình, giọng văn vừa sâu lắng, vừa co sức ngân vang - Âm điệu : + Tính chất ngợi ca + Bày tỏ quan niệm trước chiến công - Hoàn thiện chủ đề : + Ca ngợi 2 vua Trần anh minh + Ca ngợi sông Bạch Đằng, di tích lịch sử rửa sạch quốc thù + Bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thủa + Bổ sung chân lí : thắng lợi của nhân dân ta không chỉ do địa linh mà chủ yếu do nhân kiệt do tài đức của con người III- Tổng kết 1- Nội dung - Là tác phẩm yêu nước tiêu biểu của thơ văn Lí- Trần. Thể hiện lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất, và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời - Mang tư tưởng nhân văn cao cả: Đề cao vai trò vị trí của con người 2- Nghệ thuật - Cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, chi tiết chọn lọc,mang cảm hứng bi tráng, nhưng tráng là chủ đạo Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 58 Tác gia nguyễn Trãi A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi: + Hai phương diện anh hùng và bi kịch + Nhiều tài năng trong một con người + Nhà yêu nước người anh hùng, nhà văn hóa - Giá trị văn chương của Nguyễn Trãi + Giá trị nội dung: Lí tưởng độc lập dân tộc và lí tưởng nhân nghĩa, vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng vĩ đại và con người trần thế + Giá trị nghệ thuật: kết tinh và mở đường cho sự phát triển văn học dân tộc B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời ) - Hs làm việc với SGK - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản (?) cuộc đời Nguyễn Trãi có điểm gì nổi bật? - Cá nhân trả lời Hoạt động 2 ( Tìm hiểu sự nghiệp thơ văn) - Nêu một số tác phẩm của Nguyễn trãi? Từ những tác phẩm đó, anh/ chị có nhận xét gì về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát (?) Về nội dung, cảm hứng chủ đạo nào xuyên suốt các sáng tác của ông? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở (?) Tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước biểu hiện như thế nào trong các sáng tác của NT? (?) Lí tưởng anh hùng được thể hiện như thế nào ...? (?) Bên cạnh lí tưởng anh hùng, phẩm chất con người trần thế được biểu hiện như thế nào trong sáng tác của ức Trai? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát, chọn phân tích một số câu thơ về tình yêu thiên nhiên gia đình bạn bè trong thơ NT. (?) Theo anh/chị, NT đã có đóng góp gì cho thơ ca dân tộc về mặt nghệ thuật? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát Hoạt động 3 ( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò) - Gv nhấn mạnh 2 nội dung cơ bản của bài học + Cuộc đời: bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài, một danh nhân văn hóa + Sự nghiệp; Thành tựu lớn ở mọi lĩnh vực, là nhà lí luận kiệt xuất, nhà thơ trữ tình sâu sắc, người khai sáng cho thơ ca tiếng việt - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài “ Bình ngô đại cáo” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I- Cuộc đời - Dòng dõi quan lại, cả nội và ngoại đều có truyền thống lớn : văn học và yêu nước - Bản thân phải chịu nhiều đau thương thiệt thòi từ thủa thiếu thời - 20 tuổi đỗ Thái học sinh, làm quan nhà Hồ - 27 tuổi giúp Lê Lợi khởi nghĩa và trở thành vị quân sư của Lê Lợi - 1939 về Côn Sơn ở ẩn -1940 Ra giúp Lê Thánh Tông - 1942 Bị khép tội oan, tru di tam tộc => Bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới => Một còn người phải chịu những oan khiên lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam II- Sự nghiệp thơ văn 1- Sự nghiệp: - Xuất sắc ở nhiều thể loại văn học : + Văn chính luận + Thơ trữ tình + Văn thơ chữ Hán + Văn thơ chữ Nôm => Người khai sáng thơ ca Việt Nam 2- Giá trị văn chương: a- Về nội dung - Văn thơ Nguyễn mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa + Tư tưởng yêu nước của Nguyễn có cả trong các tác phẩm chính luận, và cả những áng thơ đậm chất trữ tình. ở thơ văn ông tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa luôn hòa quyện với nhau. Nhân nghĩa làm nên sức mạnh chhiến thắng Tư tưởng Nguyễn Trãi là đỉnh cao kết tinh tư tưởng VN thời trung đại, Nguyễn là người kế thừa, phát triển và phát ngôn - Văn thơ Nguyễn là sự kết hợp hài hòa giưa người anh hùng vĩ đại và con người trần thế nhất trần gian + Lí tưởng anh hùng : Hòa quyện giữa nhân nghĩa, yêu nước và thương dân, luôn luôn thiết tha mãnh liệt. Biểu hiện trong chiến đấu chống ngoại xâm và cả trong chống cường quyền ...Bui một nỗi niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con liễn đạo làm tôi ...Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc Cho hay đường lợi cực quanh co + Con người trần thế :Đau nỗi đau con người, yêu tình yêu còn người -> Nguyễn Trãi đau khi chứng kiến nghịch cảnh xã hội Phượng những tiếc cao diều hãy liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi -> Nguyễn Trãi dành tình yêu cho thiên nhiên, đất nước ...Hái cúc ương lan hương bén áo Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn ...Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanhphát cỏ ương sen -> ở Nguyễn Trãi lòng yêu thiên nhiên vạn vật là kích thước để đo một tâm hồn( Xuân Diệu) -> Nguyễn Trãi để lại nhiều câu thơ cảm động về tình phụ tử, tình nghĩa đối với bà con quê hương gia đình Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha => Khía cạnh con người nhân bản trong Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp đã góp phần nâng người anh hùng dân tộc lên tầm thời đại b- Về giá trị nghệ thuật : - Thơ văn Nguyễn kết tinh trên 2 bình diện: thể loại và ngôn ngữ + Văn chính luận của NT có sức mạnh nghìn quân, sức lay động lòng người lớn bởi tư tưởng nhân nghĩa, nghệ thuật lập luận sắc bén, đanh thép + “Quốc âm thi tập” là sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về mặt thể loại, là bông hoa đầu mùa của thơ nôm + Thơ văn Nguyễn sử dụng nhiều từ thuần Việt, vận dụng thành công nhiều tục ngữ ca dao và llời ăn tiếng nói hàng ngày cảu nhân dân Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 59- 60 Bình ngô đại cáo Nguyễn Trãi A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”- bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương - Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của NT trong “Đại cáo bình Ngô”, rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận bằng thể văn biền ngẫu - Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, trân trọng di sản văn hoá của cha ông. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát) - Hs làm việc với SGK, đọc tiểu dẫn kết hợp với những kiến thức đã học để trình bày đặc diểm của thể cáo, hoàn cảnh ra đời của “ Bình Ngô đaị cáo” - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản (?) Anh/chị hiểu gì về thể văn cáo? (?) Bình Ngô đại cáo ra đời trong hoàn cảnh nào? (?) Mục đích viết Bình Ngô đại cáo là gì? Hoạt động 2 ( Đọc hiểu văn bản ) - Hs đọc văn bản - Gv hướng dẫn HS đọc : + Đoạn 1: giọng đĩnh đạc + Đoạn 2: Đanh thép thống thiết... - Hs xác định bố cục (?) Đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã nói đến lập trường chính nghĩa, theo anh/chị, lập trường ấy được khẳng định trên cơ sở nào? Tại sao tác giả lại mở đầu bằng cách nêu lập trường chính nghĩa ? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở: (?) Anh chị hiểu gì về tư tưởng nhân nghĩa ? Với Nguyễn Trãi ông quan niệm như thế nào về tư tưởng nhân nghĩa? (?) Nguyễn Trãi đã có những kế thừa và sáng tạo gì cho tư tưởng nhân nghĩa ? - Đại diện các nhóm trình bày - Gv nhận xét tổng hợp (?) Để khẳng định về sự tồn tại độc lập của Đại Việt, Nguyễn Trãi đã dựa trên những cơ sở nào? (?) Những yếu tố căn bản nào được tác giả đưa ra để khẳng định độc lập chủ quyền của nước Đại Việt? So sánh với bài “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt ta thấy ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi có gì khác ? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát - Hs đọc đoạn 2 (?) Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi khi vạch tội kẻ thù? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv : đó là bản cáo trạng đanh thép với trình tự tổ chức lôgic * Gợi mở: (?) Âm mưu xâm lược của kẻ thù đã bị tác giả phơi bày như thế nào trong 4 câu mở đầu của đoạn 2? (?) Sau khi vạch trần âm mưu xâm lược, tác giả đã phơi bày tội ác của giặc ra sao? Anh/ chị có nhận xét gì về cách luận tội của NT? Tác giả đã đứng trên lập trường gì để tố cáo kẻ thù ? (?) Tác giả dùng nghệ thuật gì để luận tội kẻ thù ? (?) Đằng sau bản cáo trạng anh/chị nhận thấy tâm trạng gì của tác giả ? Hãy nhận xét về giọng điệu của đoạn văn? - Các nhóm lần lượt trình bày - Gv nhận xét , tổng hợp - Hs đọc đoạn 3 - Gv nêu vấn đề: (?) Nhân vật trung tâm của cuộc khởi nghĩa là ai? Nhân vật đó được khắc họa như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng đó của tác giả ? qua hình tượng đó,tác giả muốn nói điều gì ? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở - Gv nhận xét tổng hợp (?) Buổi đầu khởi nghĩa có những khó khăn nào? Nghĩa quân đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó ? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát (?) Đoạn văn dựng nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp anh hùng ca. Có những trận đánh nào được tái hiện, đặc điểm của từng trận đánh ? (?) Mỗi trận đánh là một bản anh hùng ca hào hùng . Anh chị hãy phân tích những thủ pháp nghệ thuật xây dựng nên bức tranh đó?( Về hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu) - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở - Gv nhận xét tổng hợp - Hs đọc đoạn kết (?) Anh/ chị có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn văn? Bằng giọng điệu đó, đoạn văn đã tuyên cáo về điều gì? (?) Niềm vui của tác giả được diễn tả như thế nào ? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở - Gv nhận xét tổng hợp (?) Đằng sau niềm vui chiến thắng là những bài học lịch sử nào? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát Hoạt động 3 ( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò) - Hs đánh giá khái quát những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài cáo. - Đọc ghi nhớ sgk - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Tính hấp dẫn chính xác của văn bản thuyết minh” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I-Tiểu dẫn: - Cáo: thể văn chức năng, có từ thời cổ ở Trung Quốc.Cáo có 2 loại: loại văn cáo được sử dụng hàng ngày của vua chúa;loại văn cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại. Cáo có thể được viết bằng văn xuôi và văn vần,chủ yếu được viết bằng thể biền ngẫu,có vần hoặc không vần, thường có đối, câu dài ngắn tự do, là thể văn hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. - Tháng giêng 1428, sau chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi lấy niên hiệu Thuận Thiên, cử Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo: “ Tuyên cáo cho toàn dân biết sự nghiệp chống Minh đã chiến thắng và nêu cao khát vọng xây dựng đất nước hòa bình. Bài cáo được coi là “ áng thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai II- Đọc hiểu văn bản 1- Bố cục - bài cáo gồm bốn phần: + Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa. + Phần 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù. + Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. + Phần 4: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. 2- Phân tích a- Đoạn 1: Luận đề chính nghĩa: - Nêu nguyên lí chính nghĩa làm cơ sở, căn cứ triển khai nội dung toàn bài cáo - Lập trường chính nghĩa được khẳng định trên 2 cơ sở : + Tư tưởng nhân nghĩa + Chân lí về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt * Tư tưởng nhân nghĩa : - “ Nhân nghĩa”- tư tưởng phổ biến, mặc nhiên được thừa nhận. Đó là quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trên cơ sở tình thương và đạo lí - Nguyễn Trãi đã chắt lọc hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa: Nhân nghĩa là trừ bạo, yên dân. Đồng thời đem đến một nội dung mới: nhân nghĩa là chống ngoại xâm -> Bóc trần luận điệu xảo trá của kẻ thù, khẳng định ta chiến đấu vì nhân nghĩa * Chân lí về sự tồn tại khách quan độc lập dân tộc - Cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử với tính chất “ tự nhiên” “vốn có” “lâu đời” - Những yếu tố căn bản : “ cương vực, lãnh thổ, phong tục tập quán, văn hiến, lịch sử riêng, chế độ riêng” => ý thức toàn diện, sâu sắc về dân tộc( “Nam quốc sơn hà”- Lí Thường Kiệt- chỉ dựa trên 2 yếu tố cương vực và lãnh thổ, chủ quyền còn “ Bình Ngô đại cáo” nói đến 5 yếu tố. Chủ quyền của NQSH được khẳng định tại thiên thư, còn BNĐC được khẳng định trên cơ sở lịch sử b-

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 10 CB HK2 moi.doc